»

Chủ nhật, 19/01/2025, 00:02:46 AM (GMT+7)

Du lịch trên dòng kênh đầy… rác?

(18:43:40 PM 26/10/2014)
(Tin Môi Trường) - Thông tin công ty Thuyền Sài Gòn (Saigon Boat) sẽ khai thác chuyến du lịch trên kênh Nhiêu Lộc vào đầu tháng 12.2014 khiến tôi không khỏi băn khoăn. Mừng vì sắp thấy một hình ảnh đẹp trên kênh Nhiêu Lộc mỗi ngày, nhưng tự hỏi thuyền du lịch sẽ chạy thế nào đây nếu mỗi ngày người dân vẫn vô tư xả rác xuống dòng kênh?

Du[-]lịch[-]trên[-]dòng[-]kênh[-]đầy…[-]rác?
Thản nhiên đổ xà bần xuống dòng kênh Nhiêu Lộc vừa được cải tạo - Ảnh: Giang Phương


Nhà tôi ở gần kênh Nhiêu Lộc. Từ lúc dòng kênh được nạo vét sạch sẽ và hình thành công viên ở hai bên bờ kênh, vợ chồng tôi thường đi bộ ra đây chơi mỗi khi rảnh rỗi. Lúc mới đưa vào hoạt động, mùi hôi trên dòng kênh hầu như không còn, đã khiến vợ chồng tôi vừa ngạc nhiên vừa thán phục. Mỗi khi nước thủy triều lên, dòng kênh ngập tràn nước, chúng tôi đã nhìn thấy màu nước không còn đen thui xấu xí như trước mà đã lấp loáng ánh bạc, dòng nước chuyển động không ngừng vì có những con cá quẫy tung bên dưới.

Thế nhưng, trong vài tháng trở lại đây, khi đi bộ dọc theo dòng kênh, tôi lại ngửi thấy mùi hôi khi nước thuỷ triều rút xuống. Nhiều đoạn kênh nước lặng lờ đứng im vì… nghẹt rác. Nhìn dòng kênh lỗ chỗ rác, rồi lại nhìn những cái thuyền vớt rác trên sông neo đậu trên bờ mà… ngậm ngùi cho những người làm nghề này. Tôi không phải lo chuyện họ thất nghiệp - chắc chắn rồi, nhưng chẳng lẽ người vớt cứ vớt, còn người vứt cứ vứt?

Thi thoảng, trong khi đi bộ, tôi vẫn bắt gặp cảnh những đứa trẻ lao từ những con hẻm đối diện với dòng kênh, tay cầm một bịch rác thản nhiên vứt thẳng xuống dưới! Ban ngày mà còn thế, ban đêm thì thôi rồi! Nhiều người còn chạy xe máy mang những bịch rác lớn vứt xuống kênh.

Thông tin mới đây trên các báo cho biết,  đội vớt rác của công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị “thu hoạch” được 10 tấn rác/ngày trên dòng kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè! Con số này ít hơn hay nhiều hơn so với lúc dòng kênh mới được làm sạch thì không thấy báo nào cho biết. Nhưng 10 tấn rác trên dòng kênh dài tổng cộng có gần 9 km (với bề ngang khoảng 60 m) thì như vậy tính ra mỗi một km của dòng kênh “gánh” hơn 1 tấn rác! Thế thì các thuyền du lịch chèo tay sẽ đi như thế nào đây, trên dòng kênh… đầy rác?

Điều nghịch lý là Việt Nam đã ban hành thông tư nghị định về việc xử phạt đổ rác bừa bãi. Vào tháng 4.2013, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thông báo về việc soạn thảo nghị định xử phạt các hành vi về thu gom, đổ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định nhằm thay thế Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31.12.2009 của Chính phủ. Theo đó, sẽ xử phạt từ 500.000 - 1.000.000 đồng đối với người có hành vi vứt rác thải trên đường phố hoặc vào hệ thống thoát nước đô thị, hay doanh nghiệp xả chất thải nguy hiểm có thể bị phạt tối đa 2 tỉ đồng. Nghị định mới có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1.7.2013, thế nhưng có mấy cá nhân hay tổ chức bị xử phạt theo nghị định này?

Khôi hài nhất là tấm biển chắp tay lạy xin đừng đổ rác lan truyền trên mạng mới đây chế giễu tình trạng xả rác bừa bãi tại quảng trường Mỹ Đình sau đêm bắn pháo hoa kỷ niệm 60 năm giải phóng thủ đô (10.10.2014) với nội dung: “Chắp tay lạy:- Ông đi qua - Bà đi lại - Các anh chị trẻ tuổi học cao, học rộng - Không có thùng rác thì đừng vứt rác - Khổ người dọn rác"!

Vì sao đến nông nỗi: cả hai thành phố văn minh, hiện đại nhất nước là TP.HCM và Hà Nội nhưng nhiều người dân lại không có ý thức bảo vệ môi trường? Do ý thức quá kém hay do thiếu thùng rác?

Trở lại chuyện xả rác trên dòng kênh Nhiêu Lộc, cần nói thêm: dọc theo dòng kênh, bên phía đường Hoàng Sa hay Trường Sa… thuộc quận 3 và quận Phú Nhuận, nếu muốn tìm kiếm một thùng rác không dễ. Nếu có thì thùng rác quá bé và không dễ nhận diện. Trên nhiều con đường lớn của thành phố như Phan Đăng Lưu, Phan Xích Long, Phan Đình Phùng… cũng thế.

Và không khỏi so sánh: ở những thành phố vùng đông bắc Mỹ mà tôi có dịp đi du lịch mới đây nhìn đâu cũng thấy thùng rác. Tính thực dụng của người Mỹ thể hiện rõ qua những cái thùng rác to đặt khắp các con phố. Để không bị xê dịch, những thùng rác trên đều được đặt trong lồng sắt có thiết kế rất mỹ thuật cố định trên đường. Một cách làm thông minh! Dù bỏ rác vào chung một chiếc thùng thì người Mỹ đã được giáo dục thói quen để riêng rác hữu cơ vào một túi, rác chai lọ và đồ gia dụng đã qua sử dụng vào một túi khác. Nhờ vậy, tuyệt nhiên không thấy rác vương vãi trên các con đường ở miền đông bắc Mỹ. Nhờ vậy, không khí của họ… mới trong lành và không vương mùi hôi.

Chừng nào việc đổ rác bừa bãi chưa được xử phạt, chừng nào các thùng rác còn chưa được lắp đặt đại trà trên các con đường của thành phố thì… e rằng việc chèo thuyền đưa khách du lịch trên dòng kênh không khéo sẽ càng làm du khách thêm ngán ngẩm!

Mai An - một giáo viên tại TP HCM
Từ khóa liên quan: Du lịch, trên, dòng kênh, đầy, rác
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Du lịch trên dòng kênh đầy… rác?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải

Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải

(Tin Môi Trường) - Tại Lễ Khai mạc Festival Khèn Mông, Lễ hội hoa Đào rừng (Pằng Tớ Dầy) của huyện Mù Cang Chải, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cùng đại diện Hội BVTN&MT Việt Nam đã trực tiếp trao Bằng và Quyết định công nhận 4 Cây di sản Việt Nam cho đại diện địa phương.

Tin Môi Trường
 Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”

Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”

(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.

VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI