Tin môi trường và bạn đọc » Nên đọc
Bao giờ mới tỉnh?
(20:03:30 PM 27/01/2013)Du khách, nhất là những người có tuổi tiếc ngẩn ngơ một Tam Đảo ngày xưa, cái giếng trời tươi mát giữa trung du Bắc bộ trong mùa hè oi bức, có thiên nhiên hùng vĩ, đường rừng lên núi quanh co tuyệt đẹp, hàng trăm biệt thự rải rác trong rừng, cái nào cũng đẹp, cũng có linh hồn kiến trúc. Người ta mơ đến đây là được đến với thiên nhiên vừa hùng vĩ, vừa có cái hồn của núi thiêng Tam Đảo bên này và Ba Vì bên kia sông Hồng. Tiêu thổ kháng chiến thời chống thực dân Pháp là cần thiết. Nhưng sau nửa thế kỷ hòa bình, Tam Đảo ngày nay đã thành mảnh đất hẹp chen chúc, lên đó lại gặp ngay những dãy phố chợ kiểu hàng Đào, hàng Buồm Hà Nội, chật chội và ồn ào. Người xưa đã cưỡi hạc vàng bay mất?
Ảnh minh hoạ: Cảnh đẹp Nha Trang. Nguồn: Internet
Bãi Sau Vũng Tàu có một rừng dương tuyệt đẹp dọc bờ biển, kéo dài đến tận chân trời. Rừng dương ấy nếu có tư duy xây dựng phục vụ du lịch thông minh sẽ là nơi hấp dẫn du khách hơn bất kỳ tiện nghi phố xá nào. Tiếc thay, sau mấy chục năm “xây dựng”, rừng dương biến mất và thay vào đó là biệt thự, khách sạn, khu dịch vụ thương mại, những thứ du khách nước ngoài đã nhàm chán ở nước họ, người trong nước cũng không còn lạ lẫm gì. Thành phố Vũng Tàu lớn lên, phình ra có thể là một điều đáng mừng. Nhưng thay vì một “Cáp” có thiên nhiên hoang dại với bãi cát, gió biển hào phóng, chúng ta đang có một Vũng Tàu càng ngày càng ồn ào, đông đúc không thua kém bất kỳ thành phố lớn nào.
Nha Trang là một trong mấy bãi biển và vịnh biển đẹp nhất thế giới. Những hòn đảo hoang vu ngoài biển Nha Trang vừa là nơi chắn gió giữ sóng, vừa tạo ra bức tranh thủy mặc của một vịnh biển độc đáo, nhiều cảnh quan hoang dã. Các đảo bao quanh vịnh từ lâu đã thành mồi ngon cho xây dựng công trình phục vụ du lịch. Còn bãi biển thì đang căng thẳng như cái áo chật bao quanh một cơ thể lớn nhanh không kiểm soát nổi. Thiên nhiên Nha Trang đã giơ tay đầu hàng phố xá hàng chục năm và nay đang oằn mình chịu đựng bốn công trình ngầm cái nào cũng trên 1ha, thật vĩ đại! Nha Trang không phải Singapore, nơi con người phải tiết kiệm từng cm2 đất để “cắm dùi”. Nha Trang cũng như nhiều thành phố bãi biển khác của nước ta đâu có quá thiếu đất hay bãi cát để dồn tất cả vào một hũ?
Số phận và tương lai của các thắng cảnh trên đây cũng là của nhiều nơi khác. Như dãy bờ biển Non Nước tuyệt đẹp của Đà Nẵng, phố biển Phan Thiết và Mũi Né, doi đất độc đáo Đồ Sơn và ngay cả Hạ Long di sản thiên nhiên thế giới nữa. Người ta hết lời ca ngợi ông chúa đảo Tuần Châu nhưng bỏ qua một điều có vẻ nghịch lý là Hạ Long có thêm một khu ăn chơi mà mất hẳn một hòn đảo hoang vắng để du lịch sinh thái.
Người ta thường nói “du lịch bốn chữ S” là sun, sea, sand và sex (mặt trời, biển, bãi cát và tình dục). Đi du lịch để ăn chơi, nếm mùi tiện nghi cao cấp, tìm sex chỉ là một số rất nhỏ người có tiền. Khách du lịch Á hay Âu cũng vậy, đi du lịch là để chạy trốn thành phố, cuộc sống quá đầy đủ tiện nghi và biết đây biết đó. Họ tìm về thiên nhiên như sự cứu rỗi linh hồn. Ưu thế du lịch của ta là thắng cảnh thiên nhiên. Chúng ta lành mạnh hơn thiên hạ, không có sex công khai (?). Nhưng xem chừng chúng ta đang thủ tiêu luôn cả ba chữ S kia. Xây dựng để phục vụ du lịch phát triển. Nhưng xây dựng xong thì khách không muốn đến nữa. Bao giờ mới tỉnh đây?
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh
- Người dân Cự Đà hồ hởi đón mừng Cây Di sản
- Trung tâm Ứng phó Sự cố Môi trường Việt Nam xuát bản Tập san gắn kết yêu thương bảo vệ môi trường
- Long An: Khuyến khích người dân giám sát, phản ánh về ô nhiễm môi trường
- Đẩy mạnh thực hiện giải pháp cấp bách bảo tồn chim hoang dã, di cư tại Việt Nam
- Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023 chủ đề: “Chung tay hành động cho thế giới sạch hơn”
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
(Tin Môi Trường) - Tại Lễ Khai mạc Festival Khèn Mông, Lễ hội hoa Đào rừng (Pằng Tớ Dầy) của huyện Mù Cang Chải, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cùng đại diện Hội BVTN&MT Việt Nam đã trực tiếp trao Bằng và Quyết định công nhận 4 Cây di sản Việt Nam cho đại diện địa phương.
Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.