Tin môi trường và bạn đọc » Nên đọc
Thủy điện: “quan” thích, dân lo
(08:05:14 AM 11/12/2012)Thông tin sẽ có gần 60 ha rừng trong vùng lõi Vườn Quốc gia Yok Đôn (Đắk Lắk) sẽ bị xóa sổ khi Nhà máy Thủy điện Đrang Phốk xây dựng đã làm nhiều bạn bạn đọc bức xúc. Vườn Quốc gia Nam Cát Tiên đang bị Thủy điện Đồng Nai 6, 6A đe doạn thì nay lại đến Vườn Quốc gia Yok Đôn.
Sao cứ chọn rừng quý làm thủy điện ?
Nhiều bạn đọc bức xúc đặt câu hỏi: tại sao nơi nào nhiều rừng, nhiều gỗ quý thí các nhà đầu tư lại chọn làm thủy điện ? Và đặc biệt hơn nữa là các cấp chính quyền, ngành sở địa phương lại rất ủng hộ. Có phải vì điện không hay vì cái gì ở trong rừng ?
Bạn đọc Nguyễn Tuấn, cho biết: “Các nước tiên tiến đã ngừng xây dựng thủy điện vì lợi thì ít mà hại quá nhiều: phá vỡ hệ thống sinh thái tự nhiên, hủy diệt rừng, hủy diệt lá chắn bão lũ... Vậy mà không hiểu sao Việt Nam lại hăng hái hủy diệt rừng để làm thủy điện vậy?”
Buồn bã trước thông tin trên, một bạn đọc lấy nichname Cao Nguyên Không Còn Xanh, đặt vấn đề: “Lại phá rừng. Nơi nào có nhiều gỗ quý thì nơi đó sẽ được xây đập thủy điện, một cái cớ hợp lý, hợp pháp để phá rừng lấy gỗ, rồi những khối gỗ quý kia sẽ đi đâu? VQG Yok Đôn là sỡ hữu của toàn dân, không của riêng ai, vậy toàn dân phải cùng được chiêm ngưỡng, dạo chơi trong cánh rừng của mình, toàn dân phải được hỏi ý kiến khi một nhóm lợi ích định biến nó thành công cụ kiếm tiền của riêng mình chứ”.
Bạn đọc tên Dũng bày tỏ: “Phải viết lại chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh thôi. Tình thế lúc này Thủy Tinh đang gặp thời hay sao ấy. Thủy Tinh đang dùng nhiều chiêu len lỏi vào những vùng quan trọng để xây dựng cơ sở nhằm cát cứ lâu dài, tiêu diệt đuổi dần quân Sơn Tinh. Khi có bất thường thì Thủy Tinh ra tay tàn phá tiêu diệt nhiều hơn... Hình như phía sau Thủy Tinh có một "Chằn Tinh" đầy phép thuật luôn ủng hộ”. Còn bạn đọc Hai Nhách nói thẳng: “Phá rừng hợp pháp, tiền bán gỗ chia nhau là đủ giàu rồi!”
Những cánh rừng phong phú như thế này vẫn bị cho là rừng nghèo để có thể bị chặt hạ lấy đất làm thủy điện. Ảnh: Cao Nguyên
Bạn đọc Lệ Hoa, phân tích: “Khi giải trình một dự án khả thi để rồi thực thi vẫn có thể khác xa nhiều lắm. Để làm được thủy điện thì số lượng rừng bị hủy diệt rừng luôn nhiều hơn so với thực tế là điều chắc chắn. Bao nhiêu thủy điện vừa xây đã cho thấy thực tế này nên không thể tin vào những con số trên dự án của nhà đầu tư nữa rồi. Ai nói chỉ phá rừng trong điều kiện cho phép hay đúng như dự án thì hãy cam đoan rồi mới làm. Còn tôi không tin”.
Còn gì là Đăk Lăk
Bạn đọc Cát Tiên, bày tỏ: “Nghe đến phá rừng là mất cảm tình rồi. Việt Nam nổi tiếng là rừng vàng nhưng bây giờ thấy không còn được bao nhiêu nữa. Họ dùng mọi cách để phá rừng, nhỏ thì lén lút chặt cây, săn bắn; lớn thì móc nối cán bộ đưa xe tải, máy cứ vào. Còn lậy dự án thủy điện thì phải gọi là tận diệt hợp pháp”.
