Tin môi trường và bạn đọc » Nên đọc
Ủng hộ chọn hoa xấu hổ làm quốc hoa
(15:50:40 PM 16/03/2013)Ủng hộ chọn hoa xấu hổ
“Ý kiến rất phù hợp. Mình ủng hộ phương án này của bạn. Quốc hoa là hoa xấu hổ thì còn gì bằng nữa”, bạn Thu Hoang viết.
Nên chọn hoa Xấu hổ làm quốc hoa. |
“Bài viết rất hay. Quê tôi có rất nhiều hoa này, nếu đi sâu vào hai từ “xấu hổ” thì rất phù hợp với truyền thống của người Việt Nam ta - Lòng tự trọng, vì biết xấu hổ khi làm trái với lương tâm, với đất nước, xấu hổ vì lòng tham... Tôi chọn hoa xấu hổ như phân tích của tác giả”, bạn Nguyễn Chí Nguyện viết.
Bạn Trang cho rằng, chọn hoa xấu hổ làm “quốc hoa” vì tại VN hiện nay đi đâu cũng gặp những cảnh rất xấu hổ của những người không bao giờ biết xấu hổ (ví dụ: làm không được việc, xúc phạm nhau...). Loài hoa này cần được “trưng” trong các cơ quan, nơi công cộng để nhắc mọi người, rất ý nghĩa.
“Rất hay, về mặt ý nghĩa cũng như bản chất, nhưng hình như ngày nay xã hội toàn coi trọng hình thức, hãy lấy những cái gì là thuần túy nhất, là quốc hoa thì mọi người đều có thể thưởng lãm được, mọi tầng lớp đều thưởng lãm. Hãy bình chọn cho hoa xấu hổ”, bạn Nguyễn Trang viết.
Bạn Nguyen Bao đề nghị, tôi đề nghị chụp ảnh và ghi tên loài hoa này (hoa Trinh nữ, hoa Xấu hổ) để xin ý kiến các cán bộ, công chức cho đến hết năm 2013 trước rồi bàn tiếp.
“Hoa xấu hổ hay còn gọi là hoa trinh nữ. Nhưng dù gọi tên gì thì nó cũng xứng đáng là quốc hoa, bởi nó mang danh của những phẩm chất rất cần thiết cho mọi người, nhưng lại là một thứ quý hiếm của thời đại này”, bạn Le Dinh Hoa nêu quan điểm.
“Tôi cũng đồng ý với ý kiến lấy hoa xấu hổ làm quốc hoa. Nếu vì nó là hoa dại mà không được chọn thì giờ chúng ta có thể trồng nó ở những nơi trang nghiêm và nhiều nơi khác cũng được mà. Mỗi nhà có một chậu hoa đấy cũng hay”, bạn Nguyễn Văn Cương đề xuất.
Nên chọn hoa gì?
Bên cạnh đó cũng có rất nhiều ý kiến khác phản đối, vì cho rằng hoa xấu hổ chỉ là cây dại, cây nguy hại với cây trồng, tuy nhiên, đây là sự nhầm lẫn giữa loài hoa xấu hổ giản dị khiêm nhường với một loài cây nhập ngoại từ nam Mỹ về đã và đang gây hại nghiêm trọng đất đai…
Cùng với đó những đề xuất các loại hoa khác để làm quốc hoa cũng được gửi tới, như hoa lúa, hoa tre, hoa phượng, hao rau muống, thậm chí còn có bạn đề xuất chọn hoa Đồng tiền.
Bạn Việt Anh viết: “Việt Nam không xứng đáng với loài hoa nay (hoa xấu hổ - PV). Phải nói là sáng kiến của bạn rất hay và độc đáo nhưng thực tình không hợp với Việt Nam thời điểm này. Việt Nam giờ đây còn đâu dây thần kinh xấu hổ? Ra đường, bạn có thấy người đi ngược chiều, vi pham giao thông cảm thấy xấu hổ trước hành động của mình? lên xe buýt bạn thất mấy cậu trẻ xấu hổ khi không nhường ghế cho người già, trẻ em? đến cơ quan bạn có thấy mọi người xấu hổ khi tham ăn tục uống, nhậu nhẹt ầm ĩ, bạn có thấy viên chức nhà nước cảm thấy xấu hổ khi nhận phong bì, đút lót, vô trách nhiệm trước công việc được giao, bạn có thấy sếp xấu hổ khi làm sai mà không dám chịu, đùn đẩy trách nhiệm…”
Nhiều bạn đề xuất chọn hoa lúa làm quốc hoa. |
Bạn Trung lại cho rằng “Bông lúa là hợp nhất. Việt Nam là nền văn minh đi lên từ cây lúa, lúa nuôi sống người Việt, VN cũng là nước xuất khẩu lúa gạo thuộc hàng nhất nhì TG. Cây lúa mảnh mai nhưng bền bỉ, ngay thẳng. Mùa lúa đơm bông, khi lúa chín đứng giữa cánh đồng sẽ cảm nhận 1 mùi thơm tinh khiết, dung dị không thể nhầm lẫn với bất kỳ mùi hương nào khác. Quốc hoa không nhất thiết phải là hoa, nhiều nước người ta sử dụng lá cây đấy thôi.
