Tin môi trường và bạn đọc » Nên đọc
Thứ sáu, 01/11/2024, 02:34:47 AM (GMT+7)
Tổ chức Động vật Châu Á cứu hộ gấu chó sau 15 năm nuôi nhốt tại Tây Ninh
(18:37:32 PM 10/12/2018)(Tin Môi Trường) - Trưa 10/12/2018, Tổ chức Động vật Châu Á cứu hộ thành công một cá thể gấu chó được sau 15 năm được nuôi làm cảnh tại một đơn vị tại huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh. Tổ chức Động vật Châu Á đã tình nguyện cứu hộ cá thể gấu này sau khi nhận được thông tin của một số thầy thuốc đông y tại địa phương mong muốn tìm nơi đảm bảo điều kiện chăm sóc gấu tốt hơn.
>> Quảng Ninh lo ngại nguy cơ cháy rừng sau bão Yagi >> Đà Lạt sẽ trồng thay thế sau khi chặt hạ, di chuyển 108 cây thông ba lá >> Hơn 750ha rừng thông ở Nghệ An bị sâu róm ăn trụi lá >> Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đề cao công tác bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau >> Nộp hồ sơ xin cấp sổ đỏ trước hay sau ngày 01/7/2024 có lợi hơn?
Cá thể gấu chó sau 15 năm được nuôi làm cảnh tại một đơn vị tại huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh
Cá thể gấu cái ước chừng 50 kg, được nuôi nhốt trong khuôn viên một đơn vị sát biên giới Tây Ninh và Campuchia. Theo thông tin của đơn vị, cá thể gấu này đã được nuôi nhốt tại đây khoảng 15 năm từ khi là gấu con với mục đích làm cảnh. Chi cục Kiểm lâm Tây Ninh cho biết đây là cá thể gấu chó cuối cùng được nuôi nhốt trên địa bàn toàn tỉnh. Tổ chức Động vật Châu Á nhận được thông tin về cá thể gấu này thông qua một nhóm các thầy thuốc đông y tại Tây Ninh, đồng hành cùng dự án trồng và phổ biến các thảo dược thay thế mật gấu. Các thầy thuốc khi biết được thông tin về gấu, đã liên lạc với Tổ chức và mong muốn cá thể gấu này được cứu hộ. Rất may mắn, là đơn vị nuôi gấu và Chi cục Kiểm lâm Tây Ninh đã tạo điều kiện tốt nhất để việc chuyển giao gấu diễn ra suôn sẻ, thuận lợi, tuân thủ đúng quy trình.
Tiến sỹ Tuấn Bendixsen, Trưởng đại diện Tổ chức Động vật Châu Á tại Việt Nam cho biết: “Tổ chức Động vật Châu Á đã thực hiện tuyên truyền không sử dụng mật gấu tại Tây Ninh trong vòng 4 năm qua, và việc các thầy thuốc đông y thông báo cho chúng tôi về trường hợp cứu hộ gấu ở Tây Ninh này chứng minh cho hiệu quả của quá trình tuyên truyền bảo vệ loài gấu tới cộng đồng. Với cùng một vấn đề hiện hữu xung quanh trong nhiều năm, nhưng khi cách nhìn nhận về động vật thay đổi, thì chính họ thấy đau xót khi chứng kiến những gì mà gấu phải chịu đựng, sau đó đã tích cực và chủ động liên lạc với Tổ chức để gấu sớm được cứu.
Cắt móng tay cho gấu
Hiện Tổ chức Động vật Châu Á vẫn liên tục thực hiện tuyên truyền trên nhiều bình diện từ cứu hộ, chăm sóc, nâng cao phúc lợi, giáo dục, phổ biến không sử dụng mật gấu và thay thế bằng các thảo dược an toàn, xây dựng mô hình vườn thảo dược thay thế mật gấu tại nhiều tỉnh. Và tất cả các chương trình cuối cùng đều hướng tới khuyến khích cộng đồng thực sự chung tay để bảo vệ từng cá thể gấu một.”
Tổ chức Động vật Châu Á đặt tên cho cá thể gấu chó mới cứu hộ là Aurora (Cực quang phương Bắc), cô gấu được cứu ngay khi Giáng Sinh cận kề, với niềm tin việc trả tự do cho Aurora chính là biến một điều ước của gấu thành hiện thực. Tại hiện trường cứu hộ, gấu Aurora khá căng thẳng, vì vậy, để đưa gấu ra ngoài, các chuyên gia phải tiến hành gây mê gấu. Các bác sỹ đã nhanh chóng khám sức khoẻ tại hiện trường khi gây mê cho gấu, về cơ bản, cá thể gấu có sức khoẻ tương đối ổn định, và có thể an tâm vượt hành trình dài 1500 km về đến Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam. Nhận định về sức khoẻ của Aurora, bác sỹ thú y Shaun Thomson – quốc tịch New Zealand cho biết: “Chúng tôi tiến hành gây mê để đưa gấu lên xe vận chuyển. Quá trình gây mê cho gấu tốt, gấu ngủ nhanh và đã được khám sơ bộ khá kỹ. Gấu cũng được truyền nước để đảm bảo sức khỏe khi đi đường. Chúng tôi đã phát hiện thấy răng lợi của gấu có một số vấn đề nhưng không quá nghiêm trọng. Khớp khuỷu tay phải của gấu có khả năng là gấu bị viêm khớp. Bên cạnh đó, túi mật của gấu dường như có một viên sỏi nhỏ, nhưng sẽ cần được kiểm tra kỹ hơn bằng máy siêu âm lớn ở trung tâm. Nhìn chung, gấu khá hoạt bát và chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi tình trạng này của gấu khi về trung tâm.”
Đưa gấu lên lồng vận chuyển trên xe
Từ năm 2007 tới nay, Tổ chức Động vật Châu Á đã cứu hộ được 201 cá thể gấu ngựa và gấu chó tại nhiều tỉnh thành trên khắp Việt Nam. Riêng năm 2018, Tổ chức Động vật Châu Á đã thực hiện 4 chuyến cứu hộ, đưa 8 cá thể gấu về Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam. Tổ chức Động vật Châu Á đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác với Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam hướng tới chấm dứt 100% số trại gấu còn lại trên địa bàn cả nước và đưa được thêm khoảng 800 cá thể gấu nữa về các cơ sở cứu hộ, lộ trình từ 2017 tới 2022.
Đoàn cứu hộ sẽ di chuyển hơn 1500 km từ Tây Ninh về Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam, dự kiến sẽ mất 5 ngày để gấu về tới vườn quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Ngay khi đưa về Tam Đảo, gấu sẽ trải qua 45 ngày cách ly trước khi được ghép nhóm và hòa nhập tại các khu bán tự nhiên. Hiện có 178 cá thể gấu đang được chăm sóc y tế, dinh dưỡng và sống trong các khu bán tự nhiên của Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam. Theo Cục Kiểm lâm Việt Nam, cả nước còn khoảng gần 800 cá thể gấu nuôi trong các trang trại, trong khi gấu ngoài tự nhiên chỉ còn vài trăm cá thể.
Xem video về:Tổ chức Động vật Châu Á cứu hộ gấu chó sau 15 năm nuôi nhốt tại Tây Ninh
ThS. Phan Thị Thùy Trinh - Tổ chức Động vật Châu Á tại Việt Nam
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh
- Người dân Cự Đà hồ hởi đón mừng Cây Di sản
- Trung tâm Ứng phó Sự cố Môi trường Việt Nam xuát bản Tập san gắn kết yêu thương bảo vệ môi trường
- Long An: Khuyến khích người dân giám sát, phản ánh về ô nhiễm môi trường
- Đẩy mạnh thực hiện giải pháp cấp bách bảo tồn chim hoang dã, di cư tại Việt Nam
- Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023 chủ đề: “Chung tay hành động cho thế giới sạch hơn”
- Tây Ninh tăng cường kiểm tra các cơ sở khả năng gây ô nhiễm cao
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Thị gần 400 năm, chu vi thân 2,9 mét, trong khuôn viên đền – chùa Thái, thôn Trấn Nam, xã Trấn Dương, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng vừa được chính quyền và nhân dân xã Trấn Dương long trọng tổ chức lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 22/9/2024.
Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Ban Tổ chức cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” xin trân trọng giới thiệu đội ngũ chuyên gia sẽ đảm nhận vai trò đánh giá các sáng kiến về bảo vệ môi trường tại cuộc thi năm nay.