Tin môi trường và bạn đọc » Thấy và viết
Ăn tôm "say", cua "ngất" giá rẻ: coi chừng ngộ độc
(14:49:36 PM 25/10/2012)Dọc Quốc lộ 1A (đoạn chạy qua Khu công nghiệp Tân Tạo, Quận Bình Tân, huyện Bình Chánh TP HCM); đại lộ Nguyễn Văn Linh... tôm, cua bày bán la liệt. Giá cua dao động từ 15.000 đến 30.000 đồng một con, chỉ bằng 50% so với giá bán tại chợ hoặc các vựa hải sản.
Cua biển giá bèo bán ở vệ đường TP HCM. Ảnh: Phunuonline. |
Các loại tôm hùm bán trên đường Cộng Hòa, khu công nghiệp Tân Bình chỉ khoảng 125.000-400.000 đồng một kg. Trong khi đó, giá tôm hùm cỡ vừa bán tại các vựa hải sản đã có giá hơn một triệu đồng mỗi kg. Chị Nguyễn Minh Liên, công nhân khu công nghiệp Tân Bình cho biết: “Thấy tôm rẻ nên ham. Hôm trước vợ chồng tôi mua thử về ăn, không ngờ thịt tôm bở rữa, nhạt, không săn, chắc”.
Tại các điểm bán tôm, cua, ghẹ… tự phát, hầu hết hải sản đều trong tình trạng dở sống dở chết. Nhiều con cua, tôm bị gãy càng, sứt gọng… Chủ một vựa hải sản tại chợ Phạm Văn Hai (quận Tân Bình) khẳng định: “Cua, tôm gãy càng còn tươi nguyên bán tại vựa có giá rẻ gần 50% so với hàng còn nguyên, nhưng không rẻ bèo kiểu như các điểm bán lề đường”.
Một số chủ vựa hải sản chợ Chánh Hưng, quận 8, còn cho biết, để giữ tôm tươi lâu, chủ hàng thường ngâm chất bảo quản formaldehyde - một loại chất độc cấm sử dụng trong thực phẩm, gây nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng.
Dạng hải sản này cũng đang bán nhiều ở khu vực phía Bắc. Tại chợ đầu mối Long Biên, Hà Nội, một nam nhân viên bán hàng tư vấn: “Ngoài ngao nên lấy tươi vì dễ bị khách hàng phát hiện, chị cứ lấy tôm 'say' và cua 'ngất' cho rẻ”. Nói đoạn, anh này chỉ tay về phía đống tôm ở giữa cửa hàng. Tôm được ướp đá giữ lạnh, đổ thẳng trên nền đất bẩn. Đây là loại tôm sú mới chết trong ngày nên bề ngoài nom vẫn còn tươi và ít nhiều chưa bị bốc mùi ôi thiu.
Tôm "say" - loại tôm mới chết trong ngày - được đổ ra đất để khách hàng lựa chọn. Ảnh: Phunuonline. |
Theo nhân viên của cửa hàng, đây là loại hàng đặc biệt bán chạy bởi giá thấp. Tôm "say" tùy độ tươi có giá 100.000-180.000 đồng một kg. Cua “ngất” có giá từ 150.000 đến 180.000 đồng một kg.
Ngoài loại “ngất”, nhân viên cửa hàng còn khuyên nên lấy tôm đông lạnh để kiếm lời: “Chỉ 30.000-40.000 đồng một kg, rẻ gấp 10 lần hàng tươi mới. Tôm 'say' thì làm đồ nướng, còn tôm đông lạnh thả vào lẩu. Hai loại này bên em không bao giờ sợ ế mà chỉ lo thiếu hàng”.
Tại các chợ Đông Tác (Kim Liên), chợ Thành Công (Ba Đình)… tôm "say", cua “ngất” thu hút khá nhiều người nội trợ. Ở chợ Vồ (Hà Đông), mực ướp đá có giá 120.000 đồng một kg. Mực đã có mùi ôi khó chịu, song hầu hết người mua không để ý, bởi cũng như lời giải thích của chủ hàng: “Nếu muốn hàng tươi thì 'đào' đâu ra cái giá ấy”.
Nguy cơ ngộ độc cao
Theo PGS Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ sinh học - công nghệ thực phẩm (ĐH Bách khoa Hà Nội), hải sản tươi sống chứa thành phần dinh dưỡng cao, có khả năng kháng khuẩn tốt, nhưng khi chết thì khả năng này gần như bằng không. Vỏ ngoài của hải sản vốn rất nhớt vì chứa nhiều đạm. Khi hải sản chết, vi khuẩn sẽ hoạt động mạnh, xâm nhập nhanh. Độc tố trong hải sản tiết ra nhanh, đồng thời men phân giải chất đạm hoạt động mạnh khiến chúng bị hỏng trong thời gian ngắn.
“Tuy nhiên, rất ít người tiêu dùng nhận biết sự nguy hiểm này, nhất là khi các loại hải sản đã qua sơ chế, được tẩm ướp, tẩy mùi, thêm rất nhiều gia vị để làm ngon miệng, đánh lừa cảm giác của khách hàng”, ông Thịnh nói.
Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản cho hay, tình trạng thủy, hải sản nhiễm khuẩn khá phổ biến bởi hầu hết các nguyên tắc: sạch, nhanh và lạnh không được đảm bảo.
Kết quả kiểm tra trong tháng 9 cho thấy, trong số những mẫu hải sản được kiểm tra, 30% bị nhiễm Salmonella (khuẩn gây thương hàn), 30% nhiễm khuẩn E.Coli. Với histamine - chỉ tiêu thường gây ra ngộ độc thực phẩm, có 31% số mẫu vượt mức cho phép, trong đó hơn nửa vi phạm ở chợ bán lẻ. Khi hải sản mất đi độ tươi sống và bảo quản không đúng cách, histamine từ không độc sẽ chuyển sang độc, nhẹ thì gây ra dị ứng, ngộ độc, nặng thì có thể dẫn đến tử vong.
Ông Tiệp cũng cho hay, thời gian gần đây tại TP HCM đã có nhiều vụ công nhân bị ngộ độc do ăn hải sản kém chất lượng. Biểu hiện ngộ độc là đỏ da, ngứa chủ yếu phần nửa trên của cơ thể, bao gồm đầu mặt cổ, ngực và tay. Người bị ngộ độc hải sản có thể khó thở, tụt huyết áp, nôn, đau bụng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh” do VACNE biên soạn đã cơ bản hoàn thành
- Vỉnh Phúc: Cây Gạo cổ thụ trăm tuổi tại chùa Long Khánh được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Đón Bằng Công nhận Cây Di sản Việt Nam là hoạt động mở đầu cho Lễ hội Hương sắc Na Hang -Tuyên Quang
- Cây Bách xanh đầu tiên được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Hai cây cổ thụ gần 200 năm tuổi ở Hải Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây cổ thụ đầu tiên của khu vực phía Nam được vinh danh Cây Di sản Việt Nam năm 2024
- HANE: Khởi động chương trình "Một triệu cây vì biển đảo tổ quốc, vì quê hương Việt Nam xanh”.
- Nước thải xả thẳng vào rạch đổ ra sông Vàm Cỏ Đông, gây ô nhiễm môi trường
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.
Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Ban Tổ chức cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” xin trân trọng giới thiệu đội ngũ chuyên gia sẽ đảm nhận vai trò đánh giá các sáng kiến về bảo vệ môi trường tại cuộc thi năm nay.