»

Thứ sáu, 22/11/2024, 06:39:31 AM (GMT+7)

An Giang:Danh thắng du lịch núi Cấm chìm trong biển rác

(17:11:28 PM 18/07/2013)
(Tin Môi Trường) - Nằm ở độ cao trên 700m quanh năm mây mù bao phủ, lại có nhiều di tích, thắng cảnh nổi tiếng, núi Cấm xứng đáng để An Giang chạy “nước rút” nâng cấp thành điểm du lịch cấp quốc gia. Tuy nhiên, danh thắng du lịch này lại đang đứng trước nguy cơ mất vĩnh viễn…

Trái với vẻ đẹp tự nhiên từ bên ngoài, càng đến gần, núi Cấm (An Hảo - Tịnh Biên) càng xấu đi trong mắt khách du lịch bởi sự nhếch nhác mang tên… rác. Trừ tuyến đường chính từ khu vực Lâm Viên dẫn lên hồ Thủy Liêm, gần như tất cả các tuyến đường dẫn đến các danh thắng như Vồ Bà, Cửu Phẩm, Chư Thần… đều đầy rác. Không chỉ la liệt tràn ra cả lối đi, tại một số nơi rác còn lấn át cả cảnh quan, làm ô uế không khí trong lành. Nhức nhối nhất là khu vực vồ Bồ Hong.

 

Dọc theo tuyến đường dẫn lên đỉnh cao nhất của núi Cấm là hình ảnh nối dài của những rác và rác. Rác lấn vào tận vách núi, tràn ra lối đi, rác mới chồng lên rác cũ…Càng lên cao, rác càng nhiều, đặc biệt là khu vực chót đỉnh như chìm trong biển rác. Không chỉ mặt đất ngập các thứ rác thải mà đến bầu trời ở đây cũng bị “che lấp” bởi nạn treo rác của du khách. Nhiều người cho rằng, chỉ cần dùng dây nhựa, hay ống hút ni lông buộc vào cành cây trên đỉnh núi này là có thể gửi lại những muộn phiền, xui rủi, bệnh tật nan y…

 

Để thực hiện hành vi mê tín này, nhiều du khách còn tấn công vào tận hàng rào bảo vệ của trạm thu phát sóng Núi Cấm để treo rác, bất chấp sự nghiêm cấm của lực lượng bảo vệ nơi đây. Có lẽ biết không thể ngăn chặn được tệ nạn này bằng biện pháp mạnh, lực lượng bảo vệ ở đây đã chuyển sang... năn nỉ bằng cách viết lời van xin “đừng buộc dây lên hàng rào cơ quan” nhưng xem ra cũng vô hiệu.

 

Rác ngập mặt đất và leo lên tận tường rào của trạm thu phát sóng phát thanh truyền hình

 

Điều đáng lo nhất cho núi Cấm là những danh thắng nức tiếng đang lần lượt ra đi vì bàn tay con người. Không chỉ triệt hạ cây cổ thụ để dựng lên miếu (Vồ Bà), hay dựng nhiều công trình kỳ quái (giếng Gia Long) với mục đích phục vụ cho việc cúng… tiền công đức, người ta còn đẩy động Thủy Liêm, danh thắng đẹp, độc đáo bậc nhất núi Cấm vào tình thế “một đi không trở lại”. Là người gắn bó lâu năm với ngọn núi này, ông Nguyễn Văn Phương (ấp Thiên Tuế, An Hảo), bức xúc: “Từ khi xây dựng nhiều công trình phía thượng nguồn, con suối đã bị tắt nguồn”. Không chỉ mất dòng nước mê hoặc lòng người, theo ông Phương, động Thủy Liêm còn có nguy cơ biến mất bởi sự lấn át của công trình nhà biệt thự hoành tráng do một người ở TP.HCM xuống xây sát nách danh thắng. Không chỉ chiếm vị trí đắc địa trên không, ngôi biệt thự này còn choán cả con đường mòn dẫn vào danh thắng mà nhiều thế hệ du khách “đi mãi rồi thành đường”.

 

Cận cảnh công đoạn đốt rác thủ công ngay tại nhà máy xử lý rác dưới chân núi Cấm'

 

Khác với một số công trình khác thường nghẽn mạch vì vốn, câu chuyện môi trường, sinh thái ở núi Cấm lại diễn ra theo chiều hướng khác: thiếu nhiệt tình thực hiện. Từ nhiều năm trước, các ngành chuyên môn của tỉnh đã nhìn ra nguy cơ này nên đã triển khai nhiều phương án phòng ngừa từ xa về bảo vệ môi trường, tham mưu cho tỉnh ban hành chủ trương cấm xây dựng các công trình kiên cố tại núi Cấm trước khi hoàn thành quy hoạch… để hạn chế khả năng xâm hại danh thắng. Nhưng sau đó, tình hình lại hoàn toàn ngược lại. Phó chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở TN-MT An Giang) Huỳnh Văn Thái, cho biết: Năm 2010, chúng tôi phối hợp cùng tổ chức Care Pacode thiết kế mô hình và chuyển giao quy trình, công nghệ xử lý rác, bảo vệ môi trường núi Cấm cho Công ty CP Phát triển du lịch và UBND huyện Tịnh Biên… Do thiếu quan tâm thực hiện nên sau đó tình hình ô nhiễm rác chẳng những đe dọa môi trường cảnh quan trên núi mà còn lấn xuống tận đồng bằng. Vì xe gom rác chỉ hoạt động được tại trục đường chính nên tại các danh thắng “tréo đường” rác bị vứt tự do. Nhà máy xử lý rác dưới chân núi thì không thể kham hết số lượng rác bình quân ba-năm tấn ngày, nhất là mùa mưa, nên lực lượng nơi đây phải mang ra phơi rồi đốt… khiến cho cả vùng rộng lớn xung quanh nhà máy bị ô nhiễm mùi và không khí…

 

Một góc núi Cấm nhìn từ đỉnh vồ Bồ Hong

 

Nhiều người dân ở núi Cấm lấy làm khó hiểu việc chính quyền rất cương quyết với mọi nhu cầu xây cất đơn giản của người dân tại chỗ, nhưng lại để một người ở tận TP.HCM đến xây công trình kiên cố ngay danh thắng động Thủy Liêm.

TÙNG HƯƠNG (PN Online)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: An Giang:Danh thắng du lịch núi Cấm chìm trong biển rác

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1

Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.

Tin Môi Trường
 Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”

Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”

(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.

VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI