Tin môi trường và bạn đọc » Thấy và viết
Bức xúc ở Khu Công nghiệp An Nhựt Tân
(15:09:30 PM 27/01/2013)Nhiều ngôi nhà đã đập dở dang nhưng không vào ở khu tái định cư được khiến người dân “dở khóc dở cười”
KCN “đắp chiếu”
Theo quy hoạch, KCN An Nhựt Tân nằm tại các ấp 4, 5, 6, sát bờ sông Vàm Cỏ Đông. Điều đáng nói là diện tích gần 200 ha được đưa vào quy hoạch lại là đất nông nghiệp trồng lúa 3 vụ, năng suất cao, ổn định. Và sau gần năm năm triển khai, KCN này vẫn chỉ là một tấm biển bạc màu mưa nắng nằm chơ vơ cạnh tỉnh lộ 832. Hơn 300 hộ dân trong xã chìm trong nỗi lo không ruộng, không nhà. Hiện họ vẫn đang canh tác trên phần đất bị thu hồi, vì “không mần ruộng thì lấy cái chi ăn hả chú” - ông Phan Văn Trọng (ấp 5, xã An Nhật Tân) giải thích, đồng thời cho biết trung bình mỗi ha đất, ông thu được khoảng 7 tấn lúa/năm.
Bà Lê Thị Ngọc Dung (cũng ở ấp 5) bức xúc: Người dân trong xã ngay từ đầu đã phản đối dự án vì trong quá trình triển khai dự án, người dân không được chính quyền và nhà đầu tư thông tin đầy đủ về việc thu hồi đất, về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Thậm chí chính quyền buộc người dân nhận tiền tái định cư từ năm 2007 nhưng đến năm 2008 thì dự án mới chính thức được Chính phủ phê duyệt. Nhà đầu tư là Công ty thép Long An chỉ bồi thường cho dân với giá từ 40.000 – 60.000 đồng/m2 đất (tương đương với hơn 1 kg cá linh).
Theo tính toán, với giá đền bù như vậy, người dân chỉ mua lại chưa được 20% diện tích đất lúa đã bị thu hồi. Thời điểm người dân nhận tiền đền bù là năm 2007 nhưng bảng giá là năm 2003?! Và hơn 1 năm sau khi bồi thường nhà đầu tư và chính quyền địa phương mới có phương án tái định cư. Lãnh đạo Ban quản lý các khu kinh tế tỉnh Long An cũng cho rằng đối chiếu với những quy định của pháp luật hiện hành thì quy trình này đã bị thực hiện ngược lại.
Bức xúc của người dân chưa dừng lại ở đó. Cái giá nhà đầu tư bồi thường cho đất thổ cư của dân là 110.000 đồng/m2 nhưng bán đất nền tái định cư với giá “ưu tiên” là trên 1 triệu đồng/m2. Tức là để mua được một nền “ưu tiên” chừng 100 m2 thì người dân phải mất tới 1.000 m2 đất thổ cư. Không ít hộ rơi vào cảnh tiến thoái lưỡng nan: Trong khi nhiều ngôi nhà hư hỏng hoặc đập bỏ dở dang phục vụ dự án nhưng người dân không được phép xây dựng lại, mua đất ở mới thì không có tiền. Hộ ông Lê Văn Thắng (ấp 5) cho biết nhiều người phải chọn giải pháp vay nợ để kiếm chỗ ở mới hoặc đi bỏ đi nơi khác.
Khu tái định cư kém chất lượng
Cho đến nay, KCN An Nhựt Tân vẫn chỉ là tấm biển thế này
Năm 2007, tỉnh Long An phê duyệt cho Công ty TNHH Thép Long An làm chủ đầu tư dự án xây dựng khu tái định cư có diện tích 5 ha tại xã An Nhựt Tân để bố trí chỗ ở cho hơn 300 hộ dân có đất bị giải tỏa phục vụ dự án KCN, với tổng kinh phí xây dựng 22,8 tỉ đồng. Theo đó, mỗi hộ dân sau khi bị thu hồi đất sẽ được cấp cho một nền tái định cư 80-100 m2. Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân thì chủ đầu tư có thu tiền hạ tầng khoảng 57 triệu đồng, tức là. cao hơn nhiều số tiền đền bù người dân nhận được. Thứ đập vào mắt khi chúng tôi đến đây là cỏ dại và đất đá ngổn ngang, cùng những đường cống thoát nước vỡ hoác. Vỉa hè và các các nền nhà lún sụp do san lấp quá ít cát. Hoàn toàn không ra hình hài gì của một khu tái định cư.
Theo phản ánh của người dân sống gần khu tái định cư, việc xây dựng khu tái định cư được chủ đầu tư làm qua quít cho xong, hầu hết các hạng mục không theo đúng thiết kế. Chẳng hạn các mối nối hệ thống cống thoát nước không đổ bê tông và cũng không đóng cừ. Do những kẽ hở quá lớn nên cát tràn vào ống cống, không những không thoát được nước mà còn gây ngập cục bộ, biến nhiều nền nhà thành ao.
Là khu tái định phục vụ cho hàng trăm hộ dân đến sinh sống nhưng không có bể xử lý nước thải trước khi đổ ra sông. Hố ga cũng và hệ thống ống cung cấp nước sinh hoạt nhỏ hơn nhiều so với thiết kế. Hệ thống điện được làm nổi chứ không hạ ngầm như cam kết.
Chất lượng như thế nên không lạ khi chủ đầu tư hoàn tất xây dựng khu tái định cư từ năm 2008, và cuối năm 2009, chính quyền xã An Nhựt Tân và huyện Tân Trụ tổ chức bàn giao nhưng người dân không nhận nền. Năm 2010, Thanh tra Sở Xây dựng Long An đã xuống kiểm tra và yêu cầu chủ đầu tư xây dựng lại các hạng mục theo đúng thiết kế, đảm bảo chất lượng, đơn vị thi công đã làm lại nhưng chất lượng vẫn không đạt yêu cầu. Cho đến giờ, dù Sở Xây dựng thúc giục nhiều lần nhưng mọi thứ vẫn giậm chân tại chỗ. Nhiều người dân bất bình vì đã mua vật liệu về để chuẩn bị xong khu tái định cư sẽ xây dựng nhà. Đã mấy năm trôi qua, vật liệu đã hoen rỉ, trong khi khu tái định cư không thể vào ở nổi.
Được biết dự án KCN An Nhựt Tân đã được công ty thép Long An chuyển giao cho tập đoàn Phương Trang, nhưng lợi ích giữa người dân và chủ đầu tư ngày càng mâu thuẫn, chưa tìm ra được giải pháp.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh” do VACNE biên soạn đã cơ bản hoàn thành
- Vỉnh Phúc: Cây Gạo cổ thụ trăm tuổi tại chùa Long Khánh được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Đón Bằng Công nhận Cây Di sản Việt Nam là hoạt động mở đầu cho Lễ hội Hương sắc Na Hang -Tuyên Quang
- Cây Bách xanh đầu tiên được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Hai cây cổ thụ gần 200 năm tuổi ở Hải Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây cổ thụ đầu tiên của khu vực phía Nam được vinh danh Cây Di sản Việt Nam năm 2024
- HANE: Khởi động chương trình "Một triệu cây vì biển đảo tổ quốc, vì quê hương Việt Nam xanh”.
- Nước thải xả thẳng vào rạch đổ ra sông Vàm Cỏ Đông, gây ô nhiễm môi trường
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.
Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.