Tin môi trường và bạn đọc » Nên đọc
“Đục nước, béo... ai” ?
(12:45:59 PM 14/06/2012)sông Mông Dương (phường Mông Dương, TP Cẩm Phả, Quảng Ninh) nhiều năm đục nước, có anh béo trắng vì tiết kiệm được khoản tiền lớn, nhiều anh lại gầy nhom vì cứ phải lo ngay ngáy chuyện môi trường.
Chuyện làm đục dòng sông thì phải kể đến vài ba đơn vị khai thác than nằm khu vực đầu nguồn con sông, đất đá từ các khai trường theo nước mưa trôi xuống sông, khiến con sông bị bồi lấp dần nước đen ngòm, lại thêm một số hộ dân sống trên bờ xả rác xuống. Bên bờ sông nhiều công trình cao tầng mọc lên, nhiều vị cứ tiện tay tương đồ thải xây dựng xuống sông. Vậy là dòng sông đục nước đem lại nguồn lợi cho nhiều người, anh khai thác than có chỗ để xả nước khi khai trường bị ngập mỗi khi mưa, những anh vô ý thức trong khu dân cư thì càng có cớ để vất rác theo, anh xây nhà bên sông thì đỡ hẳn khoản tiền thuê phương tiện chở vật liệu thải ra đổ ở nơi quy định. Cuối cùng chỉ mỗi dòng sông là khổ vì mang nặng trong lòng đủ thứ trên đời, dòng nước dưới đen thui, trên rác nổi lềnh bềnh.
Thế nhưng không phải ai cũng “béo” vì được hưởng nhiều nguồn lợi như vậy, cũng có nhiều người lo ngay ngáy, đó là các cán bộ phường Mông Dương vì dạo này các bác lại phải đi hô hào phát động người dân, các đơn vị sản xuất than trên địa bàn góp công, góp của để làm công tác môi trường. Năm 2005-2007, Công ty CP Than Mông Dương - Vinacomin là đơn vị khai thác than trên địa bàn được sự hỗ trợ của Vinacomin, đã đầu tư 59 tỷ đồng để nạo vét và xây 4km kè dọc hai bên bờ khu vực đông dân cư của con sông. Vậy nhưng chỉ sau 5 năm, mọi cố gắng nỗ lực này lại đang dần trôi theo dòng nước.
Được biết trong thời gian tới Vinacomin đang có kế hoạch nạo vét dòng sông. Công trình sẽ tiêu tốn hàng trăm tỷ đồng. Giá như các đơn vị khai thác than có ý thức hơn vào việc cải tạo các bãi thải ở các khai trường giảm bớt lượng đất đá trôi dạt, hay những người dân sống và làm ăn bên sông có ý thức hơn với môi trường, thì xem ra sẽ bớt đi những khoản tiền lớn cải tạo con sông, rồi lại mang tiếng là đem tiền đổ xuống sông xuống biển.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh
- Người dân Cự Đà hồ hởi đón mừng Cây Di sản
- Trung tâm Ứng phó Sự cố Môi trường Việt Nam xuát bản Tập san gắn kết yêu thương bảo vệ môi trường
- Long An: Khuyến khích người dân giám sát, phản ánh về ô nhiễm môi trường
- Đẩy mạnh thực hiện giải pháp cấp bách bảo tồn chim hoang dã, di cư tại Việt Nam
- Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023 chủ đề: “Chung tay hành động cho thế giới sạch hơn”
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
(Tin Môi Trường) - Tại Lễ Khai mạc Festival Khèn Mông, Lễ hội hoa Đào rừng (Pằng Tớ Dầy) của huyện Mù Cang Chải, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cùng đại diện Hội BVTN&MT Việt Nam đã trực tiếp trao Bằng và Quyết định công nhận 4 Cây di sản Việt Nam cho đại diện địa phương.
Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.