Bạn đọc Nguyễn Tuấn muốn trao đổi thẳng vấn đề này với Bộ Tài nguyên - Môi trường: “Đã nằm trong phạm vi bảo vệ nghiêm nghặt của vườn quốc gia sao lại cho xây dựng thủy điện để hủy diệt rừng? Tôi còn nhớ một vị giáo sư đã nói: "Chủ đầu tư chỉ trồng lại được cây, chứ không thể trồng lại rừng, vì rừng là cả một hệ sinh thái động vật thực vật phải trải qua hàng trăm năm mới hình thành". Ông Bộ trưởng Tài nguyên-Môi trường chắc phải hiểu rõ điều này hơn ai hết ! Phá rừng là phá hoại môi trường, thưa ông. Lá chắn bão tố lụt lội sẽ không còn một khi các ông ký giấy duyệt cho họ hủy diệt rừng, hủy diệt hệ sinh thái. Chỉ tội là bà con sẽ lãnh đủ sự trả thù của thiên nhiên mà thôi”.
Những cây gỗ quý này ổ trong Vường Quốc gia Yok Đôn sẽ không còn đất sống nếu thủy điện Đrang Phốk được xây dựng. Ảnh: Cao Nguyên
Cảm khái với những vẻ đẹp của thiên nhiên Đăk Lăk, bạn đọc Sao Mai, tiếc rẻ: “Thật tội nghiệp cho Đăk Lăk, bao nhiêu con thác đẹp như mơ, niềm hãnh diện của người dân Tây Nguyên, nguồn cảm hứng của khách du lịch, đã bị bóp chết vì thủy điện; nay lại đến vườn Quốc Gia Yok Đôn, vì lợi nhuận của một nhóm, các người cứ tận diệt, xẻ thịt không thương tiếc hết cánh rừng này đến cánh rừng khác. Đã là vườn quốc gia vẫn không được bảo vệ và tôn trọng thì dần dà nó sẽ trở thành vườn của một số đại gia và những cán bộ chấp thuận cho xây dựng thủy điện”.
Cùng cảm xúc, bạn đọc Tiếng xưa chân thành bày tỏ: “nhỏ những giọt nước mắt ngậm ngùi thương tiếc cho một cánh rừng thiêng sắp bị khai tử. Thủy điện chỉ là cái cớ, lợi ích của một nhóm người mới là chính, có khóc có thương thì cũng không ngăn được những kẻ đã dùng tiền bạc và quyền lực dẫm đạp lên tiếng nói từ lương tâm, từ con tim yêu thiên nhiên của bao người. Rừng thiêng Yok Đôn ơi, xin cho ta thắp một nén nhang để tiễn biệt người. Từ nay ta và nhiều người sẽ không còn đặt chân đến đây nữa, vì ta không muốn nhìn thấy cảnh hoang tàn, đìu hiu khi rừng bị xé nát một cách không thương tiếc”.
Đồng quan điểm trên, bạn đọc lấy nickname Rừng Xưa Đã Khép, chia sẻ: “Du khách đến với Tây Nguyên vì những ngọn thác đẹp, hùng vĩ, những cánh rừng nguyên sinh hoang sơ đại ngàn che bóng. Giờ đây, những thứ đó đã mất đi, voi Bản Đôn cũng đã bị những kẻ dã man giết hại, có nghĩa là ngành du lịch Đăk Lăk cũng sẽ chết, người dân Tây Nguyên cũng không còn gì để mà tự hào nữa. Ôi, thời đại mà của thì nặng hơn người”.
Kết luận ngắn gọn, bạn đọc Ánh Hồng, nói: “Nếu Vường Quốc gia Yok Đôn không mang trong lòng nhiều gỗ quý thì có lẽ nó sẽ không chết vì đập thủy điện”.
Vì quyền lợi của ai ?
|
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh
- Người dân Cự Đà hồ hởi đón mừng Cây Di sản
- Trung tâm Ứng phó Sự cố Môi trường Việt Nam xuát bản Tập san gắn kết yêu thương bảo vệ môi trường
- Long An: Khuyến khích người dân giám sát, phản ánh về ô nhiễm môi trường
- Đẩy mạnh thực hiện giải pháp cấp bách bảo tồn chim hoang dã, di cư tại Việt Nam
- Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023 chủ đề: “Chung tay hành động cho thế giới sạch hơn”
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
(Tin Môi Trường) - Tại Lễ Khai mạc Festival Khèn Mông, Lễ hội hoa Đào rừng (Pằng Tớ Dầy) của huyện Mù Cang Chải, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cùng đại diện Hội BVTN&MT Việt Nam đã trực tiếp trao Bằng và Quyết định công nhận 4 Cây di sản Việt Nam cho đại diện địa phương.
Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.