»

Thứ bảy, 18/01/2025, 23:06:39 PM (GMT+7)

"Họ không phải là những người tử tế!"

(08:14:34 AM 28/10/2012)
(Tin Môi Trường) - Đó là nhận định của bạn đọc Quang Minh đối với những người ủng hộ dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A. "Chủ đầu tư và những ngụy trí thức, họ núp dưới danh nghĩa phát triển đất nước để làm bình phong cho âm mưu kiếm tiền..."

 

 
Ramsar Bàu Sấu sẽ bị tác động lớn bởi 2 thủy điện 6 và 6A. Ảnh: TĂNG A PẨU
 
 
Chủ đầu tư "cố đấm ăn xôi"
 
Hơn 1 năm trước, khi thông tin dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A doTập đoàn Đức Long Gia Lai làm chủ đầu tư được Bộ NN-PTNT có văn bản đồng ý và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, dư luận đã lên tiếng phản đối vì nó ảnh hưởng đến VQG Cát Tiên, viên ngọc quý của miền Đông Nam Bộ. Dù vậy, chủ đầu tư vẫn kiên trì theo đuổi nó.
 
Cụ thể, sau khi ĐMT của Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam (thuộc Bộ NN-PTNT) bị lật tẩy sao chép, cắt dán, Tập đoàn Đức Long Gia Lai tiếp tục thuê một đơn vị khác là Viện Môi trường và Tài nguyên (thuộc ĐH Quốc gia TPHCM) lập cáo cáo.
 
Đã vậy, ông Bùi Pháp, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đức Long Gia còn tỏ ra "có trách nhiệm" khi cho biết "rất quan tâm, cân nhắc về những ảnh hưởng của dự án đến môi trường chứ không phải chỉ chăm chú đến mục tiêu kinh tế", đồng thời mạnh miệng tuyên bố "báo chí muốn viết gì phải liên hệ với chúng tôi để lấy thông tin, không được sử dụng những thông tin không đúng từ các nguồn khác".
 
Tuyên bố trên khiến bạn đọc nghi ngờ đạo đức, năng lực và sự hiểu biết của chủ đầu tư.
 
Bạn Tư Hên Bình Dương nhận xét: Ông Bùi Pháp nói hay nhỉ! Báo chí mà lấy thông tin từ ông thì sao gọi là "báo chí" được, hình như ông không hiểu về thông tin đại chúng thì phải. Đã là thông tin đại chúng thì phải trung thực và khách quan. Nói như thế để thấy được nhận thức của ông có vấn đề rồi. Vậy liệu ông có đủ trình độ để đánh giá mức độ tàn phá của thủy điện đối với rừng nguyên sinh không hay ông chỉ biết khư khư giữ chặt nồi cơm của mình?
 
Còn bạn Người yêu rừng Cát Tiên thì cho rằng đó là một cách phát biểu vô trách nhiệm và đang rõ ràng là che giấu sự thật!
 
Có lẽ đây là lời tuyên bố của người "thiếu ..." nhất mà nhân dân được nghe. Nó không có giá trị nào với phóng viên, với các tờ báo, với bạn đọc ngoài việc khẳng định ông Pháp đang sợ sự thật", bạn Quang Vinh khẳng định.
 
Và cái sự thật đó, theo bạn Năm Xà Ben thì: Năm tui nghi ngờ mục đích của dự án thủy điện ở vườn Cát Tiên là phá rừng kiếm gỗ mà thôi.
 
Dẫn chứng thêm về tư cách của chủ đầu tư này, bạn Ngô Mạnh Trung Thành đề nghị mọi người hãy nhìn vào Quốc lộ 14, con đường do Tập đoàn Đức Long Gia Lai đang thực hiện thì đủ biết năng lực của họ tới đâu rồi (con đường này đang bị xuống cấp trầm trọng, báo Người Lao Động đã phản ánh qua bài viết Tả tơi quốc lộ).
 
Phản đối việc chủ đầu tư cứ khư khư ý định phá rừng xây thủy điện, bạn Trần Sơn hỏi ông Bùi Pháp: Giả sử nhà ông đang có một vườn hoa rất đẹp, liệu ông có thích xây 1 cái chuồng gà trong vườn hoa đó không? Hơn nữa, VQG Nam Cát Tiên là tài sản của toàn dân, không phải là vườn hoa riêng của nhà ông.
 
 
 

TS Lê Anh Tuấn, Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu- ĐH Cần Thơ, chỉ vào vạch đánh dấu của đơn vị

khảo sát dự báo mức nước sẽ dâng khi xây dựng thủy điện 6A tại Vườn Quốc gia Cát Tiên. Ảnh: XUÂN HOÀNG

 
Nhà khoa học làm "dịch vụ"?
 
Việc chủ đầu tư quan tâm nhiều đến lợi ích kinh tế hơn vấn đề môi sinh là chuyện không quá khó hiểu với dư luận nhưng những nhà khoa học, những người làm việc trong các cơ quan nhà nước, giữ trách nhiệm nghiên cứu về môi trường sinh thái cũng ủng hộ dự án này bằng những lập luận ngược đời, ngô nghê trong các ĐMT khiến bạn đọc thất vọng tràn trề.
 
Cụ thể, theo những nhà khoa học này thì thủy điện 6 và 6A khả thi bởi các lý do: Góp phần phát triển kinh tề xã hội; dự án không ảnh hưởng nhiều đến VQG Cát Tiên (197 ha) vì khu vực này là rừng nghèo, toàn tre nứa; khi xây dựng dự án, một diện tích rừng bị ngập nước sẽ tạo điều kiện cho cây cối phát triển...
 
Mục đích báo cáo này phục vụ lợi ích cho cá nhân, tập thể nào?, bạn đọc Thanh Bình đặt câu hỏi, bởi lẽ, người làm báo cáo chắc chưa học hết lớp 5 vì học sinh cấp 1 cũng sẽ biết cây chết khi ngập úng.
 
Còn bạn LDS cho rằng, có khả năng báo cáo ĐMT nói trên là một dạng nghiên cứu "dịch vụ" mà lương tâm nhà khoa học đã bị xem là một thứ hàng hóa rẻ tiền, trung thực trong khoa học là một thứ xa xỉ. Vì thế, không nên coi những báo cáo trên là một tài liệu đáng tin cậy chứ chưa nói tới việc xem xét đó là cơ sở ra quyết định.
 
Ngán ngẩm hơn, bạn Nguyễn Huy nhận định, những lập luận của Viện Môi trường và Tài nguyên đã chứng minh cho chúng ta thấy đất nước sẽ chẳng còn tài nguyên gì cho thế hệ mai sau. Lập luận phản khoa học như vậy mà dám viết thì hỏi sinh viên được học cái gì trong trường nơi các vị này giảng dạy?
 

Rừng hỗn giao với các cây gỗ lớn và tre nứa tại khu vực dự kiến
xây dựng thủy điện Đồng Nai 6A
.
Gà so cổ hung - loài quý hiếm thường kiếm ăn và làm tổ trong những cánh rừng tre, lồ ô của khu Cát Lộc, thuộc Vườn Quốc gia Cát Tiên ...
...và chà vá chân đen - loài thú quý đang sinh sống tại khu vực dự kiến xây thủy điện Đồng Nai 6. Ảnh: TS VŨ NGỌC LONG
 
Hãy dừng lại ngay!
 
Trước những biểu hiện trên của chủ đầu tư và các nhà khoa học nói trên, nhiều bạn đọc đưa ra những lập luận xác đáng, thỉnh cầu thống thiết đến Chính phủ rằng hãy cho dừng ngay dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A nói riêng và thủy điện nói chung vì tương lai của con em chúng ta.
 
 
Dù có xây bao nhiêu đập thủy điện thì vẫn là tình trạng thiếu điện, giá điện tăng nhưng chủ đầu tư vẫn phải xây vì cố đấm ăn xôi mới có cơ hội kiếm chác. Đây hoàn toàn không phải là lợi ích kinh tế cho quốc gia chi cả mà là lợi dụng cơ chế để kiếm tiền. (Quintus)
 
 
Ngành lâm nghiệp Việt Nam nói chung và những CBCC đang làm việc tại VQG Cát Tiên không quên ngày 10-11-2001, ngày mà VQG Cát Tiên được Ủy ban UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thứ 411 của thế giới. Tháng 6-2013 Liên minh bảo tồn thế giới IUCN sẽ trình UNESCO xem xét về việc công nhận di sản thiên nhiên thế giới đối với VQG Cát Tiên. Tháng 9-2012 vừa qua, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã ký văn bản công nhận VQG Cát Tiên là di tích quốc gia đặc biệt. Như vậy, nếu xây 2 thủy điện tại VQG Cát Tiên thì coi như xóa sổ di tích quốc gia đặc biệt và không còn là di sản thiên nhiên thế giới nữa. Thế giới sẽ nghĩ gì về chúng ta? (Dã Quỳ)

Môi trường phải là yếu tố hàng đầu. Phát triển kinh tế nhanh phải đi liền với bền vững, bảo vệ môi trường. Không nên vì lợi ích nhỏ trước mắt mà quên đi đại cục. (Nguyễn Tiến)
 
 
Tài nguyên, khoáng sản, môi trường là tài sản chung của hơn 80 triệu dân hôm nay và của con cháu mai sau chứ không riêng gì của người dân địa phương. Chúng tôi có quyền được hưởng và yêu cầu bảo vệ môi trường cho con cháu hôm nay và mai sau. Mong các cấp chính quyền hôm nay đừng để lợi ích của một nhóm chủ đầu tư nào đó mà phá hủy cả tương lai của con cháu chúng ta, của đất nước Việt Nam. (Nguyen)
 
 
 Người trong cuộc

 

 


Tôi là kỹ sư thủy lợi tham gia thi công nhiều công trình thủy điện ở miền Trung. Tôi thấy bao giờ chuẩn bị làm chủ đầu tư cũng hứa rất hay như "tích nước chống hạn, cắt lũ cho dân..." nhưng thực tế dân khát nước mùa hạn, ngập lụt mùa mưa... Nếu rừng Cát Tiên không còn nhiều gỗ quí và hổ tôi cam đoan có mời họ cũng không thèm làm đâu! Khi làm xin giấy phép khai thác 20 hecta rừng thì họ sẽ phá lên 200 hecta. Tiền bán gỗ đã quá lời khi chưa xây xong công trình nên anh em làm thủy điện thường nói với nhau "chúng ta là những tên lâm tặc làm giàu cho chủ đầu tư...". Nhìn những cánh rừng hàng trăm năm tuổi bị thủy điện bị tàn phá chỉ vì lợi ích nhóm mà thấy xót xa quá... Rất mong quốc hội không cho làm 6 và 6A vì đây là mảnh rừng cuối cùng ở khu vực này, để con cháu chúng ta không phải gánh chịu đại hồng thủy mà thiên nhiên báo ứng... (Nguyễn Văn Thế)

 

 

 

 


Trước khi xây thủy điện Đại Ninh, quê tôi có một con sông Phú Hội, một cánh rừng đa dạng phong phú bạt ngàn dọc theo con sông và một con thác cực kỳ đẹp với 7 tầng đá, cao 40 m, rộng hàng trăm mét... Nhưng bây giờ mỗi khi nghĩ tới nó lòng tôi nặng trĩu buồn vô hạn. Ngày khánh thành đập thủy điện đưa vào sử dụng thì cũng là ngày khai tử dòng sông, con thác và niềm tự hào quê hương của tôi. Tôi về quê, không nhận ra con sông nữa, giờ nó chỉ là bãi đất trống để xả nước của thủy điện, cạn trơ đáy, cây cối hai bên bờ xơ xác. Vào thăm thác thì ôi thôi, vẫn còn đó những vách đá sừng sững nhưng thay vì rêu xanh bao phủ nay nó bị bụi phủ, không có nước, cây cối khô héo, trơ trọi, rác rến dày đặc... (Thủy điện Đại Ninh)

 

 

 

(Nguồn: NLĐO)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Ý kiến bạn đọc về: "Họ không phải là những người tử tế!"

  • Rừng xanh (15:04:09 PM 31/10/2012)Có cho phép cũng không có tiền đầu tư

    Các bạn cứ yên tâm đi, dự án này không thực hiện được đâu. Có cho phép xây dựng thì Đức Long Gia Lai cũng không có tiền mà đầu tư đâu, thật 100% đó. Nếu không tin thì các bạn lên Gia Lai mà xem ĐLGL đang làm gì, và tìm những đối tác đã làm ăn với ĐLGL xem họ nói sao.

Gửi ý kiến bạn đọc về: "Họ không phải là những người tử tế!"

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải

Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải

(Tin Môi Trường) - Tại Lễ Khai mạc Festival Khèn Mông, Lễ hội hoa Đào rừng (Pằng Tớ Dầy) của huyện Mù Cang Chải, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cùng đại diện Hội BVTN&MT Việt Nam đã trực tiếp trao Bằng và Quyết định công nhận 4 Cây di sản Việt Nam cho đại diện địa phương.

Tin Môi Trường
 Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”

Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”

(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.

VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI