»

Thứ bảy, 18/01/2025, 23:18:38 PM (GMT+7)

Ngồi bàn giấy ủng hộ thủy điện Đồng Nai 6, 6A

(15:58:12 PM 12/12/2012)
(Tin Môi Trường) - Không đi thực tế, chỉ mới xem qua báo cáo đánh giá tác động môi trường của chủ đầu tư mà một thành viên của Hội đồng Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6, 6A đã đề nghị thông qua 2 dự án thủy điện này

Tùy tiện

 
Nhiều bạn đọc bất ngờ trước sự “dũng cảm” của ông Lê Đức Chương đưa ra đề nghị trên trong bối cảnh dư luận phản ứng mạnh mẽ việc thực hiện hai dự án thủy điện này. Nhưng khi biết trước khi đưa ra đề nghị này ông Chương chưa hề khảo sát thực tế thì nhiều bạn đọc lại cho rằng thật là “tùy tiện”.
 
Bạn đọc Năm Khang, cho biết: “ Không đi thực tế, chỉ dựa vào mô tả của một báo cáo ĐMT mà ông Chương đã dám thay mặt Bộ VH - TT - DL có bản nhận xét và ý kiến với chủ đầu tư để ủng hộ 2 dự án này. Trong khi đó Thứ trưởng của bộ này lại có ý kiến hoàn toàn khác và xác định chủ đầu tư không gửi cho Bộ báo cáo ĐTM. Điều gì đang xảy ra đằng sau dự án thủy điện này ? Tại sao phải vội vã ủng hộ thế ?”.
 
Bạn đọc Anh Hùng thẳng thắn nhận xét về đề nghị của ông Chương: “Cả một vấn đề khổng lồ mà chỉ ngồi "bàn giấy" đọc "trên cơ sở báo cáo ĐTM của chủ đầu tư" như ông nói rồi phê "ủng hộ" là thiếu trách nhiệm. Tại sao ông dám khẳng định võ đoán "Báo chí cứ nghe rồi đồn thổi"? Ông có biết phá mấy trăm hecta rừng là thế nào không? Còn phải phá thêm bao nhiêu rừng để làm đường giao thông, đường dây tải điện? Bao nhiêu động vật bị xua đuổi khỏi nơi sinh sống... Buồn cho đề nghị của Vụ trưởng".
 
Nhận định về phát biểu của ông Chương: "Hai dự án thủy điện này không ăn vào phần đất tỉnh Đồng Nai nhiều mà là Lâm Đồng, Đắk Nông. Tỉnh Đồng Nai cứ nói mãi, chứ Lâm Đồng, Đắk Nông và người dân địa phương nơi có dự án có nói gì đâu...", bạn đọc Ngô Thành Kha, gay gắt: “Ăn bao nhiêu là nhiều, ăn bao nhiêu là ít; nếu ăn vào tỉnh Đồng Nai ít thì không cho Tỉnh Đồng Nai có ý kiến à. Vậy bao nhiêu người dân (ngoài 2 tỉnh Lâm Đồng và Đăk Nông) cũng không được có ý kiến à ? Vụ trưởng chỉ căn cứ vào hồ sơ chủ đầu tư để ra kết luận. Nếu hồ sơ chủ đầu tư đúng, trung thực thì mọi vụ việc đâu có cần tới vụ trưởng ngày hôm nay”.
 
Khi xây dựng thủy điện Đồng Nai 6, khu vực này của vườn Quốc gia Nam Cát Tiên sẽ bị chìm trong nước.
 
Bạn đọc Cao Nguyên, chua chát: “Đừng nghĩ rằng dân Lâm Đồng, Đắk Nông nơi có dự án không nói gì. Chỉ có lãnh đạo nơi đó im lặng vì một lý do gì đó chứ người dân chúng tôi không đồng tình đối với 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A. Dù chúng tôi và nhiều người dân trên cả nước có phản đối mấy ông cũng không thèm đếm xỉa gì, vì chúng tôi chỉ là dân đen, tiếng nói đâu có trọng lượng mấy”.
 
Cùng quan điểm, bạn đọc Sao Mai, bày tỏ: “Mặc cho dư luận phản đối gay gắt vẫn còn nhiều cán bộ ủng hộ phá rừng làm thủy điện. Cứ kiểu này chẳng mấy lâu rừng Việt Nam thành rừng của đại gia hết”.

Ngụy biện 
 
Nhận xét về ý kiến của ông Lê Đức Chương “Nếu mùa khô nước cạn đi thì lấy đâu nước cung cấp cho rừng phát triển. Báo chí đừng nhìn một chiều...", bạn đọc Minh Nghĩa, cảm thán: “Thưa ông, rừng đã và vẫn đang phát triển trên hành tinh này mà không cần bất kỳ một sự tác động nào từ con người. Rừng chỉ chết vì những con người nhiều kiến thức nhưng ít trách nhiệm”.
 
Bạn đọc Sỹ Kin phân tích kỹ hơn: “Những lời của ông Chương cứ như mạch nước ngầm ăn dần từ vùng biên vào vùng cốt lõi của rừng. Thủy điện hại đến rừng là tất nhiên, dù đó là vùng biên nhưng vùng biên là vùng bảo vệ cho vùng cốt lõi. Khi vùng biên bị xâm hại rồi sẽ đe dọa tới vùng cốt lõi trong nay mai. Còn chiều cao con đập nó phụ thuộc vào công suất của nhà máy thủy điện. Đập thấp nhưng công suất cao thì diện tích tích nước càng lớn, diện tích rừng bị ảnh hưởng càng nhiều. Thiết nghĩ làm việc gì cũng cần lợi ích lâu dài, sự đồng thuận của nhân dân vùng ảnh hưởng. Đừng như Sông Tranh 2 bây giờ khó gỡ”.
 
Bạn đọc Minh Nghĩa, bày tỏ: “Ông Lê Đức Chương đã nói “tinh thần là ủng hộ nhưng nếu có vấn đề gì thì cũng phải yêu cầu chủ đầu tư sửa chữa, bổ sung kỹ càng hơn như bảo tồn văn hóa dân tộc, bảo tồn di tích nếu như có trong lòng hồ". Ông Chương phải dùng từ "nếu" khi kết luận ủng hộ. Tức là, ông ta ủng hộ khi chưa hoặc chưa thể cân nhắc hết các dữ liệu nên mới phải dùng chữ "nếu". Không hiểu vì lý do gì mà ông vị vụ trưởng này vội vàng thế nhỉ? Hay là... công trình này đã được "anh" nào đó ủng hộ rồi”.
 
Với nhận định: “xây đập giữ nước tưới rừng vào mùa khô”, bạn đọc Vương Long, cho biết: “Thưa ông tiến sĩ, đã bao đời nay có cái đập nào đâu mà rừng vẫn là rừng, nó có nhờ ai tưới đâu”. Còn bạn đọc S.K.D, nói thẳng: “Con tôi học lớp 7 cũng biết rừng giữ nước chống hạn, chống lũ. Giờ vị Tiến sĩ Vụ trưởng này có thêm ý tưởng sáng tạo xây đập lấy nước tưới cho rừng thì nên đưa vào sách giáo khoa để con tôi biết thêm”.
 
Phản khoa học


Bạn đọc Tư Tài, cho rằng: Ông Lê Đức Chương phát biểu rất mâu thuẫn. Thứ nhất ông nói báo chí đừng nhìn một chiều nhưng khi được hỏi Bộ VH-TT-DL đến VQG Cát Tiên kiểm tra thực tế chưa thì ông Chương trả lời là “chưa đến đó ! Chúng tôi chỉ đưa ra nhận xét với tư cách là một nhà khoa học và trên cơ sở báo cáo ĐTM của chủ đầu tư”. Trong khi đó thì các nhà khoa học có chuyên môn và tâm quyết với sự phát triển bền vững của đất nước điều nói rằng ĐTM của chủ đầu tư là sao chép, là sơ sài, là gian dối không đúng sự thật khách quan khi cố tình đưa ra những số liệu khảo sát được các "chuyên gia" phù phép toàn trên giấy!?

Vấn đề thứ hai mà ông Chương nói là “Thủy điện không ăn vào đất của Đồng Nai nhiều nhưng tỉnh Đồng Nai cứ nói mãi”. Nhận xét này rất thiếu khoa học. Ai cũng biết tỉnh Đồng Nai tiếp giáp với VQG Cát Tiên và nằm dưới hạ lưu sông Đồng Nai nên sẽ chịu tác động trực tiếp (chịu ảnh hưởng xấu về môi trường, nguồn nước sinh hoạt, ngụp lụt...) nếu như hai công trình thủy điện ĐN6, 6A được xây dựng tại vị trí này. Vì vậy có thể thấy rằng việc UBND tỉnh, tỉnh Ủy, Đại biểu QH tỉnh Đồng Nai phản ứng mạnh mẽ là điều tất yếu và là sự thể hiện trách nhiệm của lãnh đạo, của những ĐB trước cử tri và trách nhiệm bảo vệ môi trường, di sản Văn hóa của đất nước. Hình như Thủy điện ĐN6, 6A có mùi gì đó hấp dẫn lắm hay sao mà nhiều cán bộ sẵn sàng "trân trọng đề nghị hội đồng thông qua 2 dự án nầy để sớm được triển khai”.

 

 
(Nguồn: NLĐ)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Ngồi bàn giấy ủng hộ thủy điện Đồng Nai 6, 6A

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải

Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải

(Tin Môi Trường) - Tại Lễ Khai mạc Festival Khèn Mông, Lễ hội hoa Đào rừng (Pằng Tớ Dầy) của huyện Mù Cang Chải, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cùng đại diện Hội BVTN&MT Việt Nam đã trực tiếp trao Bằng và Quyết định công nhận 4 Cây di sản Việt Nam cho đại diện địa phương.

Tin Môi Trường
 Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”

Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”

(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.

VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI