»

Thứ bảy, 18/01/2025, 11:03:49 AM (GMT+7)

Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Nước thế giới (22 tháng 3 năm 2019)

(17:39:28 PM 20/03/2019)
(Tin Môi Trường) - Ngày Nước thế giới 2019 có chủ đề là: “Nước cho tất cả - Không để ai bị bỏ lại phía sau” (Water for all - Leaving no one behind) nhằm hướng đến tuyên truyền, vận động về khả năng tiếp cận với nước sạch của cộng đồng nhằm thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững số 6 về Nước sạch và vệ sinh, theo đó đảm bảo sự sẵn có, quản lý bền vững nước và vệ sinh cho tất cả mọi người.

Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về Môi trường và Phát triển được tổ chức tại Rio de Janeiro từ ngày 3 đến 14 tháng 6 năm 1992, Liên hợp quốc đã ra Nghị quyết lấy Ngày 22 tháng 3 hàng năm là Ngày Nước thế giới và bắt đầu được tổ chức thường niên từ năm 1993. 

 

Tổ[-]chức[-]các[-]hoạt[-]động[-]hưởng[-]ứng[-]Ngày[-]Nước[-]thế[-]giới[-](22[-]tháng[-]3[-]năm[-]2019)
 Ngày Nước thế giới 2019 có chủ đề là: “Nước cho tất cả - Không để ai bị bỏ lại phía sau” (Water for all - Leaving no one behind) 
 
Mỗi năm, Liên hợp quốc lựa chọn một chủ đề cụ thể cho Ngày Nước thế giới để phản ánh những khía cạnh khác nhau về nước. Đây là một sự kiện quốc tế được tổ chức nhằm thu hút sự chú ý của người dân trên khắp trái đất để thấy được tầm quan trọng của tài nguyên nước, đặc biệt là các nguồn nước ngọt và góp phần tăng cường quản lý bền vững nguồn tài nguyên quý giá này. Nước là một phần thiết yếu của cuộc sống. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta đang phải đối mặt với các thách thức liên quan đến nguồn nước trên phạm vi toàn cầu mà nguyên nhân chính là do suy giảm hệ sinh thái, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu.
 
Ngày Nước thế giới 2019 có chủ đề là: “Nước cho tất cả - Không để ai bị bỏ lại phía sau” (Water for all - Leaving no one behind) nhằm hướng đến tuyên truyền, vận động về khả năng tiếp cận với nước sạch của cộng đồng nhằm thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững số 6 về Nước sạch và vệ sinh, theo đó đảm bảo sự sẵn có, quản lý bền vững nước và vệ sinh cho tất cả mọi người. Vì thế, tiếp cận nguồn nước an toàn là nền tảng cho sức khỏe cộng đồng - điều này rất quan trọng đối với sự phát triển bền vững, vì một thế giới ổn định và thịnh vượng. Chúng ta không thể tiến lên toàn cầu hóa trong khi rất nhiều người đang sống mà không có nguồn nước sử dụng an toàn.
 
Theo thống kê hiện trạng sử dụng nước hiện nay trên toàn thế giới, khoảng 1,9 tỷ người sống trong các khu vực khan hiếm nước; 2,1 tỷ người không được tiếp cận các dịch vụ về nước uống bảo đảm an toàn. Dự kiến, đến năm 2050, dân số thế giới sẽ tăng khoảng 2 tỷ người và nhu cầu về nước toàn cầu có thể lên tới 30% so với hiện nay. Nông nghiệp hiện sử dụng khoảng 70% lượng nước toàn cầu, chủ yếu là để tưới tiêu - con số này sẽ tăng lên ở các vùng có áp lực nước cao và mật độ dân số cao. Ngành công nghiệp chiếm 20% tổng nhu cầu sử dụng nước, chủ yếu là dùng trong ngành công nghiệp năng lượng và sản xuất. 10% còn lại sử dụng cho sinh hoạt - tỷ lệ sử dụng nước uống chỉ nhỏ hơn 1%. Trên toàn cầu, ước tính trên 80% lượng nước thải xả ra môi trường tự nhiên mà không được xử lý hoặc không được tái sử dụng. Thống kê cũng cho thấy, hiện có 663 triệu người chưa được tiếp cận với các nguồn nước uống hợp vệ sinh (Nguồn: UN-Water, 2017).
 
Việc thiếu nước sạch có tác động bất lợi đến các nhóm cộng động nghèo dễ bị tổn thương như phụ nữ, trẻ em, người tị nạn, người bản địa, thiểu số, người khuyết tật và nhiều nhóm cộng đồng khác… Đôi khi họ còn phải đối mặt với sự phân biệt đối xử trong khi họ cố gắng tiếp cận đến nguồn nước đảm bảo an toàn. 
 
Tại Việt Nam, để triển khai thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, ngày 10 tháng 5 năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 622/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự đến 2030 vì sự phát triển bền vững. Kế hoạch đã đưa ra 17 mục tiêu, 115 mục tiêu cụ thể về phát triển bền vững đến 2030 cho Việt Nam và các nhiệm vụ, giải pháp. Kế hoạch hành động quốc gia cũng đã phân công các mục tiêu, nhiệm vụ cho các bộ, ngành và yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương phải xây dựng Kế hoạch thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững đến 2030 của mình và ban hành trong năm 2018.
 
Nhằm thực hiện mục tiêu “Đảm bảo việc tiếp cận nước sạch và cải thiện điều kiện vệ sinh cho tất cả mọi người”, trong bối cảnh lượng nước sinh ra ở phần lãnh thổ Việt Nam chỉ chiếm khoảng 37% (310 - 315 tỷ m3/năm), còn lại là xuất phát từ bên ngoài lãnh thổ; nhu cầu về nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất sẽ tăng nhanh đặt ra những thách thức to lớn về an ninh nguồn nước.  Thời gian qua, tại Việt Nam công tác điều tra tài nguyên nước mặt, nước ngầm được chú trọng và tăng cường. Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các Bộ ngành liên quan cùng các địa phương tập trung điều tra, đánh giá, tìm kiếm nguồn nước phục vụ chống hạn cho vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng khan hiếm nước, phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn và ứng phó với biến đổi khí hậu; triển khai Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050, nhiệm vụ quy hoạch tài nguyên nước sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Việc tổ chức thực hiện các quy hoạch tài nguyên nước giai đoạn 2020 - 2030 trên địa bàn hơn 50 tỉnh, thành phố trong cả nước cũng đang được triển khai mạnh mẽ. Kiểm soát, quản lý chặt chẽ quy trình vận hành liên hồ chứa, bảo đảm việc điều tiết khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, thông minh các nguồn nước phục vụ đa mục tiêu, đáp ứng cho sản xuất, giảm lũ và phát điện.
 
Ngành tài nguyên nước Việt Nam cũng tích cực triển khai các biện pháp, hướng đến gia tăng hiệu quả sử dụng nước trong tất cả các lĩnh vực, đảm bảo nguồn cung nước sạch bền vững nhằm giải quyết tình trạng khan hiếm nước, giảm đáng kể số người chịu cảnh khan hiếm nước; cải thiện chất lượng nước bằng cách giảm ô nhiễm và giảm thiểu việc giải phóng, xả thải các hóa chất và vật liệu nguy hiểm vào nguồn nước; giảm tỷ lệ nước thải chưa được xử lý và tăng đáng kể việc tái chế và tái sử dụng nước an toàn; bảo đảm việc khai thác nước không vượt qua ngưỡng giới hạn khai thác đối với sông, không vượt quá trữ lượng có thể khai thác đối với các tầng chứa nước. 
 
Bên cạnh đó, thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên nước ở tất cả các cấp, bao gồm cả thông qua hợp tác xuyên biên giới; thực hiện bảo vệ và khôi phục các hệ sinh thái liên quan đến nước bao gồm núi, rừng, đầm lầy, sông, tầng nước ngầm và hồ. Ngoài ra, mở rộng hợp tác quốc tế và hỗ trợ tăng cường năng lực cho các nước đang phát triển về các hoạt động, chương trình liên quan đến nước và vệ sinh bao gồm: thu gom nước, khử muối, hiệu quả nước, xử lý nước thải, tái chế và công nghệ tái sử dụng nước. Hỗ trợ và tăng cường sự tham gia của cộng đồng địa phương trong việc cải thiện quản lý nước và vệ sinh môi trường.
 
Hưởng ứng chủ đề của Ngày Nước thế giới năm 2019, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức các hoạt động hưởng ứng:
 
1. Mít tinh hưởng ứng Ngày Nước thế giới 2019 
 
- Thời gian: Bắt đầu từ 08h30 ngày 22 tháng 3 năm 2019.
 
- Địa điểm: Trung tâm Hội nghị Almaz – Vinhomes River Side Long Biên, Hà Nội.
 
Tại sự kiện này, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ công bố và bàn giao sản phẩm tài nguyên nước gồm: 
 
Bộ Bản đồ tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1: 200.000 quốc gia; 
 
Bảo vệ nước dưới đất ở các đô thị lớn – Giai đoạn I; 
 
Kết quả Điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất ở các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước;
 
  Quản lý nước dưới đất ở các đới ven biển.
 
2. Tuần lễ nước quốc tế Việt Nam 2019 (VACI 2019)
 
- Thời gian: Phiên toàn thể diễn ra từ 10h00 – 11h30 ngày 22 tháng 3 năm 2019 và các Hội thảo chuyên đề diễn ra từ 13h00 – 17h30 ngày 22 tháng 3 năm 2019 đến hết ngày 23 tháng 3 năm 2019.
 
- Địa điểm: Trung tâm Hội nghị Almaz – Vinhomes River Side Long Biên, Hà Nội.
 
Tại phiên toàn thể của Tuần lễ nước quốc tế Việt Nam 2019, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ chủ trì tọa đàm cùng các chuyên gia về chủ đề “Giải pháp nước thông minh - Không bỏ lại ai phía sau” nhằm trao đổi, chia sẻ những quan điểm, bài học kinh nghiệm, sáng kiến vì thành tựu chung trong phát triển bền vững nguồn tài nguyên nước trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay.
 
3. Triển lãm ảnh về bảo vệ tài nguyên môi trường và sản phẩm công nghệ trong lĩnh vực tài nguyên nước
 
- Thời gian: Bắt đầu từ 08h30 ngày 22 tháng 3 đến 17h30 ngày 23 tháng 3 năm 2019.
 
- Địa điểm: Trung tâm hội nghị Almaz – Vinhomes River Side, phường Phúc Lợi, quận Long Biên, thành phố Hà Nội.
 
Bên cạnh đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Công văn số 859/BTNMT-TTTNMT ngày 28 tháng 02 năm 2019 tổ chức phát động các hoạt động hưởng ứng lễ kỷ niệm Ngày Nước thế giới năm 2019 quy mô cấp tỉnh tại tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; phát sóng trailer tuyên truyền về Ngày Nước thế giới 2019 trên đài truyền hình trung ương và địa phương từ ngày 15 đến ngày 22 tháng 3; tổ chức treo băng rôn, poster về Ngày Nước thế giới 2019 đồng thời liên tục cập nhật hình ảnh và thông tin về chuỗi các sự kiện hưởng ứng Ngày Nước thế giới năm 2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường  trên các phương tiện truyền thông; hướng dẫn cộng đồng nâng cao trách nhiệm quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên nước gắn với việc bảo vệ môi trường trên cơ sở phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương.
BTV -Tin nhanh Môi trường Việt Nam
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Nước thế giới (22 tháng 3 năm 2019)

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải

Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải

(Tin Môi Trường) - Tại Lễ Khai mạc Festival Khèn Mông, Lễ hội hoa Đào rừng (Pằng Tớ Dầy) của huyện Mù Cang Chải, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cùng đại diện Hội BVTN&MT Việt Nam đã trực tiếp trao Bằng và Quyết định công nhận 4 Cây di sản Việt Nam cho đại diện địa phương.

Tin Môi Trường
 Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”

Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”

(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.

VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI