Tin môi trường và bạn đọc » Thấy và viết
Chủ nhật, 19/01/2025, 05:03:45 AM (GMT+7)
Cả ngàn người lao xuống bàu nước "tắm bùn"bắt cá
(14:16:56 PM 09/09/2017)(Tin Môi Trường) - Mỗi năm một lần, người dân các xã vùng cát H.Hải Lăng (Quảng Trị) lại háo hức tham gia vào một lễ hội không giống ai- hội phá trằm (từ địa phương, có nghĩa là bàu nước kiểu hồ nước) Trà Lộc. Ở đó, cả ngàn người “tắm bùn” bắt cá với tất cả niềm vui thích.
>> Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam >> Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải >> Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam >> Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long >> Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định
Người dân vùng cát Hải Lăng tham gia hội phá trằm với tất cả niềm thích thú.- ẢNH: NGUYỄN PHÚC
Từ rạng sáng 9.9, từ khắp mọi nẻo đường, những người dân từ các xã Hải Thiện, Hải Thọ, Hải Vĩnh, Hải Trường, Hải Ba (H.Hải Lăng) đã đổ về khu vực trằm Trà Lộc (thuộc xã Hải Xuân). Trên tay họ là đủ thứ đồ nghề để bắt cá, từ lưới, chụp, rập…
Mới hơn 7 giờ sáng nhưng đã có cả trăm người háo hức lội trằm bắt cá. ẢNH: NGUYỄN PHÚC
Đến khoảng 7 giờ sáng, sau sự phát động của vị trưởng làng Trà Lộc, ngần ấy con người không ai bảo ai cứ thế mà lao xuống bùn, bì bõm lội ra giữa trằm đang xâm xấp nước. Họ dùng đủ mọi cách và phương tiện miễn sao bắt được cá. Và mỗi khi có ai bắt được một con cá lớn thì người đó hét lớn và những người xung quanh cũng ồ lên vui vẻ như là một lời khen ngợi.
Người dân tham gia hội phá trằm đủ mọi lứa tuổi, đủ mọi giới tính. ẢNH: NGUYỄN PHÚC
Mặc dù rất đông người dự hội nhưng hoàn toàn không có cảnh tranh giành, to tiếng với nhau bởi tất cả đều nói cười vui vẻ. Thậm chí có người này còn giúp người kia bắt cá. “Chúng tôi đi bắt cá như là một niềm vui, chứ cá ở nhà thiếu gì, chỉ cần ra chợ là có thôi mà…Với lại bắt cá trong mùa phá trằm cũng là để lấy hên nữa anh ạ”, anh Nguyễn Văn Liên (tới từ xã Hải Ba) cho hay.
Càng về trưa thì số người ra dự hội lại càng đông, bởi theo những người có kinh nghiệm thì vào giờ này sau khi đã bị đám đông quần thảo mấy giờ đồng hồ làm nước đục ngàu, những con cá lớn thường bị cay mắt, mệt lử nên sẽ nổi lên lờ đờ và rất dễ bắt. Đến khoảng 11 giờ trưa, khi mặt trời đã lên rất cao và nhiệt độ đã lên tới 36- 37 độ C thì phía dưới trằm Trà Lộc vẫn có cả trăm người nói cười và cùng nhau bắt cá.
Người dân dùng đủ mọi dụng cụ để bắt thật nhiều cá. ẢNH: NGUYỄN PHÚC
Cả một buổi “tắm bùn” đã mang lại cho những người dân này rất nhiều sản vật. Người có ít người có nhiều nhưng không ai là không có. Đó là những con cá chép, cá trắm, cá that lát, cá rô…và đặc biệt là cá lóc.
Theo những người dân nơi đây thì cá ở trằm rất thơm ngon vì hoàn toàn tự nhiên. Phần vì thế phần vì có những giá trị tâm linh riêng nên rất ít khi người dân bắt cá từ trằm lên để bán. “Tôi tham dự hội phá trằm từ hồi con nít, giờ tóc đã 2 màu rồi mà vẫn đi hội cho vui, hy vọng sẽ gặp nhiều may mắn. Hầu như mấy chục năm qua, tôi chẳng bỏ một lần hội nào”, ông Lê Tấn Lộc, ở xã Hải Thọ nói.
Niềm vui khi bắt được cá. ẢNH: NGUYỄN PHÚC
Trong khi đó, theo ông Cáp Hữu Hanh, Trưởng ban quản lý khu du lịch trằm Trà Lộc thì lễ hội phá trằm của làng Trà Lộc đã có lịch sử trên 400 năm, làng vẫn duy trì, tổ chức vào trung tuần tháng 7 âm lịch. Cũng theo ông Hanh, lễ hội phá trằm có 2 ý nghĩa chính là để cho người dân địa phương có thực phẩm để sử dụng trong những ngày mùa và để vệ sinh lòng trằm, tạo cảnh quan môi trường sạch sẽ nhưng càng về sau thì hội phá trằm càng mang nhiều ý nghĩa về sự vui vẻ, may mắn.
Dù lấm lem bùn đất nhưng mọi người tham gia hội phá trằm vẫn luôn vui vẻ và cho biết sang năm sẽ tiếp tục tham gia ngày hội. ẢNH: NGUYỄN PHÚC
“Dù lễ hội là của làng Trà Lộc nhưng rất nhiều người dân của làng khác cũng đến chơi cùng rất thoải mái. So với mọi năm thì năm nay lượng người tham gia phá trằm ít hơn, chỉ chừng 1000 lượt người nhưng số lượng cá thì có vẻ như lại nhiều hơn. Trung bình mỗi ngày hội phá trằm, người dân bắt được chừng 1 đến 2 tấn cá”, ông Hanh thông tin.
Trằm (từ địa phương, có nghĩa là bàu nước) Trà Lộc nằm cách Quốc lộ 1 chừng 8km, là nơi có vị trí, phong cảnh rất đặc biệt, khi ngay giữa trảng cát cháy bỏng lại “mọc lên” một khu rừng thấp nguyên sinh và ở giữa lại có một hồ nước rộng hàng chục ha.
Chính vì thế, trằm Trà Lộc đã trở thành một khu du lịch, thu hút rất nhiều du khách đến chiêm ngưỡng cảnh đẹp, hưởng thụ không khí mát mẻ và thưởng thức cá tôm ở trong trằm.
Theo Nguyễn Phúc (báo TNO)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
- Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh” do VACNE biên soạn đã cơ bản hoàn thành
- Vỉnh Phúc: Cây Gạo cổ thụ trăm tuổi tại chùa Long Khánh được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Đón Bằng Công nhận Cây Di sản Việt Nam là hoạt động mở đầu cho Lễ hội Hương sắc Na Hang -Tuyên Quang
- Cây Bách xanh đầu tiên được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Hai cây cổ thụ gần 200 năm tuổi ở Hải Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây cổ thụ đầu tiên của khu vực phía Nam được vinh danh Cây Di sản Việt Nam năm 2024
- HANE: Khởi động chương trình "Một triệu cây vì biển đảo tổ quốc, vì quê hương Việt Nam xanh”.
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
(Tin Môi Trường) - Sáng 26/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) đã tổ chức Hội nghị Ban chấp hành năm 2024.
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh
Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.