Tin môi trường và bạn đọc » Thấy và viết
Ẩm thực người Tày: "níu" lòng người lữ khách
(09:35:49 AM 05/06/2012)Gia chủ hơi lúng túng trước sự có mặt của những vị khách tình cờ ghé qua, nhưng bữa trưa nhanh chóng bày biện đẹp mắt với nhiều món ăn “lạ” như: Thịt ủ chua, thịt treo xào lá mác mật… lập tức quyến rũ vị giác của khách lạ.
|
Thịt treo ở đầu bếp của gia đình ông Hồng. Ảnh: H.N |
Ngay đầu bếp, ở nơi thoáng gió, một dãy thịt heo ba chỉ thái từng thẻ dài treo thẳng tắp. Ông Thẩm Hồng Trọng-chủ nhà, giới thiệu cách làm món ăn độc đáo này: Heo làm thịt xong tuyệt đối không được rửa qua nước, chọn thịt ba chỉ lúc còn ấm, thái từng thẻ nhỏ ướp nước mắm, muối để qua đêm. Sáng hôm sau lấy dây lạt xâu qua các thẻ thịt treo ở nơi thoáng gió (nên gọi là thịt treo) khoảng 1-2 ngày là có thể mang ra chế biến. Mùa lạnh món ăn này có thể để ăn dần 2-3 tháng, còn mùa nắng thì chỉ ăn được trong tháng. Thịt treo để càng lâu càng có màu hồng tươi, khi chế biến không hề mất hương vị thơm ngon của thịt.
Thịt treo được dùng để nướng bên bếp lửa trong những ngày mưa để uống rượu, cũng có thể hấp lên thái chỉ ăn kèm rau thơm, có thể kho lên ăn với cơm nóng. Nhưng theo ông Hồng, ngon nhất vẫn là xào với lá tỏi tươi hoặc lá mác mật. “Không phải mùa nào cũng có lá tỏi nên phổ biến nhất là xào với lá mác mật”-ông nói. Chỉ cần khử chút dầu, bỏ thịt treo lên xào, nêm chút bột ngọt, sau đó thêm một nắm lá mác mật xào lẫn. Chưa đầy một phút đã dậy lên mùi thơm của lá non với thịt. Màu xanh của lá lúc này biến thành màu vàng chanh. Khi đơm ra đĩa, màu đỏ hồng của thịt xen lẫn màu vàng của lá gia vị tạo cho món ăn có màu sắc bắt mắt, cùng vị thơm tỏa ra ngào ngạt, đánh thức mọi giác quan.
Chưa hết bất ngờ với món thịt treo, gia chủ giới thiệu thêm một món ăn truyền thống khác của người Tày là món thịt heo ủ chua. Theo ông Hồng, thịt ủ chua không kén, có thể làm từ da heo, chân giò hay thịt ba chỉ đều được. Thịt thái thành miếng bằng nửa bàn tay, chiên vàng. Gạo nếp nấu thành xôi ủ với men thành cơm rượu. Trộn thịt và cơm rượu nếp, để khoảng 15 ngày là có thể sử dụng. Thịt “chín” trong cơm rượu có màu vàng trong, mùi thơm chua. Theo ông Hồng, món này có thể để được một năm vẫn không hư. Ngon nhất là xào lên ăn với cơm nóng trong những ngày mưa”.
Còn chúng tôi, ngay giữa ngày nắng nóng, ăn chén cơm nấu khô với thịt heo ủ chua của người Tày, thấy dậy lên vị béo của thịt, chua ngọt của cơm rượu. Đang ăn đã thèm, đã nghĩ đến ngày quay lại để thêm một lần được thưởng thức…
|
Món thịt treo sau khi xào với lá mác mật. Ảnh: H.N |
Ẩm thực và văn hóa
Hoàn toàn là những món ăn tự chế biến từ thịt heo, người Tày dùng để ăn quanh năm vì không phải ngày nào cũng có thể ra chợ. Nhưng cứ nhìn cách họ bày biện, có thể thấy văn hóa ẩm thực của người Tày dân dã nhưng không hề tầm thường. Chỉ dãy dài thịt treo và vại thịt ủ chua hãy còn đầy ngút, ông Thẩm Hồng Trọng cho biết: “Nhà mình mới làm thịt con heo gần tạ rưỡi, để chia cho vài nhà còn lại đem chế biến ăn dần. Ba tháng không đi chợ vẫn đủ thức ăn cho cả nhà. Heo tự nuôi, vài tháng mình làm thịt một con để lấy thịt làm món ăn chứ không mua heo ngoài. Đây là những món phổ biến dưới góc bếp của các gia đình người Tày”.
Vào Chơ Long lập nghiệp gần 7 năm nay, gia đình ông Hồng cũng như nhiều gia đình thuộc các dân tộc Tày, Dao, Mường… đã mang đến vùng đất này những món ăn đặc trưng cho ẩm thực từng vùng. Họ tạo nên sự đa sắc màu, phong phú trong ẩm thực của các dân tộc định cư trên vùng đất xa xôi này.
Ẩm thực là một mảng văn hóa. Thưởng thức món ngon của người Tây Nguyên hay Tây Bắc đều nhìn thấy dòng chảy văn hóa sau mỗi món ăn. Và, cứ nhìn cái cách họ mời ăn thôi cũng thấy tính cách con người, dân tộc: phóng khoáng và chân tình và nồng nhiệt, rất nhiều...
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
- Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh” do VACNE biên soạn đã cơ bản hoàn thành
- Vỉnh Phúc: Cây Gạo cổ thụ trăm tuổi tại chùa Long Khánh được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Đón Bằng Công nhận Cây Di sản Việt Nam là hoạt động mở đầu cho Lễ hội Hương sắc Na Hang -Tuyên Quang
- Cây Bách xanh đầu tiên được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Hai cây cổ thụ gần 200 năm tuổi ở Hải Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây cổ thụ đầu tiên của khu vực phía Nam được vinh danh Cây Di sản Việt Nam năm 2024
- HANE: Khởi động chương trình "Một triệu cây vì biển đảo tổ quốc, vì quê hương Việt Nam xanh”.
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
(Tin Môi Trường) - Sáng 26/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) đã tổ chức Hội nghị Ban chấp hành năm 2024.
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh
Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.