Tin môi trường và bạn đọc » Nên đọc
Dòng sông ấy nay còn đâu?
(19:43:41 PM 12/05/2014)Nguyên nhân là do các nhà máy, làng nghề phía thượng nguồn trực tiếp đổ nước thải chưa được xử lý xuống sông, lại thêm ý thức kém của một bộ phận người dân làm cho dòng sông bị ô nhiễm. Đặc biệt trong những ngày đầu hè này, tình trạng ô nhiễm càng trở nên nghiêm trọng hơn…
Tôi còn nhớ trong bài hát “Dòng sông quê em,dòng sông quê anh”có đoạn “ dòng sông Đáy quê em, sông xanh hay sông lụa, soi sáng nhau đến thế, tiếng mưa như tiếng tằm ăn…” Những ngày đầu tháng 5, thời tiết oi ả càng khiến mùi mùi hôi tanh đã bốc lên nồng nặc, rất khó chịu. Từ trên cầu Hồng Phú nhìn xuống, nước sông đã chuyển sang màu đen ngòm như mực, rác thải trôi nổi đầy trên mặt nước. Vì lẽ đó dòng sông Đáy trong xanh hiền hòa ngày nào đã được người dân nơi đây gọi với cái tên sông “đen”.
Rác thải trôi dạt cả một bên bờ
Theo quan sát của chúng tôi, dọc ven sông có vài ba chiếc thuyền đang thả lưới bắt tôm, tép. Có một chiếc thuyền vì rác thải quá nhiều khiến chiếc thuyền mắc kẹt, người chèo thuyền không thể đưa thuyền ra được. Phải loay hoay một lúc khá lâu, chú chèo thuyền mới đưa được con thuyền ra khỏi đám dong rêu rác thải lẫn lộn. Lại gần trò chuyện tôi được biết đó là chú Nguyễn Văn Đáng (52 tuổi) trú tại thôn Lê Lợi xã Phù Vân TP Phủ Lý.
Chú Nguyễn Văn Đáng đang bắt tôm tép trên sông đầy rác thải
Chú Lâm sống bằng nghề chèo thuyền bắt cá trên sông được 2 năm nay.Thu nhập gia đình chỉ trông chờ vào con tôm, con tép trên khúc sông này. Mỗi ngày thu nhập của chú từ việc bắt cá tép khoảng 50-60 nghìn đồng. Chú Lâm cho biết “ Năm nay cá trên sông giảm hẳn. So với năm trước lượng cá đã giảm đi một nửa. Đã lâu rồi không bắt được những con cá to, chỉ có vài con cá nhỏ, nhiều hôm cá nhỏ cũng không có”. Tôi tự nhủ, nước sông đen ngòm bốc mùi nồng nặc như thế cá nào sinh sống cho được? Và dù có bắt được cá mà biết cá sống trong nguồn nước ô nhiễm như vậy thì liệu người dân có dám ăn ?
Đúng như tôi suy nghĩ, bắt cá ở đây họ chỉ bắt mang bán chứ họ cũng chẳng dám ăn- Chú Đáng chia sẻ.
Men theo con đường đất ven sông chúng tôi gặp một người phụ nữ đang lấy rau. Khi chúng tôi đến cô cũng chuẩn bị ra về nhưng thấy chúng tôi cô cũng nán lại. Tôi thấy cô mang theo một bình tưới rau trong đó nước rất trong, tôi thắc mắc tại sao cô trồng rau ven sông sao không lấy nước sông tưới cho gần. Cô cười bảo: “Nước ở đây ô nhiễm nặng lắm, cô không dám dùng nước tưới rau sợ ảnh hưởng đến sức khỏe nên toàn lấy nước máy từ nhà ra. Mỗi lần ra lấy rau xách được một ít, tuy nặng nhưng an toàn”( cô cười).
Nước sông đen đục đến nỗi không thể tưới rau
Thấy chúng tôi nói chuyện với cô Tuyết về việc ô nhiễm,vài cô hàng xóm cũng ra tâm sự. Các cô cho biết tất cả những hộ dân sinh sống tại đây đều phải mua nước dùng chứ không dùng nước giếng khoan được vì nồng độ sắt và các chất độc hại quá cao. Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nam đã kiểm tra và kết luận như vậy.
