Tin môi trường và bạn đọc » Nên đọc
Nghịch lý miếng da lừa
(15:38:45 PM 03/08/2013)Nước thải của rất nhiều, nếu không nói là hầu hết khách sạn, nhà nghỉ tuôn thẳng xuống biển. Phân người, nước tiểu, thức ăn thừa, kể cả rác thải từ hàng ngàn tàu du lịch cải tạo từ tàu cá cũ xưa nay, cộng với hàng ngàn tàu cá đang hoạt động vẫn được con người “thản nhiên như ruồi” tống xuống vịnh hàng chục năm nay. Tất cả tàu đều không có thùng chứa phân hay nhà xí hợp vệ sinh mà chỉ là những chiếc “cầu tõm”, đến nỗi nhiều du khách nước ngoài cho biết là họ không thể và cũng không nỡ “làm chuyện vừa mất vệ sinh vừa mất mỹ quan” đó, đành phải nhịn để chờ về khách sạn. Biển Nha Trang, nơi có cả một viện bảo tàng biển quốc gia và cũng là nơi có nhiều vỉa san hô và sinh thái biển quý hiếm, chứa nhiều tiềm năng du lịch đang bị lấp không thương tiếc, không bị kiểm soát, có trường hợp lấp cả khi không được cấp phép.
Đó là những gì báo chí cho biết về danh thắng quốc gia vịnh Nha Trang đẹp hàng đầu thế giới sau hàng chục năm “phát triển” du lịch. Núi ơi núi, biển ơi biển, bờ ơi bờ, có ai nghe chăng tiếng than ơ hờ cho một miền đất đẹp đang bị vùi dập?
Lấp biển thì nước trắng mới biến thành đất vàng. Tận dụng, khai thác đến từng mét vuông bờ biển, cát có biến thành bê tông mới đẻ ra tiền. Tàu du lịch không làm hố xí tự hoại để “tiết kiệm” chi phí mà có thêm lãi, xây nhà cao để tận dụng tiền thuê đất. Những tính toán “giỏi như thần” ấy của các nhà đầu tư và đồng lõa của họ là những người được nhân dân giao cho quản lý Nha Trang xinh đẹp đã có tác dụng “tích cực” như tăng chỉ số GDP, làm giàu cho nhiều người, kiếm được công ăn việc làm cho lao động. Tất cả đều có lợi, trừ Nha Trang!
Rừng thông Đà Lạt bị tàn phá. Nguồn ảnh: Internet.
Đó là một nghịch lý? Đúng vậy. Với cả Đà Lạt khi ngàn thông bị chặt phá và hệ thống biệt thự cổ kính gần như bị xóa sổ; với cả Vũng Tàu khi rừng dương hoang vu hàng chục cây số dọc bờ biển bị đốn để xây nhà nghỉ, khách sạn, núi Nhỏ bị “chặt mũi” để khai thác đá, nhìn từ khơi xa, thành phố mang tên Mũi Thánh Giắc trong ký ức Đông Dương bị lở loét thảm hại; với cả núi Hồng Lĩnh đất thiêng Lam Hồng bị khoét thịt lấy đất lấy đá đỏ lòm những vết thương sâu; với cả núi đá vôi của danh thắng Bạch Đằng Giang bên bờ Hải Phòng Quảng Yên bị các nhà máy xi măng xẻ thịt. Và nhiều nhiều nơi khác được giao cho những nhà vô địch phá nát cảnh quan và di sản của cha ông.
Nghịch lý là, du khách đến với biển là để tìm về thiên nhiên đẹp và hoang vắng. Lấy cớ phục vụ du khách, người ta đầu tư vô tội vạ “không hề cho chuyên môn phản biện” (lời chủ tịch Hội KTS Nha Trang). Kết quả là đánh mất luôn cả vẻ đẹp hoang sơ, khách không đến nữa, có đến cũng không muốn trở lại. Bốn chữ S của du lịch “sun, sea, sand, sex” thì sex đã bị cấm, cát đã thành bê tông, biển bị ô nhiễm, bị lòng tham vùi lấp. May ra chỉ còn một: mặt trời. Nhưng mặt trời thì ở đâu mà chẳng có! Viễn cảnh là chỉ còn một Nha Trang to rộng nhưng xấu xí và vắng khách.
Có một miếng da lừa ước gì được đó, nhưng mỗi lần ước là sinh mệnh bị rút ngắn lại. Miếng da lừa sinh mệnh Nha Trang đang bị thu lại mỗi lần “phát triển” thêm cái gì đó. Người ta không biết hay cố tình không biết điều này?
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh
- Người dân Cự Đà hồ hởi đón mừng Cây Di sản
- Trung tâm Ứng phó Sự cố Môi trường Việt Nam xuát bản Tập san gắn kết yêu thương bảo vệ môi trường
- Long An: Khuyến khích người dân giám sát, phản ánh về ô nhiễm môi trường
- Đẩy mạnh thực hiện giải pháp cấp bách bảo tồn chim hoang dã, di cư tại Việt Nam
- Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023 chủ đề: “Chung tay hành động cho thế giới sạch hơn”
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
(Tin Môi Trường) - Tại Lễ Khai mạc Festival Khèn Mông, Lễ hội hoa Đào rừng (Pằng Tớ Dầy) của huyện Mù Cang Chải, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cùng đại diện Hội BVTN&MT Việt Nam đã trực tiếp trao Bằng và Quyết định công nhận 4 Cây di sản Việt Nam cho đại diện địa phương.
Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.