Tin môi trường và bạn đọc » Nên đọc
Hà Nội: Người dân phát hoảng khi đi vào hầm bộ hành
(20:05:55 PM 16/10/2011)Xuống hầm là… muốn nôn
Nhìn thấy hình ảnh này liệu rằng mấy người muốn đi qua hầm bộ hành? |
Khảo sát của PV tại các hầm bộ hành trên các tuyến đường: Khuất Duy Tiến, Phạm Hùng, Ngã Tư Sở, Kim Liên,.... cho thấy, người dân dường như “quên lãng” đối với những đường hầm được đầu tư tiền tỷ này. Người đi bộ vẫn ngang nhiên băng qua đường bất chấp dòng phương tiện lao vùn vụt.
Mục sở thị các hầm bộ hành mới thấy sự hãi hùng khi phải xuống những đường hầm này. Tại hầm đường bộ Ngã Tư Sở, thường xuyên xảy ra tình trạng nước tràn xuống cầu thang, ứ đọng ở mép tưòng, đặc biệt là vào những ngày mưa…
Nước rò rỉ, cáu bẩn được khắc phục bằng... giẻ rách tại hầm bộ hành trên đường Phạm Hùng. |
Trên đường Phạm Hùng theo quan sát, hầu hết hệ thống điện, nước ở các hầm đường bộ (dù hầm đã khai thác hoặc chưa khai thác sử dụng) đều trong tình trạng nhếch nhác, xuống cấp nghiêm trọng.
Tại hầm trước cửa bến xe Mỹ Đình, hàng loạt đèn chiếu sáng bị hỏng, thậm chí có những điểm vốn được lắp đặt đèn thì nay đã bị tháo ra, để lại những lỗ thủng lớn nham nhở trên tường.
|
Đi dưới hầm nhiều người vừa đi vừa hoảng vì vắng vẻ, đèn lờ mờ, bóng đèn cháy rất nhiều nhưng không được thay thế. |
Theo cô Trần Thị Vân, một người dân sống gần đây cho biết: “Tình trạng này đã xảy ra khá lâu, nhưng cho đến nay chúng tôi vẫn chưa thấy các cơ quan chức năng tiến hành sửa chữa và lắp đặt lại. Đi xuống hầm nhiều chỗ như đi vào hang, đèn nhập nhèm không đủ ánh sáng khiến nhiều người xuống, sợ hãi lại quay vội lên”.
Một bóng đèn "leo lét" tại hầm bộ hành. |
Đặc biệt, thống thoát nước tại nhiều hầm đường bộ bị rò rỉ khiến người dân phát hoảng. Chính giữa trần, tại lỗ thông gió của hầm, nước vàng rỉ xuống, khiến cho trần bị ngấm nước, trở nên ẩm ướt và đổi màu vàng rêu.
Ống dẫn dây điện, lỗ thông gió hư hỏng. |
Hầm H4, đường Phạm Hùng, nước nhớp nháp, hoen ố cáu bẩn trông không khác gì một khu nhà vệ sinh lâu ngày không ai thu dọn. Để đối phó với tình trạng rò rỉ nước và ngăn dòng nước bẩn chảy tràn rộng, những lớp chắn bằng xi măng và… giẻ lau đã được sử dụng dọc bậc thang.
“Có lẽ tôi không dám bước xuống hầm bộ hành trên đường Phạm Hùng nữa. Cách đây vài hôm, vừa xuống mùi hôi nồng nặc, nhìn thấy giẻ rách nước cáu bẩn, tôi nôn thốc nôn tháo. Ngay sau đó tôi chạy vội ra khỏi hầm…”. - chị Trần Lan Phương, ở Mễ Trì, Từ Liêm chia sẻ.
“Thà vi phạm chứ không dám xuống hầm”
Bậc cầu thang bong tróc, xuống cấp. |
Không chỉ rơi vào cảnh ô nhiễm, các hầm bộ hành còn xuống cấp trầm trọng. Nhiều hạng mục như: trần, sàn, bậc thang bong tróc cũng là nguyên nhân khiến cho người dân… sợ đi bộ qua hầm.
Tại hầm đường bộ hiện đại ở Ngã Tư Sở, khảo sát cho thấy: trung bình cứ đi qua 4 đến 5 đèn chiếu sáng, lại bắt gặp một đèn hỏng. Điều đáng nói những đèn hỏng lại thường tập trung ở những điểm rẽ ngoặt trong hầm.
Nhiều bậc không còn nguyên vẹn tại hầm Ngã Tư Sở. |
Từng bị hai đối tượng “hỏi thăm”, bạn Lê Thị Mai, sinh viên trường Đại học Hà Nội cho biết: “Nếu cứ để tình trạng như hiện nay thì thà bọn em vi phạm giao thông đi bộ qua đường còn hơn là xuống hầm. Hôm đó, em đi trong hầm, nhưng tại điểm rẽ điện lờ mờ vì bóng đèn cháy. Bất ngờ hai thanh niên tóc xanh, đỏ chặn em lại trêu ghẹo. Sợ quá, em hét toáng lên, may mà có một người đàn ông trung tuổi vừa đi tới…”.
Tình trạng xuống cấp, hư hỏng lại khá phổ biến tại các hầm bộ hành. Tại hầm đường bộ H5 (đường Phạm Hùng), những bậc thang lên xuống ở hai bên đường, lớp gạch ốp phần nhiều đã bị vỡ và bong với nhiều mảng lớn nhỏ khác nhau. Hầm đường bộ đối diện với bến xe Mỹ Đình, nhiều mảng vôi vữa trên trần đã bị bong ra nham nhở …
Là người thường xuyên đi bộ qua hầm, em Phạm Thị Minh Phượng, học sinh lớp 11, trường THPT Quang Trung (Hà Nội) chia sẻ: “ Em thường đi bộ qua đây, nhưng hiện nay đường hầm hư hỏng quá nhanh, em thấy có hầm chưa đưa vào khai thác đã hỏng rồi. Chắc hẳn là chất lượng không được đảm bảo. Hầm đã đi thì bung bửa, gạch phồng rộp, nước bẩn nhầy nhụa khiến ai cũng ái ngại khi đi qua…”.
Trước tình trạng hầm bộ hành xuống cấp, ô nhiễm như hiện nay, để tạo được sự đồng tình, ủng hộ của người dân khi tham gia giao thông dưới hầm bộ hành; đề nghị các cơ quan chức năng kiểm tra, rà soát và nhanh chóng tiến hành biện pháp tu sửa những hạng mục. Đồng thời tăng cường lực lượng bảo vệ để đảm bảo an toàn cho người dân, cũng như gìn giữ cơ sở vật chất dưới hầm, giúp người dân an tâm và sử dụng hầm để qua đường.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh
- Người dân Cự Đà hồ hởi đón mừng Cây Di sản
- Trung tâm Ứng phó Sự cố Môi trường Việt Nam xuát bản Tập san gắn kết yêu thương bảo vệ môi trường
- Long An: Khuyến khích người dân giám sát, phản ánh về ô nhiễm môi trường
- Đẩy mạnh thực hiện giải pháp cấp bách bảo tồn chim hoang dã, di cư tại Việt Nam
- Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023 chủ đề: “Chung tay hành động cho thế giới sạch hơn”
- Tây Ninh tăng cường kiểm tra các cơ sở khả năng gây ô nhiễm cao
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Thị gần 400 năm, chu vi thân 2,9 mét, trong khuôn viên đền – chùa Thái, thôn Trấn Nam, xã Trấn Dương, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng vừa được chính quyền và nhân dân xã Trấn Dương long trọng tổ chức lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 22/9/2024.
Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Ban Tổ chức cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” xin trân trọng giới thiệu đội ngũ chuyên gia sẽ đảm nhận vai trò đánh giá các sáng kiến về bảo vệ môi trường tại cuộc thi năm nay.