Tin môi trường và bạn đọc » Thấy và viết
8 đặc tính của loài hoa “đỡ bàn chân” đức Phật
(09:40:27 AM 04/10/2012)Nói đến Phật giáo, người ta thường liên tưởng đến một loài hoa bình dị, thanh cao và thoát tục sống trong ao hồ: hoa Sen - một trong tám biểu tượng của Phật giáo. Kinh Diệu Pháp Liên Hoa lấy hoa Sen làm đề kinh.
Hoa Sen được ví như cái âm thanh tịnh không ô nhiễm, đức hạnh, kết quả viên mãn. Đồng thời, hoa Sen còn được ví với quá trình tu tập, phát triển tâm thức. Đặc biệt, hoa Sen có tám đặc tính tuyệt diệu mà không loài hoa nào có được.
Cây Sen mọc dưới bùn được ví cho cái tâm bị che lấp vì phiền não sinh tử. Cây vươn lên trong nước được ví cho quá trình tu tập, thanh tịnh hóa. Hoa nở bên trên mặt nước phô sức hương dưới ánh mặt trời được ví cho cái tâm đã giác ngộ viên mãn.
Trong Kinh Phạm Võng miêu tả thế giới Liên hoa tạng như một đóa Sen bao gồm toàn bộ thế giới trong đó có Đức Phật Tỳ-lô-xá-na ngồi kiết già và từ đó hóa hiện ra vô số chư Phật, chư Bồ Tát.
Theo Đại đức Thích Phước Thái (chùa Quang Minh - TPHCM) thì hoa Sen là một đặc trưng mà phần lớn rải rác trong các kinh điển Phật giáo: Nguyên Thủy và Phát Triển đều có đề cập đến.
Trong đó, một bộ Kinh Đại Thừa trọng đại mà hầu hết Phật tử thuộc Phật giáo Bắc Tông ít nhiều đều có đọc tụng qua. Đó là bộ Kinh Diệu Pháp Liên Hoa.
Riêng các tông phái Phật giáo có một tông lấy hoa Sen mà đặt tên cho một tông phái, đó là Tịnh Độ Tông hay còn gọi là Liên Tông. Bởi họ quan niệm rằng thế giới Cực lạc là Liên hoa tạng của Đức Phật A - di - đà.
Còn đối Phật giáo Mật tông xếp bộ hoa Sen vào một trong ba bộ Thai tạng giới. Tượng trưng cho tâm Bồ đề thanh tịnh vốn có, không bị ô nhiễm sinh tử của chúng sinh, là tam muội Đại bi của Đức Như Lai.
Ngoài ra, hoa Sen còn được biểu trưng qua những lãnh vực khác mang tính đặc thù văn hóa của mỗi quốc gia dân tộc theo Phật giáo. Nhất là đối với các nước Phật giáo châu Á mà tiêu biểu là Trung Quốc và Việt Nam…
Trên thực tế, các chùa, tự viện hay các gia đình Phật tử thường lấy hoa Sen làm biểu tượng đặc trưng. Sở dĩ như vậy, vì hoa Sen đẹp tinh khiết, có hương thơm không nhiễm bùn bên trong hoa có đài có hạt.
Xin giới thiệu chùm ảnh thể hiện tám đặc tính tuyệt diệu của hoa Sen:
|
Không nhiễm - hoa Sen dù mọc lên từ bùn nhơ nhưng tính chất của nó vẫn không mang mùi hôi của bùn |
|
Trừng thanh (lóng trong - PV) - chỗ nào có hoa Sen mọc thì chỗ đó nước không bao giờ đục |
|
Kiên nhẫn - Rễ củ của Sen nằm trong bùn thật lâu để chờ đợi khi hội tụ đầy đủ nhân duyên là nó sẽ nẩy mầm ngay. Sự chờ đợi đó, tức là đức tính kiên nhẫn, nó rất cần thiết trong đời sống hằng ngày của chúng ta. |
|
Viên dung - Vì hoa Sen có những cánh hoa bao bọc gương sen tròn trịa. Đây là tiêu biểu cho tính viên giác của mỗi chúng sinh sẵn có. |
|
Thanh lương - Giữa mùa Hạ nhưng hoa Sen vẫn bất chấp sự nóng bức mà vẫn vươn mình mọc lên. Để nói lên rằng: dù chúng ta đang sống trong nhà lửa tam giới đang bị thiêu đốt bởi những thứ lửa dục vọng tham sân si. |
|
Hành trực - là chỉ cho thân ngay thẳng. Không có loài hoa nào mọc lên mà có thân hình (cọng sen) ngay thẳng như hoa sen. Điều nầy, để tiêu biểu: “người tu hành cần phải sửa thân và tâm cho ngay thẳng”. |
|
Ngẩu không - Hoa Sen tuy thân ngay thẳng nhưng trong ruột thì trống rỗng. Điểm đặc biệt này để nói lên một ý nghĩa rất thâm trầm là người tu hành cần phải có tính hỷ xả. |
|
Bồng thực: Hoa Sen nở ra đã có gương, có hột sẵn rồi. Đó là nhân quả đồng thời. Có nghĩa là nhân quả như hình với bóng. Hình thế nào thì bóng như thế đó. |
(Bài viết có sử dụng tài liệu của Đại đức Thích Phước Thái)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh” do VACNE biên soạn đã cơ bản hoàn thành
- Vỉnh Phúc: Cây Gạo cổ thụ trăm tuổi tại chùa Long Khánh được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Đón Bằng Công nhận Cây Di sản Việt Nam là hoạt động mở đầu cho Lễ hội Hương sắc Na Hang -Tuyên Quang
- Cây Bách xanh đầu tiên được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Hai cây cổ thụ gần 200 năm tuổi ở Hải Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây cổ thụ đầu tiên của khu vực phía Nam được vinh danh Cây Di sản Việt Nam năm 2024
- HANE: Khởi động chương trình "Một triệu cây vì biển đảo tổ quốc, vì quê hương Việt Nam xanh”.
- Nước thải xả thẳng vào rạch đổ ra sông Vàm Cỏ Đông, gây ô nhiễm môi trường
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.
Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.