Tin môi trường và bạn đọc » Thấy và viết
Bắc Ninh: "Cát tặc" lộng hành xâm phạm tâm linh và gây hiểm họa vỡ đê
(19:44:15 PM 02/12/2015)Cả bãi bồi rộng lớn giờ chỉ là dãi đất trơ trọi giữa sông
Người dân Mỹ Lộc luôn cho rằng đây là một “vụ đánh cắp tài nguyên quốc gia một cách ngang nhiên và trắng trợn” và “có đầy đủ dấu hiệu để khởi tố hình sự”. Theo lời kể của người dân nơi đây, bãi sa bồi thôn Mỹ Lộc trước kia rộng lớn khoảng 28 mẫu đất (~ 10,1 ha), vốn là nơi chôn cất mồ mả tổ tiên của rất nhiều gia đình trong làng, nhưng giờ chỉ còn dải đất nhỏ nhoi, chơ vơ giữa biển nước.
Trận lũ quét lịch sử năm 1971, hung tàn trên sông Đuống tràn về, đã cuốn phăng đi tất cả, san bằng mọi thứ, chẳng còn nhận ra đâu với đâu, chỉ biết mồ mả tổ tiên của nhiều gia đình vẫn còn nằm lại tại đó. Thế nên dù sau này không còn sinh sống ven bãi bồi nữa, nhưng người dân Mỹ Lộc vẫn kiên trì bám đất canh tác, trân quý bãi bồi, coi đó là vùng tâm linh vì còn nhiều vết tích mồ mả cha ông, đình chùa, miếu mạo còn nằm lại ngoài đó.
Thế nhưng, khi sự hung tàn con sông Đuống đã không còn đe dọa trực tiếp đến đời sống nhân dân thì chính lòng tham con người lại trở thành nỗi khiếp sợ thường trực. Những con người với “lòng tham vô đáy” đã bắt đầu để ý đến trữ lượng cát khổng lồ tại bãi sa bồi ở khu tâm linh. Từ đâu, những con tàu khổng lồ như những “bóng ma” ùn ùn kéo tới đậu kín nhiều tuyến thủy dọc sông Đuống.
Hình ảnh lũ lụt nghiêm trọng gây vỡ đê năm 1971 ở huyện Gia Lương -Ảnh lưu trữ tại TTLT QG III
Lo lắng trước tình trạng khai thác cát sỏi rầm rộ có thể ảnh hưởng đến tuyến đê xung yếu, ngày 12/5/2009, UBND tỉnh Bắc Ninh đã ra quyết định số 71 điểm tên các khu vực thuộc diện “cấm tuyệt đối các hoạt động thăm dò, khai thác, tập kết cát sỏi”.Trong đó, có cả khu vực kè đá Mỹ Lộc, huyện Gia Bình. Một biển cấm cũng đã được ngay ngắn treo ngay trước cửa điếm.
Thế nhưng, bất chấp các quy định, dẫm đạp lên cả sự phẫn nộ đớn đau của nhân dân Mỹ Lộc, cả bãi sa bồi rộng lớn đã bị lòng tham của một vài cá nhân làm cho mất dấu khỏi các trang sử xã Cao Đức. Trong đó, Công ty CPTM dược phẩm Sao Mai (Gia Bình, Bắc Ninh) do ông Trịnh Viết Thiệp làm giám đốc được cho là “hung thủ” chủ yếu gây ra sự biến mất của bãi bồi tâm linh này và ngoài ra còn rất nhiều “kẻ cắp” khác luôn vụng trộm khai thác tại bãi sa bồi.
Hàng chục tàu hút bâu kín bãi, sát kè đá, khai thác trái phép, sầm sập đào xới suốt ngày đêm, ròng rã nhiều tháng trời không chỉ gây thất thoát tài nguyên quốc gia mà khu vực bị đào hút còn là khu tâm linh và nằm tại vị trí cực kỳ xung yếu, thuộc phạm vi tuyệt đối cấm tất cả các hoạt động thăm dò, khai thác dấy lên nỗi lo vỡ đê luôn thường trực. Tính từ xưa đến nay, con đê xung yếu này đã vỡ tất thảy 3 lần. Lần nào cũng là nỗi ám ảnh kinh hoàng với người dân nơi đây. Nếu bay giờ mà bị vỡ mọt lần nữa thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống cũng như tài sản của người dân
Sự việc đã diễn ra được 4 năm, bãi bồi, cũng như mồ mả tổ tiên của nhiều gia đình cũng biến mất theo từng mét khối cát được hút lên, lòng người ai oán theo từng tiếng động cơ. Từng đó năm cũng là từng ấy thời gian người dân Mỹ Lộc ôm đơn ròng rã đi tìm lại sự công bằng cho sự biến mất của bãi bồi ven sông. Bởi người dân nơi đây vẫn còn nhìn thấy sự “bất công, thiếu minh bạch” trong việc xử lý sai phạm và sự tiếp tay gián tiếp của chính quyền địa phương cho việc tài nguyên quốc gia bị “bốc hơi”.
Gửi ý kiến bạn đọc về: Bắc Ninh: "Cát tặc" lộng hành xâm phạm tâm linh và gây hiểm họa vỡ đê
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
- Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh” do VACNE biên soạn đã cơ bản hoàn thành
- Vỉnh Phúc: Cây Gạo cổ thụ trăm tuổi tại chùa Long Khánh được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Đón Bằng Công nhận Cây Di sản Việt Nam là hoạt động mở đầu cho Lễ hội Hương sắc Na Hang -Tuyên Quang
- Cây Bách xanh đầu tiên được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Hai cây cổ thụ gần 200 năm tuổi ở Hải Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây cổ thụ đầu tiên của khu vực phía Nam được vinh danh Cây Di sản Việt Nam năm 2024
- HANE: Khởi động chương trình "Một triệu cây vì biển đảo tổ quốc, vì quê hương Việt Nam xanh”.
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
(Tin Môi Trường) - Sáng 26/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) đã tổ chức Hội nghị Ban chấp hành năm 2024.
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh
Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.