»

Thứ hai, 20/01/2025, 04:08:59 AM (GMT+7)

Bình Định:Xôn xao nấm độc

(14:24:45 PM 05/09/2013)
(Tin Môi Trường) - Nấm hòm, nấm mối rốt, nấm lim, nấm mou… là những tên gọi khác nhau của một loại nấm được cho là rất độc. Thế nhưng, chúng vẫn đang được thu hái, mua bán ở xã vùng cao An Toàn (huyện An Lão).

  

Người dân và cán bộ xã An Toàn đều không biết nấm hòm dùng để làm gì.

 

Chẳng biết mua làm gì

Thôn 2 là “thủ phủ” của xã An Toàn. Cả thôn có 4 cửa hàng tạp hóa nhỏ, thì cả 4 đều thu mua “tất tần tật” mọi thứ mà người dân nhặt, bắt, hái… được. Thời gian gần đây, trong số lâm sản được mua bán hằng ngày ở xã vùng cao này xuất hiện một mặt hàng khá lạ. Người dân địa phương gọi nó là nấm mối rốt, nấm lim, nấm mou; còn cánh “thương lái” gọi nó là nấm hòm, với cách lý giải đơn giản: nấm độc, ăn vào sẽ chui vô hòm (quan tài)!

 

Theo ông Nguyễn Xuân Đào, Phó Chủ tịch UBND xã An Toàn, loại nấm lim này mới được người dân quan tâm thu hái trong thời gian gần đây. Nơi mua nhiều nhất là cửa hàng tạp hóa của ông Nguyễn Minh Phương ở thôn 2, xã An Toàn. “Nghe nói nấm này được bán xuống xã An Hòa (cũng thuộc địa bàn huyện An Lão), người có mối lớn thì bán cho thương lái ở huyện Hoài Nhơn, rồi chuyển ra ngoài Bắc, sau đó sang Trung Quốc. Tuy nhiên, số lượng nấm thu hái cũng không được nhiều”, ông Nguyễn Xuân Đào cho biết. 

Tôi có nghe tụi trẻ hái nấm này bán cho mấy lái buôn, rồi nghe đâu xuất khẩu sang Trung Quốc, cũng chẳng biết để làm gì

Ông ĐINH VĂN LÝ, nguyên Bí thư Đảng ủy xã An Toàn

Chị Q., chủ cửa hàng tạp hóa gần UBND xã An Toàn, cũng xác nhận lượng nấm lim thu mua được chỉ “nhỏ giọt”. Phải “gom” 2 lần, chị mới có được chưa đầy 3 lạng nấm khô, với giá 110 ngàn đồng. Chị Q. không biết nấm này có độc hay không, cũng không biết người ta mua để làm gì.  

Săm soi cây nấm do tôi đưa, ông Đinh Văn Lý, 60 tuổi, nguyên Bí thư Đảng ủy xã An Toàn, cho biết: “Bà con ở đây hay gọi là “nấm mou”. Xưa nay, dân An Toàn không dùng loại này để ăn uống, mà chỉ dùng để “làm phép”. Trẻ con chậm biết đi, lấy nấm  gõ vào đầu gối là biết đi ngay, người nhức mỏi chân gõ vào là hết nhức mỏi. Tôi có nghe tụi trẻ hái nấm này bán cho mấy lái buôn, rồi nghe đâu xuất khẩu sang Trung Quốc, cũng chẳng biết để làm gì”. 

 

Cả thân và tai nấm hòm có màu đen sẫm, cứng, mùi hăng hắc. Người dân thu hái nấm còn nguyên cả rễ. Loại nấm độc này thường mọc ở các cánh rừng đặc dụng, nhất là ở khu vực ẩm ướt.

 

Chính quyền cần vào cuộc  

Rõ ràng, tuy chưa đến mức “rầm rộ” như một số tờ báo phản ánh, nhưng tình trạng khai thác, mua bán nấm hòm theo kiểu “chẳng biết mua làm gì” như nói trên đã và đang diễn ra ở xã An Toàn trong mấy ngày qua. Tuy nhiên, ông Bùi Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện An Lão, lại khẳng định không có tình trạng này. “Trước đây có việc mua bán nấm linh chi, giờ cũng không còn. Chúng tôi cho anh em kiểm tra rồi, giờ ở An Lão không có nấm nào thu mua cho thương nhân Trung Quốc cả”, ông Bùi Tiến Dũng cho biết. 

Trao đổi thông tin về việc mua bán nấm độc ở huyện An Lão, tối 4.9, ông Trần Văn Trương, Phó Giám đốc Sở Y tế, cho biết: “Nấm rừng rất đa dạng về chủng loại, rất khó phân biệt. Ngành Y tế sẽ chú trọng hơn đến các hoạt động tuyên truyền, để người dân nhận biết và phòng tránh các loại nấm độc”.  

Trong khi đó, một cán bộ phụ trách công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của tỉnh thông tin thêm, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) từng cảnh báo về tình trạng sử dụng nấm độc gây chết người ở địa bàn miền núi của một số tỉnh. Về sự việc ở xã An Toàn, sẽ nắm thêm thông tin cho chính xác để có động thái tiếp theo.

Ông Đinh Công Niên, Chủ tịch UBND xã An Toàn, cũng cho rằng, An Toàn chỉ “nóng” với nấm linh chi, giờ nguồn nấm quý này cũng đã cạn kiệt. Người dân chỉ thu lượm một số loại nấm mọc trên các cây mục để đổi bột ngọt, mì tôm, không có giá trị lớn. Ông Niên cũng chưa từng nghe tên nấm hòm bao giờ, cũng không biết có chuyện người dân bán nấm độc cho người nơi khác.  

Theo Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện An Lão Nguyễn Thanh Sinh, tình trạng khai thác nấm để bán “nóng” ở vùng rừng An Toàn đã diễn ra hơn 10 năm trước. “Những ngày gần đây, các báo thông tin về việc mua bán nấm độc trên địa bàn huyện. Chúng tôi khẳng định, hoàn toàn không có thương nhân Trung Quốc nào lên đây mua nấm”, ông Sinh cho hay. 

Ông Sinh cũng cho biết, nấm là một lâm sản phụ dưới tán rừng, người dân địa phương khai thác để sử dụng và bán là bình thường. Vì thế, khi vận chuyển, lực lượng kiểm lâm cũng không kiểm tra, xử lý được.  

Qua ghi nhận thực tế tại địa phương, chúng tôi nhận thấy, thông tin người dân xã An Toàn bỏ hết nghề đang làm, đổ xô vào rừng tìm kiếm các loại nấm là chưa chính xác. Tuy nhiên, chính quyền địa phương và các ngành liên quan cũng cần vào cuộc một cách nghiêm túc, để chấm dứt tình trạng mua bán nấm độc ở xã An Toàn, ngăn ngừa nguy cơ mất ổn định trật tự xã hội trên địa bàn. 

Số nấm hòm chị Q. mới thu mua được.

NGUYỄN VĂN TRANG (Bình Định Online)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Bình Định:Xôn xao nấm độc

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
Tin Môi Trường
 Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”

Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”

(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.

VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI