Tin môi trường và bạn đọc » Nên đọc
Giá lúa thấp hơn giá ốc bươu vàng
(11:18:34 AM 13/08/2013)Đọc bản tin này tôi không thể không nghĩ đến và ngậm ngùi cho thân phận của bà con nông dân ở quê tôi, nơi mà giá lúa đang bị hạ thấp đến độ vô lý, nhưng không ai chịu trách nhiệm. Vấn đề không ở chỗ giá lúa cao quá hay thấp quá mà ở tính hợp lý và hài hoà lợi ích của giá đó, và mọi sự bất hợp lý, không hài hoà của chính sách – gắn với chính khách, đều phải có cơ chế để đặt vấn đề trách nhiệm.
Ốc bươu vàng hại lúa bán còn được giá hơn lúa. An ninh lương thực ở đâu?
Trong khi đó thì người dân phải tìm cách đối phó. Đến vài năm sau người ta mới tìm thấy “tác dụng” của ốc bươu vàng: làm thức ăn cho vịt. Thế là bà con nông dân, kể cả trẻ con, đi ruộng bắt ốc bươu vàng bán cho các trại nuôi vịt. Nhưng ốc bươu vàng được xem là thứ “rác rưởi”, như cây cỏ, nên giá bán cũng rất thấp.
3kg lúa không bằng 1kg ốc bươu vàng. Tôi không biết có nơi nào mà người ta có thể ăn ốc bươu vàng thay cho gạo.
Tôi cũng không biết có nơi nào trên thế giới mà giá lúa thấp hơn giá ốc bươu vàng, vốn được xem là một loại rác sinh học.
Thành ra, bây giờ khi thu hoạch lúa xong, với cái giá bèo đó thì họ hoặc là lỗ hoặc là huề vốn. Có người sau một mùa vụ thì trắng tay vẫn hoàn trắng tay. Tình trạng này rất nhất quán với con số của tổng cục Thống kê, rằng trong số những người nghèo nhất nước, 83% là nông dân. Đó là con số đáng báo động.
Vì phải thanh toán nợ nần nên họ đành phải bán lúa dưới giá sàn. Hậu quả là những con thương hưởng lợi. Thống kê cho thấy trong hai năm 2008 – 2009, Việt Nam xuất khẩu gần 11 triệu tấn gạo trị giá 5,5 tỉ USD, và tính trung bình giá xuất khẩu là 10.360 đồng/kg.
Trong khi đó giá mua thì chỉ 7.000 đồng/kg. Như vậy, giá xuất khẩu và giá mua chênh lệch đến 3.360 đồng/kg lúa!
Thêm vào đó là chính sách tạm trữ lúa gạo của Nhà nước vô hình trung tạo cơ hội cho các doanh nghiệp mua lúa và tạm trữ. Các doanh nghiệp này, dù đã được hưởng lợi từ Nhà nước, chọn thời điểm để ép giá lúa, và hệ quả là người nông dân lãnh đủ.
Đã có người đề cập đến “nhóm lợi ích nông nghiệp”, và đã đến lúc phải xác minh và nhận dạng nhóm này để thực thi nghị quyết của Chính phủ.
Do đó, không ai ngạc nhiên khi phụ nữ xếp hàng đi lấy chồng Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc (một số thì bị chết thảm), và vấn nạn này là một quốc nhục.
Trong khi đó, nam thanh niên thì đi lang bạt làm thuê ở các khu kỹ nghệ khắp nước. Có nơi (như Thới Bình, Cà Mau) chỉ trong vòng sáu tháng có hàng ngàn thanh niên bỏ huyện đi làm ở các tỉnh khác. Ngày nay, đến mùa gặt lúa nông thôn rất khó tìm nhân công.
Đánh giá qua bất cứ chỉ tiêu nào (giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng, đường sá, nhà ở, v.v.), ĐBSCL thường đứng hạng chót hay áp chót. Đối với người dân ở đây, câu nói ĐBSCL là “vùng đất trù phú” chỉ là huyền thoại và là một sỉ nhục.
Giá lúa bằng... giá rơm
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh
- Người dân Cự Đà hồ hởi đón mừng Cây Di sản
- Trung tâm Ứng phó Sự cố Môi trường Việt Nam xuát bản Tập san gắn kết yêu thương bảo vệ môi trường
- Long An: Khuyến khích người dân giám sát, phản ánh về ô nhiễm môi trường
- Đẩy mạnh thực hiện giải pháp cấp bách bảo tồn chim hoang dã, di cư tại Việt Nam
- Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023 chủ đề: “Chung tay hành động cho thế giới sạch hơn”
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
(Tin Môi Trường) - Tại Lễ Khai mạc Festival Khèn Mông, Lễ hội hoa Đào rừng (Pằng Tớ Dầy) của huyện Mù Cang Chải, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cùng đại diện Hội BVTN&MT Việt Nam đã trực tiếp trao Bằng và Quyết định công nhận 4 Cây di sản Việt Nam cho đại diện địa phương.
Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.