Tin môi trường và bạn đọc » Nên đọc
Hà Nội: Choáng với "phở gián", "bún thạch sùng"
(08:18:15 AM 10/04/2012)Một bát phở…hai con gián
Tình trạng mất vệ sinh thực phẩm ở các hàng quán vỉa hè từ lâu đã là hồi chuông cảnh báo tới người tiêu dùng. Văn hóa quán xá là nét đẹp truyền thống của người Hà Nội nhưng cũng là nỗi kinh hoàng của nhiều người dân bởi những công thức chế biến siêu bẩn. Các món ăn có nêm thêm gián, rác rưởi, thạch sùng, dây chun, ruồi…là chuyện “thường ngày ở huyện”. Không ít người dở khóc, dở cười khi gặp phải tình huống đi ăn phở lại ăn phải gián hay ăn lẩu ở nhà hàng gắp phải “chun buộc tóc”…
Quán phở bẩn kinh hoàng. |
Chị Nga (phố Chùa Hà, Cầu Giấy) vẫn chưa hết tức giận khi kể lại bữa ăn “sợ nhất trong đời” của mình với một bát phở hai con gián. Chị Nga kể lại, chả là hôm đó chị dậy muộn nên ra ngoài ăn phở để đi làm cho kịp giờ. Vừa ngồi ở quán ăn đối diện số 40 Chùa Hà, Hà Nội gọi một bát phở bò ra, ăn được 2 miếng chị đã hét toáng lên bởi “trong bát phở có hai con gián”. Sợ quá, chị Nga quăng đôi đũa và nôn ọe ra bàn. Thấy vậy, bà chủ quán nhanh nhảu đến phân bua “em thông cảm cho quán chị nhé, hôm qua dọn hàng về muộn quá nên chị quên không cất nồi nước dùng kĩ”. Như vậy, theo giải thích của bà chủ hàng quán, hai con gián có nguồn gốc từ nồi nước dùng vì cả đêm không được đậy kín trong ngôi nhà ẩm thấp. Việc các loại côn trùng, gián, muỗi, ruồi bọ “tắm” rồi “bỏ mạng” trong nồi nước dùng của bà chủ này là điều dễ hiểu.
Bức xúc vì cách làm ăn thiếu vệ sinh của các hàng quán nên chị Nga “thề không ra hàng quán ăn bao giờ nữa dù có phải chết đói”.
Anh Quân (quê Hà Nam) đang ở trọ khu 175 Xuân Thủy, Hà Nội còn gặp trường hợp oái oăm hơn. Hôm đó là sinh nhật anh Quân nên anh chủ định mời hội bạn đi ăn lẩu vịt trên phố Nguyễn Phong Sắc. Không khí đang vui vẻ bỗng dưng Hương, người yêu anh Quân phát hiện ra trong nồi lẩu vịt có hẳn một cái chun nịt rất to màu đen. Theo suy luận của cả nhóm thì chiếc chun màu đen này có xuất xứ từ rau cần, rau cải ăn kèm với lẩu. Khi rửa rau các nhân viên đã không chú ý nhặt ra. Sợi chun làm cho nồi nước lẩu đen ngòm và có mùi rất khó chịu nên cả nhóm buộc phải từ bỏ cuộc vui sớm. Oái oăm hơn, khi kiến nghị lên bà chủ quán thì bà phát biểu một câu xanh rờn “ăn nữa thì ăn không ăn thì biến” khiến hội bạn anh Quân vô cùng bức xúc vì cách hành xử thiếu văn hóa của bà chủ này. Cả nhóm thề sẽ tẩy chay quán ăn này.
Điều kiện vệ sinh của các hàng quán luôn là hồi chuông cảnh báo đối với người tiêu dùng. Thịt bò được phơi giữa đường để “ăn bụi”, “thu hút ruồi”, bún đậu bán giữa đường lớn – đĩa khách ăn xong không rửa, rau rửa không sạch lẫn rác rưởi là thường, tương ớt 3 không, dầu ăn lấy lại của các nhà hàng có thể gây ung thư, bánh bao nhân thịt bẩn, dừa ủng hô biến thành dừa ngon, trứng gà giả… là những vấn nạn còn tồn tại dai dẳng và “ám hại” người tiêu dùng.
Tuy nhiên, với tâm lí “trăm người bán vạn người mua” các hàng quán ở Việt Nam vẫn thoải mái và thản nhiên khi được khách hàng phản ánh có gián hay ruồi muỗi trong đồ ăn. Phải chăng đây là sự băng hoại đạo đức kinh doanh?
Hết thời của thượng đế
Đã đến lúc người Việt cần có trách nhiệm hơn với thói quen ăn uống của mình để loại bỏ hàng quán ăn “bẩn” để bảo vệ sức khỏe của chính mình. Có một điều lạ ở Việt Nam đó là dù hàng quán đó có bẩn đến mấy hoặc đã từng bị lên án vì dùng thịt bẩn chế biến, trong đồ ăn có ruồi, gián…thì vẫn nghiễm nhiên đông khách. Khách hàng từ khắp nơi vẫn ùn ùn kéo về ăn khiến các chủ hàng chả cần quan tâm đến chất lượng mà chỉ cần “đếm tiền” dầy túi là thỏa mãn.
Hàng quán vẫn đông khách dù có bẩn. |
Chị Hoa (Cầu Giấy, Hà Nội) cũng từng phản ánh lên bà chủ “làm ăn như vậy lần sau ai còn quay lại ăn nữa”. Chả là chị Hoa đi ăn bún chả, vừa cầm đũa ăn được một nửa thì thấy trong bát có ruồi, chị bỏ đũa không ăn nữa, phản ánh cho bà chủ quán ăn này biết và nói sẽ không bao giờ quay lại quán ăn mất vệ sinh này. Đáp lại thượng đế của mình, bà chủ quán nói “đưa tiền đây rồi lần sau không đến cũng mặc”. Bà chủ quán còn liên tiếp nói những câu tục tĩu, phản cảm để mắng chị Hoa.
Anh Tài (Cầu Giấy) chia sẻ: “khách hàng bây giờ không còn là thượng đế nữa rồi” khi mà các cửa hàng bán đồ ăn ở Hà Nội vẫn đông nghịt khách mặc dù chất lượng đồ ăn tầm thường nếu không được coi là mất vệ sinh. Vì vậy mới có sự ra đời của các loại “bún mắng” và “cháo chửi” và hiệu ứng “càng chửi càng đông”… “Tôi đã từng đi ăn ở một quán bún ngan trên đường Tống Duy Tân khi mà bà chủ quán ra sức chửi mà các vị khách hàng vẫn cứ lầm lũi ăn vì họ nghĩ chắc bà chủ ấy chửi người khác thôi. Tại sao mình cũng bỏ tiền ra ăn mà không chọn nhưng quán ăn sạch sẽ và dễ chịu hơn”- anh Tài chia sẻ.
Nói như vậy để thấy rằng, thời đại bây giờ muôn kiểu thua thiệt đều đổ lên đầu người dân. Hơn ai hết, người dân phải là người tự bảo vệ chính mình bằng cách lên tiếng “tẩy chay” các hàng, quán ăn bẩn trên đất thủ đô.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh
- Người dân Cự Đà hồ hởi đón mừng Cây Di sản
- Trung tâm Ứng phó Sự cố Môi trường Việt Nam xuát bản Tập san gắn kết yêu thương bảo vệ môi trường
- Long An: Khuyến khích người dân giám sát, phản ánh về ô nhiễm môi trường
- Đẩy mạnh thực hiện giải pháp cấp bách bảo tồn chim hoang dã, di cư tại Việt Nam
- Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023 chủ đề: “Chung tay hành động cho thế giới sạch hơn”
- Tây Ninh tăng cường kiểm tra các cơ sở khả năng gây ô nhiễm cao
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Thị gần 400 năm, chu vi thân 2,9 mét, trong khuôn viên đền – chùa Thái, thôn Trấn Nam, xã Trấn Dương, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng vừa được chính quyền và nhân dân xã Trấn Dương long trọng tổ chức lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 22/9/2024.
Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.