Đồng tình với ý kiến trên, bạn Trần Văn phân tích, biết xấu hổ cũng là một phẩm chất quý giá. Tôi có ý muốn lấy hoa Lúa (gạo) làm quốc hoa, vì đẹp, cả bông nõn, tua rua; đại diện cho dân tộc lúa nước ngàn đời; có giá trị kinh tế; nuôi dưỡng dân tộc này; Các dân tộc khác cũng trân trọng; có tính biểu trưng cao…
“Mình đề cử hoa rau muống làm Quốc hoa của Việt Nam. Hoa rau muống tuy giản dị nhưng gắn liền với văn hóa của con người Việt. Có người Việt nào mà không biết đến cây rau muống, có món nào ngon, gợi nhớ đến quê hương dân tộc bằng rau muống tương cà? Có ai không biết đến những ruộng hoa rau muống nở rộ vào đầu hạ, phủ tím một góc đồng?”, bạn Lương Phi Anh đề xuất.
Còn bạn Hoài Nguyễn mạnh dạn đề xuất: “Hoa trinh nữ là loại cỏ dại, rất có hại cho nền nông nghiệp. Nếu được chọn thì trồng ở đâu? Ngoài ra nó còn biểu tượng cho ngoại tình nữa! Việt Nam có loại hoa có thể nở 4 mùa, nở mọi nơi mọi lúc từ miền xuôi cho tới miền ngược, từ Bắc vào Nam. Loại hoa này có thể mọc trên mọi loại đất, mọc trên bê tông, mọc trên mọi loại giấy tờ... Đó chính là hoa hồng % (do tệ nạn tham nhũng trồng nên). Gợi ý: Những cánh hoa hồng được xếp bằng những tờ Polime mới rất thơm, rất đẹp”.
“Có cần phải có quốc hoa không? Nếu có quốc hoa, thì ta được gì? Nếu không có quốc hoa, thì ta mất gì? Hiện trên thế giới có bao nhiêu nước có quốc hoa? Những nước đó ở mặt bằng (kinh tế, xã hội) ra sao so với những nước không có quốc hoa? Nếu nhất định cần có quốc hoa, thì tiêu chuẩn của quốc hoa là gì - thang điểm bình chọn là như thế nào?”, bạn PVDH đặt hàng loạt câu hỏi quanh câu chuyện bầu quốc hoa.
Đồng tình với quan điểm đó, bạn Mai Nguyen viết: “Đất nước mình trăm hoa đua nở, từ trước đến nay không chọn quốc hoa thí đất nước vẫn phát triển đấy thôi. Bàn làm gì cho phức tạp”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh
- Người dân Cự Đà hồ hởi đón mừng Cây Di sản
- Trung tâm Ứng phó Sự cố Môi trường Việt Nam xuát bản Tập san gắn kết yêu thương bảo vệ môi trường
- Long An: Khuyến khích người dân giám sát, phản ánh về ô nhiễm môi trường
- Đẩy mạnh thực hiện giải pháp cấp bách bảo tồn chim hoang dã, di cư tại Việt Nam
- Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023 chủ đề: “Chung tay hành động cho thế giới sạch hơn”
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
(Tin Môi Trường) - Tại Lễ Khai mạc Festival Khèn Mông, Lễ hội hoa Đào rừng (Pằng Tớ Dầy) của huyện Mù Cang Chải, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cùng đại diện Hội BVTN&MT Việt Nam đã trực tiếp trao Bằng và Quyết định công nhận 4 Cây di sản Việt Nam cho đại diện địa phương.
Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.