Tin môi trường và bạn đọc » Thấy và viết
Bình Thuận: Cụ Tiệp quyết liệt tìm vàng ngay đầu năm
(11:55:06 AM 14/02/2014)
Cụ Tiệp lên núi Tàu triển khai kế hoạch tìm vàng ngay những ngày đầu năm mới - Ảnh: Q.H
Mới 4 giờ sáng 13.2, cụ Tiệp đã đến TP.Phan Thiết trên chiếc xe Jeep lùn quen thuộc, do chính người con trai út Trần Phương Hồng trực tiếp lái đưa đi. Trên xe Jeep có nhiều cọc sắt nhọn, dây nhợ, thước, la bàn và một va li to mà chính cụ nói đó là va li tiền.
Theo anh Hồng, từ mùng 9 tết trở lại đây, cụ Tiệp đã ba lần đến Bình Thuận. “Mùng 9 tết tôi đưa ông cụ ra núi Tàu cúng khai xuân đầu năm. Đây là lễ cúng thông lệ của ông già tôi ở núi Tàu nhiều năm nay mỗi độ xuân về. Vừa về đến nhà thì khuya ngày 11 âm lịch, tôi lại chở ba tôi ra Liên Hương (cách núi Tàu 10 km) để gặp một người quen mà ông cụ muốn bàn bạc trao đổi kế hoạch phá đá, đánh mìn. Hôm nay, cụ lại kêu tôi đưa đi suốt đêm ra Phan Thiết để sáng sớm kịp giao tiền mua máy bơm nước và đặt tiền cọc thuê nhân công. Trong xe, cụ đem theo hơn 300 triệu đồng dự kiến thuê nhân công và mua máy bơm nước”, anh Hồng chia sẻ.
Sáng sớm qua, trong suốt hai giờ trao đổi với PV Thanh Niên, cụ Tiệp đã cung cấp khá nhiều thông tin mà từ trước tới giờ cụ cho là “chưa từng công bố”. Đó là “nghi án” mà cụ đang theo dõi việc đã có một lượng “vàng thỏi” rất lớn được ai đó bí mật lấy lên khỏi cửa hang. “Hiện nay số vàng này đang cất giấu dưới cái giếng, ngay cạnh cửa hang. Tôi sẽ lấy máy bơm để hút hết nước giếng tìm kiếm”, cụ Tiệp nói.
Cụ Tiệp cũng cho rằng “cái khó nhất” hiện nay không phải là triển khai tìm kiếm, mà là công tác bảo vệ kho vàng này. Anh Hồng cũng cho biết một người nguyên là cán bộ công an nghỉ hưu ở Bình Thuận đã hứa giúp đỡ cụ Tiệp thành lập “đội bảo vệ đặc biệt” khi việc tìm kiếm sâu vào “hang” được tái thực hiện trong những ngày sắp tới.
Theo thông tin được anh Hồng tiết lộ thì một nhà nghiên cứu địa chất tại Hà Nội đã gặp cụ Tiệp cách đây ít hôm và thống nhất giá cả, phương thức tìm kiếm kho vàng. Công việc trước mắt là phải định vị lại cửa hang bằng “máy siêu âm từ, có thể sâu đến 70 m” mà nhà nghiên cứu kia hứa đảm bảo thấy rõ “chi tiết” từng thứ kim loại trong lòng núi.
Gia hạn đến 31.12.2014
Ngày 3.1.2014, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đã có quyết định chính thức cho phép cụ Tiệp được gia hạn thời gian tìm kiếm “kho vàng” tại núi Tàu cho đến hết ngày 31.12.2014. Cụ Tiệp được tiếp tục khoan thăm dò 180 mũi khoan, trên diện tích hơn 2.000 m2 và được phép dùng mìn nhỏ để tách các lớp đá với độ sâu chỉ 1 đến 2 m. UBND tỉnh cũng yêu cầu hết đợt gia hạn này cụ Tiệp không được xin gia hạn nữa và không được khiếu nại gì.
Kể từ năm 1993 đến nay UBND tỉnh đã 6 lần cho phép cụ Tiệp thăm dò ở núi Tàu để tìm vàng mà theo cụ có tới 4.000 tấn vàng được quân đội Nhật chôn giấu từ Thế chiến thứ 2.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
- Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh” do VACNE biên soạn đã cơ bản hoàn thành
- Vỉnh Phúc: Cây Gạo cổ thụ trăm tuổi tại chùa Long Khánh được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Đón Bằng Công nhận Cây Di sản Việt Nam là hoạt động mở đầu cho Lễ hội Hương sắc Na Hang -Tuyên Quang
- Cây Bách xanh đầu tiên được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Hai cây cổ thụ gần 200 năm tuổi ở Hải Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây cổ thụ đầu tiên của khu vực phía Nam được vinh danh Cây Di sản Việt Nam năm 2024
- HANE: Khởi động chương trình "Một triệu cây vì biển đảo tổ quốc, vì quê hương Việt Nam xanh”.
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
(Tin Môi Trường) - Sáng 26/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) đã tổ chức Hội nghị Ban chấp hành năm 2024.
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh
Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.