Nước sông chuyển sang màu đen bốc mùi rất khó chịu
Chẳng biết đến bao giờ dòng sông Đáy ở đây mới trở lại là dòng sông trong lành như xưa? Chỉ biết những người dân nơi đây đang phải sống trong môi trường bị ô nhiễm trầm trọng và từng ngày, từng giờ chờ đợi các cơ quan chức năng vào cuộc.
Ý kiến bạn đọc về: Dòng sông ấy nay còn đâu?
-
Nguyễn Khắc Trường (14:21:06 PM 30/11/2015)Cứu Lấy Dòng Sông
Tôi là người con của nông thôn, sinh ra trên miền quê cũng có dòng sông. Thủa thơ bé sông tắm mát đôi bờ, là nguồn nước tưới tiêu sinh hoạt cho hàng triệu hộ dân dọc lưu vực sông. Ngày nay với tốc độ phát triển thì các con sông đang dần bị đồ độc. Tại thành phố Hà Nội thì sông Tô Lịch, Sông Kim Ngưu, Sông Nhuệ đã trở thành sông chết từ lâu. Còn với con sông Đáy chạy dọc các miền quê cũng đang chết dần thì không thể chấp nhận được bởi vì đây chưa phải nơi đủ phát triển để nói dòng sông bị đồ độc do tốc độ phát triển. Đây là dòng sông quê, sông xanh tắm mát bao đời nó đang bị đồ độc chỉ vì lợi ích của một bộ phận nhỏ các công ty doanh nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, Vì lợi ích nhỏ bộ phận này mà họ quên đi cả triệu hộ dân dọc lưu vực sông Đáy. Sông Đáy bị đồ độc đồng nghĩa với việc nguồn không khí bị ô nhiễm, nguồn nước ngầm bị đồ độc, nguồn nước tưới tiêu cho ruộng đồng bị đồ độc, lúa rau bị đồ độc và cuối cùng là chúng ta bị đồ độc. Trong tương lai dài con cháu chúng ta hết bệnh này tật nọ, rồi ung thư, rồi biến đổi gen...người không giống người. Vì vậy tôi khẩn thiết yêu cầu các cơ quan ban nghành cùng các cá nhân tập thể hãy chung sức đồng lòng dẹp trừ hậu họa trên sông Đáy. Kịp thời phát hiện tố giác các tập thể cá nhân xả thải bừa bãi chất độc hại ra sông Đáy. Nghiêm khắc trừng trị trước pháp luật, thậm chí đóng cửa nhà máy, xưởng sản xuất nếu không đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường. Cơ quan có thẩm quyền ĐẶC BIỆT SỞ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI hãy thành lập đường dây nóng kịp thời phản ứng các phản ánh của bà con người dân. Tránh tình trạng kêu trời trời chẳng thấu, kêu đất đất không hay. Biết sự việc mà không biết nơi báo, kêu nhưng không ai giải quyết và cuối cùng người dân chẳng biết bấu víu vào ai. Người làm cứ làm, người chết cứ chết. Khắc Trường Tự sự!
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh
- Người dân Cự Đà hồ hởi đón mừng Cây Di sản
- Trung tâm Ứng phó Sự cố Môi trường Việt Nam xuát bản Tập san gắn kết yêu thương bảo vệ môi trường
- Long An: Khuyến khích người dân giám sát, phản ánh về ô nhiễm môi trường
- Đẩy mạnh thực hiện giải pháp cấp bách bảo tồn chim hoang dã, di cư tại Việt Nam
- Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023 chủ đề: “Chung tay hành động cho thế giới sạch hơn”
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
(Tin Môi Trường) - Tại Lễ Khai mạc Festival Khèn Mông, Lễ hội hoa Đào rừng (Pằng Tớ Dầy) của huyện Mù Cang Chải, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cùng đại diện Hội BVTN&MT Việt Nam đã trực tiếp trao Bằng và Quyết định công nhận 4 Cây di sản Việt Nam cho đại diện địa phương.
Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.