»

Thứ năm, 21/11/2024, 23:46:52 PM (GMT+7)

Cơ hàn vì đâu nên nỗi?

(21:38:46 PM 12/01/2013)
(Tin Môi Trường) - Đất nước hình chữ S của chúng ta dài như cái đòn gánh, có mỏng manh nhưng cũng là một diễm phúc. Khi ở Lào Cai, Lạng Sơn có tuyết phủ, rét như cắt ruột thì cả miền Nam vẫn rực rỡ nắng vàng. Cái diễm phúc ấy cũng như hạnh phúc trên cõi đời này tiếc thay lại không được chia đều cho mọi sinh linh.

 

Những đợt gió mùa Đông Bắc đưa rét về như đã cố tình buộc chúng ta nhớ tới một sự tương phản, nghĩ tới cái hố giàu-nghèo; nghĩ tới một vùng núi cao phía Bắc rộng lớn của các sắc tộc thiểu số đang rét buốt, một miền trung du, đồng bằng Bắc Bộ với những người nông dân cần cù nhất thế giới nhưng vẫn chật vật lo miếng cơm, manh áo, chưa từng được thảnh thơi. Ở những nơi này, không chỉ có cái rét mà còn cái đói, hai kẻ đồng hành của dân nghèo. Rét làm mất trắng hàng ngàn con trâu là “đầu cơ nghiệp”.

 

Người dân Yên Bái đốt lửa sưởi ấm cho trâu bò. Nguồn: Lao Động 

 

Rét gây ra nhiều khó khăn để cấy trồng, thu hoạch và cả tiêu thụ sản phẩm. Không chỉ trâu bò thiếu cỏ, mà trẻ con, người già cũng thiếu gạo nấu cơm, thiếu cả sắn cho vào nồi. Mùa rét, nhiều gia đình miền núi bó gối ngồi trên nhà sàn mong thời gian trôi nhanh. Mùa rét, nhiều trường nội trú miền núi trẻ con ăn khoai, ăn ngô, ăn cơm độn, húp canh rau không thịt. Sau một chuyến đi lên Suối Giàng, nhà báo Trần Đăng Tuấn viết: “Khu nội trú này dân nuôi hoàn toàn. Cha mẹ góp gạo mỗi tuần 2kg và 5.000đ tiền thức ăn. Một nồi cơm và một nồi canh rau cải”. Năm ngàn đồng tiền thức ăn cho bảy ngày!

 

Ông Tuấn kêu gọi thực hiện một chương trình “cơm có thịt” cho học sinh miền núi, nơi đồng cỏ mênh mông, trâu bò hàng đàn và có những giống heo đặc sản nổi tiếng cung cấp cho cảnh “rượu thịt ôi” ê hề trong quán nhậu thành phố nhưng trẻ con không được ăn thịt. Chương trình đã đưa trên sáu tỷ đồng từ thiện của bá tánh tới 7.360 học sinh nội trú và đang tiếp tục triển khai.

 

Cũng mùa rét, ở nhiều thành phố miền xuôi người ta đang nô nức chuẩn bị ăn Tết. Nhiều báo đã đưa những tin tức đầu tiên về những món tiền thưởng cuối năm của các doanh nghiệp. Có những nơi thưởng hàng trăm triệu đồng cho một cá nhân. Cái hố vẫn mỗi ngày rộng và sâu hơn cùng cái rét.

 

Nhà kinh tế không tưởng nhất cũng cho rằng không thể có bình đẳng thu nhập trong xã hội loài người. Nhưng việc phân phối miếng ăn thì xem ra đàn sư tử cũng vẫn biết điều hơn chúng ta. Một quốc gia xuất khẩu gạo số 1 thế giới, mỗi năm bán ra 19 tỷ đô la hàng dệt may, một miền núi nuôi hàng triệu con trâu bò mà để học sinh ăn độn khoai sắn và cơm “không người lái”, đi chân đất trong giá lạnh như thời chiến tranh là nghịch cảnh không thể chấp nhận. Cái chăn ấm đang bị kéo về phía một số người.

 

Có người hỏi, cơn cớ vì đâu? Biết hỏi thì chắc đã biết trả lời. Không thể tiếp tục đổ lỗi cho cuộc chiến tranh đã qua gần 40 năm. Cũng không thể nói do đồng bào miền núi thiếu cần cù, lười nhác. Câu trả lời ẩn trong những chính sách an sinh xã hội đang cần được hoàn thiện. Và muốn hoàn thiện thì trước hết cần một chữ TÂM, bao gồm cả tấm lòng và sự quyết tâm.

 

Nguyễn Quang Thân (PNO)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cơ hàn vì đâu nên nỗi?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Cây Thị gần 400 năm, chu vi thân 2,9 mét, trong khuôn viên đền – chùa Thái, thôn Trấn Nam, xã Trấn Dương, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng vừa được chính quyền và nhân dân xã Trấn Dương long trọng tổ chức lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 22/9/2024.

Tin Môi Trường
 Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”

Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”

(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.

VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI