»

Thứ bảy, 18/01/2025, 10:51:55 AM (GMT+7)

Các đề xuất của Việt Nam đã được thông qua tại CITES COP 18

(17:31:33 PM 27/08/2019)
(Tin Môi Trường) - 6 đề xuất mà Việt Nam và các nước đề xuất đã được thông qua tại Hội nghị các nước thành viên Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã (ĐTVHD) nguy cấp (CITES) lần thứ 18.

 Các[-]đề[-]xuất[-]của[-]Việt[-]Nam[-]đã[-]được[-]thông[-]qua[-]tại[-]CITES[-]COP[-]18

Ảnh: Nguyễn Thành Luân - ATP

Tất cả ba đề xuất đề nghị đưa ba loài rùa từ Phụ lục II lên Phụ lục I: Rùa hộp Việt Nam (tên khoa học là Coura picturata), Rùa Trung Bộ (tên khoa học là Mauremys annamensis), và Rùa hộp bua-rê (tên khác là rùa hộp trán vàng) (tên khoa học là Coura bourreti) đều nhận được đồng thuận cao từ tất cả các nước thành viên. Tất cả ba loài này đều nằm trong nhóm Cực kỳ nguy cấp trong danh lục đỏ của IUCN. Hai loài đầu là loài đặc hữu chỉ phân bố tại Việt Nam. Mối đe doạ chính đến cả ba loài này là nạn săn bắt trộm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường buôn bán quốc tế các loài thú cưng độc và lạ và/hoặc nhu cầu làm thực phẩm, và mất môi trường sống. 

13 loài thạch sùng mí thuộc giống Goniurosaura, phân bố chủ yếu tại Việt Nam và Trung Quốc,  trong đó có ba loài đặc hữu tại Việt Nam là Thạch sùng mí Cát Bà (tên khoa học là Goniurosaura catbanensis), Thạch sùng mí Hữu liên (tên khoa học là Goniurosaura huulienensis) và Thạch sùng mí lichtenfer (tên khoa học là Goniurosaura lichtenfelderi) đều được các nước thành viên đồng thuận đưa vào Phụ lục II của công ước. Quần thể thạch sùng mí đặc hữu tại Nhật Bản không nằm trong phụ lục này. Theo Danh lục đỏ của IUCN, 13 loài này này đều nằm ở các nhóm Cực kỳ Nguy cấp hoặc Nguy cấp (3 loài) hoặc Sắp nguy cấp (2 loài). 
 
13 loài Cá cóc châu Á giống Paramesotriton phân bố chủ yếu tại Việt Nam và Trung Quốc bao gồm một loài cá cóc nổi tiếng tìm thấy lần đầu tại vườn quốc gia Tam Đảo- Cá cóc Tam đảo (tên khoa học là Paramesotriton deloustali) cũng đã đạt được sự ủng hộ tuyệt đối của tất cả các nước thành viên và đã có tên trong phụ lục II. 
 
25 loài Cá cóc sần cũng đã được bổ sung vào phụ lục II. Những loài này phân bố chủ yếu ở Đông Nam Á và Trung Quốc, trong đó có một loài cá cóc sần (tên khoa học là Tylototriton vietnamensis) là loài đặc hữu tại Việt Nam. Mối đe doạ chính đối với Cá cóc sần là do nạn săn bắt quá mức. Nhu cầu thị trường tăng cao tại các nước thuộc liên minh châu Âu, Mỹ và Trung Quốc khiến nhiều người tham gia vào việc bắt các loài này khỏi môi trường tự nhiên để kiếm lời. 
 
Bà Nguyễn Thị Mai, Quản lý chương trình bảo tồn ĐVHD tại Việt Nam cho biết: “Công tác trong lĩnh vực bảo tồn, điều làm tôi buồn nhất là chứng kiến sự tuyệt chủng của tê giác Java tại Việt nam và hiện nay nhiều loài như hổ và voi cũng đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Chính phủ Việt Nam nên có những hành động mạnh mẽ hơn để bảo vệ các quần thể loài hoang dã còn lại. Chúng tôi hoan nghênh những nỗ lực của Việt Nam nhằm bảo vệ các loài bò sát và lưỡng cư này trước áp lực săn bắt nhằm đáp ứng thị trường thú cưng độc, lạ hoặc/và làm thức ăn. Sự thành công này sẽ tạo ra động lực tốt để các cơ quan thực thi tăng cường đấu tranh với nạn buôn bán các loài ĐVHD. Vì vậy, chúng tôi vui mừng khi những loài này nhận được sự ủng hộ tuyệt đối của CITES để giúp Việt Nam tăng cường bảo vệ chúng khỏi nạn khai thác quá mức” 
 
Ông Vương Tiến Mạnh, Phó Giám đốc Cơ quan quản lý CITES tại Việt Nam phát biểu “Việt Nam đánh giá cao sự ủng hộ của các nước thành viên, đã có những quyết định đúng đắn góp phần giúp Việt Nam trong bảo vệ các loài bò sát, lưỡng cư, đặc biệt các loài đặc hữu nhằm ngăn chặn hoạt động buôn bán trái pháp luật các loài này trên thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, Việt Nam mong muốn cộng đồng quốc tế tiếp phối hợp, ủng hộ nỗ lực của Việt Nam trong kiểm soát buôn bán quốc tế các mẫu vật động, thực vật hoang dã nguy cấp khác theo quy định của CITES.”
LÊ NGUYỄN PHƯƠNG MAI
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Các đề xuất của Việt Nam đã được thông qua tại CITES COP 18

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải

Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải

(Tin Môi Trường) - Tại Lễ Khai mạc Festival Khèn Mông, Lễ hội hoa Đào rừng (Pằng Tớ Dầy) của huyện Mù Cang Chải, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cùng đại diện Hội BVTN&MT Việt Nam đã trực tiếp trao Bằng và Quyết định công nhận 4 Cây di sản Việt Nam cho đại diện địa phương.

Tin Môi Trường
 Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”

Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”

(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.

VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI