»

Chủ nhật, 19/01/2025, 02:29:19 AM (GMT+7)

Làm cách nào để cứu Trái Đất khỏi “sốt”?

(13:08:22 PM 23/03/2014)
(Tin Môi Trường) - Khi mà sự kiện Giờ Trái Đất 2014 đang đến gần, chúng ta phải hành động như thể nào để cứu Trái Đất đang “sốt”.

Ảnh: TL

 

Kể từ khi sự sống hình thành trên Trái Đất khoảng 3,5 tỷ năm trước, nguy cơ hủy diệt cũng đã bắt đầu xuất hiện. Với những mối rủi ro hiện hữu, thách thức đặt ra cho loài người không phải là phớt lờ chúng hay xem xét trong nỗi thất vọng, mà cần phải tìm hiểu và tiến hành những phương pháp tốt nhất để bảo vệ Trái Đất an toàn hơn.

Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) nhận xét: “Khí hậu của địa cầu ngày càng nóng dần lên là điều không thể chối cãi”. Nhiệt độ trái đất đang tăng chứng minh sự kiện này. Điều mà các nhà khoa học gọi là sự biến đổi khí hậu đã dẫn đến thời tiết khắc nghiệt, bao gồm hạn hán, mưa lớn, những đợt nóng và giông bão trên toàn thế giới.

Ăn ít thịt để cứu trái đất

Các nhà khoa học vừa đưa ra cảnh báo rằng các nước phương Tây cần cắt giảm một nửa khẩu phần thịt trong chế độ ăn uống của mình để ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu mà nguyên nhân chính là do các sản phẩm chăn nuôi của ngành nông nghiệp.

Ăn ít thịt hơn, đặc biệt là thịt bò, tái chế chất thải nhiều hơn và dành nhiều đất nông nghiệp cho trồng trọt là những việc con người nên làm nếu muốn chống lại biến đổi khí hậu. Nếu kiên trì thay đổi các mô hình sản xuất nông nghiệp cũng như điều chỉnh lượng thịt trong khẩu phần ăn từ đây đến năm 2050, chúng ta có thể làm chậm đáng kể quá trình biến đổi khí hậu. Khi đó nồng độ CO2 trong bầu khí quyển sẽ giảm 25 phần triệu, mức an toàn để giữ cho trái đất không nóng lên quá 2 độ.

Cứu trái đất bằng du lịch không gian


Việc mở cửa ngành không gian cho đại chúng có thể kích hoạt làn sóng bảo vệ địa cầu, ngăn chặn tình trạng phá hoại môi trường tự nhiên trên Trái Đất.

Có tận mắt chứng kiến trái đất mỏng manh, yếu ớt nằm lọt thỏm giữa đêm trường vũ trụ, mới thấy nó quý giá đến thế nào. Nếu càng nhiều người nhìn thấy cảnh tượng gây chấn động tâm thức trên, ắt hẳn nhân loại sẽ đối xử với địa cầu một cách cẩn trọng hơn, theo John Grunsfeld, thuộc ban giám đốc sứ mệnh khoa học của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA).

Tính đến thời điểm này, khoảng 530 người đã bay vào không gian, hầu hết là các phi hành gia NASA hoặc Liên Xô/Nga. Tuy nhiên, danh sách trên sẽ nhanh chóng mở rộng khi đến thời của du lịch vũ trụ.

Ngăn ngừa hiện tượng tuyệt chủng

Vụ tuyệt chủng hàng loạt 65 triệu năm trước đây là lần thứ 5 Trái đất chứng kiến đại tuyệt chủng, và đó cũng là lần gần đây nhất so với thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, chắc chắn đó sẽ không phải là lần cuối cùng. Theo các nhà nghiên cứu, có rất nhiều dấu hiệu cho thấy chúng ta đang bước vào lần đại tuyệt chủng thứ 6.

Theo thống kê của Quỹ Cuộc sống Hoang dã Thế giới, sự đa dạng sinh học trên Trái Đất đã giảm 30% từ những năm 1970. Chương trình Môi trường Liên Hợp quốc ước tính rằng có khoảng 150 đến 200 loài bị tuyệt chủng mỗi ngày và có đến 30.000 loài bị tuyệt chủng mỗi năm. Với đà này, một nửa số loài sẽ biến mất khỏi Trái Đất khi đến năm 2100.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tuyệt chủng, hiện nay, dù chúng ta ngừng tàn phá thiên nhiên, sự diệt chủng vẫn sẽ tiếp tục diễn ra. Vết thương mà con người gây ra cho Trái Đất quá lớn, hiện nay rất khó để lành. Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa “Đã quá muộn và chúng ta phải đầu hàng”.

Bớt hoang phí tài nguyên

Con người lại đang can thiệp vào sự cân bằng này bằng việc phá rừng, khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên... Theo một nghiên cứu được đăng trên tạp chí uy tín Nature, 43% hệ sinh thái Trái Đất đã bị sử dụng để cung ứng cho nhu cầu của con người. Nếu chúng ta vượt ngưỡng sử dụng 50% nguồn tài nguyên Trái đất, sự cân bằng của trái đất sẽ bị mất đi, dẫn đến sự sụp đổ của hệ sinh thái.

Chúng ta có thể vẫn sống nếu như sử dụng tiết kiệm năng lượng và nước. Tái sử dụng các nguồn vật liệu cũng là một phương pháp hay. Một nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng phần lớn những thứ mà chúng ta vứt đi, vẫn có thể hoạt động tốt. Chúng ta nên tăng hiệu quả sử dụng năng lượng bằng việc chế tạo và mua những chiếc xe tốt, như xe “lai” giữa xe chạy bằng xăng và bằng nhiên liệu sinh học hoặc xe chạy bằng điện và hạn chế sử dụng nhựa. Các nguồn tài nguyên trên Trái Đất là hữu hạn, vì thế nếu chúng ta không cẩn trọng hơn trong sử dụng, chúng sẽ nhanh chóng cạn kiệt.

Cắt giảm vũ khí hủy diệt hàng loạt

Bên cạnh những mối đe dọa khách quan, con người đang tạo ra sự hủy diệt chính tương lai nhân loại. Vũ khí hủy diệt hàng loạt bao gồm vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học và vũ khí sinh học đang tạo ra một cuộc chạy đua quy mô toàn cầu, bởi hàng loạt quốc gia coi đó là bảo bối phòng thân hay vũ khí răn đe nước khác. Không ít tổ chức quốc tế lo ngại, chiến tranh hạt nhân nổ ra sẽ kéo theo sự diệt vong của Trái Đất.

Bên cạnh vũ khí hạt nhân, vũ khí sinh - hóa học cũng là mối đại họa đe dọa nhân loại. Dù những công ước cấm sử dụng những loại vũ khí giết người hàng loạt này được cộng đồng quốc tế chấp thuận nhưng nguy cơ từ nó vẫn không được loại trừ.

Trong bối cảnh thế giới gia tăng bất ổn do các cuộc chiến tranh, xung đột, việc cắt giảm và tiêu hủy các loại vũ khí hàng loạt là một mục tiêu quan trọng cho hòa bình và tồn vong của Trái Đất.
 

Minh Cường- MTX
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Làm cách nào để cứu Trái Đất khỏi “sốt”?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải

Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải

(Tin Môi Trường) - Tại Lễ Khai mạc Festival Khèn Mông, Lễ hội hoa Đào rừng (Pằng Tớ Dầy) của huyện Mù Cang Chải, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cùng đại diện Hội BVTN&MT Việt Nam đã trực tiếp trao Bằng và Quyết định công nhận 4 Cây di sản Việt Nam cho đại diện địa phương.

Tin Môi Trường
 Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”

Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”

(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.

VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI