Tin môi trường và bạn đọc » Nên đọc
Thái Bình: Gần trăm hộ dân sống trong chung cư… chờ sập
(11:17:03 AM 23/10/2011)Khu chung cư mục nát
Được xây dựng từ những năm 1975, khu chung cư (KCC) 5 tầng (bao gồm 2 khu nhà) thuộc tổ 39, 40 phường Quang Trung, TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình được phân cho cán bộ công nhân viên. Năm 1981, KCC được đưa vào sử dụng… Đến thời điểm hiện nay có 94 hộ gia đình sinh sống.
Chung cư mục nát trông như khu nhà hoang. |
Hành lang khu nhà bong chóc, vữa trần có thể rơi bất cứ lúc nào. |
Điều đáng nói là KCC đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Toàn bộ các hạng mục của KCC đều bị rạn nứt, bong chóc: gạch ngói, vôi vữa từ trần, tường nhà rơi bất thình lình, hệ thống thoát nước cũng hư hỏng nặng.
Các dầm, trụ đều đã xuống cấp trầm trọng. |
"Khu nhà tắm, nhà vệ sinh của gia đình tôi luôn phải căng bạt vì mỗi lần mưa nước lại rỉ theo các vết nứt rò vào nhà. Hệ thống ống dẫn nước thải bên ngoài bị vỡ, nên nhiều hôm gió thổi mùi hôi thối bay vào nhà rất khó chịu… các gia đình đã nhiều lần khắc phục nhưng do toàn bộ hệ thống đã quá cũ nát nên chỉ được vài tháng lại hỏng". - Chị Vũ Thị Hoa ở nhà B8 phân trần.
Theo ghi nhận của PV, cả hai khu tập thể trên đều không có hệ thống thoát hiểm, đường dây dẫn điện cũ nát. Các căn hộ ở đây có diện tích rất nhỏ hẹp, chỉ từ 20 - 35m2, chiều cao của các căn nhà khoảng 3m. Do vậy, vào mùa hè những người dân sống ở đây luôn phải sống trong cảnh oi bức ngột ngạt, còn mỗi khi gặp trời mưa thì nước cứ thế hắt vào nhà.
Tường nhà bong trơ cả lõi thép hoen rỉ. |
“Thời gian gần đây, bà con ở khu nhà này phải tự bỏ tiền túi ra để tu sửa chân, cột cầu thang, ống nước thải, đường dây dẫn điện nhằm hoàn thiện các công trình điện nước phục vụ sinh hoạt tối thiểu...”. Ông Lại Văn Vinh - Tổ trưởng tổ 40 cho biết.
Bão về là... chạy
Ông Vũ Cao Cường - Chủ tịch UBND phường Quang Trung, TP Thái Bình cho biết: KCC 5 tầng trước đây thuộc sự quản lý của UBND tỉnh Thái Bình, sau đó giao cho TP, hiện tại Công ty TNHH MTV môi trường và công trình đô thị trực tiếp quản lý.
Cả hai khu nhà ở tập thể tổ 39, 40 đều đã hết hạn sử dụng từ năm 1993, năm 1997 phía đơn vị quản lý nhà đã không thu tiền thuê nhà của các hộ dân nữa.
Tất cả các hộ dân sinh sống tại KCC do chưa có chỗ ở mới nên hễ cứ mỗi khi nghe tin bão đổ bộ là các hộ dân nơi đây lại phải sơ tán nhờ sang kí túc xá Trường CĐSP Thái Bình, Trường Mầm non Hoa Hồng để tránh bão.
Ông Cường cho biết thêm: "Mỗi lần bão về việc di dân rất vất vả, chúng tôi phải huy động tất cả các lực lượng đến để giải thích, vận động bà con đến nơi an toàn, rồi để đảm bảo của cải của dân phải cắt cử người trực chiến theo dõi... Trước khi di dân tránh bão phường đều có giấy niêm phong nhà lại và khóa các cửa cầu thang, chỉ khi bão qua thì các lực lượng phường mới xuống mở khóa đưa bà con về nhà”.
Đã nhiều năm qua, người dân cũng như chính quyền sở tại đã có đơn đề nghị lên UBND TP Thái Bình sớm triển khai dự án nhà ở tái định cư nhưng đến nay sự việc vẫn nằm trong… im lặng (!?). Hàng trăm con người hiện chỉ biết chờ đợi và sống trong sự lo lắng KCC đổ sập bất cứ lúc nào.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh
- Người dân Cự Đà hồ hởi đón mừng Cây Di sản
- Trung tâm Ứng phó Sự cố Môi trường Việt Nam xuát bản Tập san gắn kết yêu thương bảo vệ môi trường
- Long An: Khuyến khích người dân giám sát, phản ánh về ô nhiễm môi trường
- Đẩy mạnh thực hiện giải pháp cấp bách bảo tồn chim hoang dã, di cư tại Việt Nam
- Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023 chủ đề: “Chung tay hành động cho thế giới sạch hơn”
- Tây Ninh tăng cường kiểm tra các cơ sở khả năng gây ô nhiễm cao
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Thị gần 400 năm, chu vi thân 2,9 mét, trong khuôn viên đền – chùa Thái, thôn Trấn Nam, xã Trấn Dương, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng vừa được chính quyền và nhân dân xã Trấn Dương long trọng tổ chức lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 22/9/2024.
Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Ban Tổ chức cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” xin trân trọng giới thiệu đội ngũ chuyên gia sẽ đảm nhận vai trò đánh giá các sáng kiến về bảo vệ môi trường tại cuộc thi năm nay.