»

Thứ năm, 21/11/2024, 20:00:05 PM (GMT+7)

“Xáng cơm” mùa lũ

(17:59:23 PM 01/10/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Tờ mờ sáng, trên cánh đồng lũ, từng chiếc xuồng lườn chở đất khẳm đừ nối đuôi nhau về san lấp nền nhà hoặc làm gạch ngói. Dân địa phương quen gọi đó là “xáng cơm” trong mùa lũ…

 



 
Lũ lên, ngoài việc mưu sinh bằng nghề khai thác thủy sản, bà con nghèo còn có một nghề khác, đó là nghề chở đất thuê. Mỗi ngày 7 giờ, họ ngụp lặn trong dòng nước lũ lạnh lẽo xeo và chở từng xuồng đất thuê để kiếm tiền lo cho gia đình. 4 giờ sáng, anh Tý, anh Tròn, anh Tốt, anh Cường… cùng ngụ xã Cần Đăng (Châu Thành) lục đục chuẩn bị đồ nghề nào leng, khung cắt đất, cà men cơm, nước uống…, rồi nổ máy dong xuồng ra đồng.
 
 
Khi đến nơi, mỗi người chọn một chỗ nhảy ùm xuống nước. Lúc này, mực nước trên đồng đã ngập sâu ngang cổ, các anh nhanh tay dùng leng hì hụt xeo nại từng thớ đất. Ôm từng khối đất nặng trịch chất lên xuồng, mọi người nói như tự động viên với nhau: “Hôm nay, tiết trời lạnh hơn mọi bữa. Nếu không làm nhanh sẽ cóng mất. Anh em ơi ráng tranh thủ để về sớm…”.
 
 
Nghề chở đất đòi hỏi phải quen việc và có sức khỏe thì mới chịu được với cái lạnh thấu xương của buổi sớm mai. Bình quân mỗi ngày các anh làm việc xuyên suốt từ 4 giờ sáng đến 11 giờ trưa dưới nước. Do trầm mình lâu trong nước nên ai cũng bị nước ăn khắp mình, đặc biệt là những kẽ tay, kẽ chân.
 
 
“Đêm về ngứa ngáy khắp người, phải đâm phèn chua với lá gáo vàng mà xức. Đây được xem là bài thuốc gia truyền của dân chở đất như chúng tôi. Nghề này cực và nặng lắm! Ôm đất để lên xuồng rồi móc thảy xuống, cứ làm như vậy hoài. Bình quân mỗi người chở từ 30 xuồng mỗi buổi sáng còn người nào chở giỏi lắm cũng chỉ 40 xuồng là hết sức”- các anh trần tình.
 
 
 
 
Nghề lặn, chở đất thuê đã gắn bó với các anh nhiều năm. Năm nào cũng vậy khi mùa nước nổi tràn đồng là anh Tý, anh Tròn, anh Tốt, anh Cường cùng những thanh niên trong xóm bắt đầu nhận chở đất thuê cho các cơ sở sản xuất gạch ngói và san lấp nền nhà của dân. Hễ ai điện thoại kêu là các anh đến tận nơi phục vụ. Có lúc cả nhóm phải sang tận Thoại Sơn, Tri Tôn, Châu Phú… để chở thuê. Làm riết quen nên mùa nước tràn đồng thì có người điện đến hợp đồng chở đất.
 
 
Thế nhưng nghề chở đất cũng phụ thuộc vào thời tiết. Nếu hôm nào trời nắng tốt thì chở được nhiều. Còn hôm nào trời âm u, giông to sóng lớn thì cả nhóm phải nghỉ ở nhà, một mặt vì lạnh, mặt khác sợ chìm xuồng. Bởi vậy, anh em thường ví von, nghề chở đất thuê lênh đênh như từng con sóng trên đồng.
 
 
Trong số anh em làm nghề chở đất thuê có lẽ anh Tốt là người lớn tuổi nhất. Dù mới bước sang cái tuổi 44 nhưng trông anh có vẻ già dặn.
 
 
Anh Tốt cho biết: “Sống trong cảnh khó khăn, làm lụng vất vả nên già trước tuổi chứ sao. Gia đình khó khăn không đất sản xuất, mùa nắng thì cắt lúa mướn, vác thuê. Đến mùa nước nổi thì bắt tay vào nghề lặn đất, kiếm tiền nuôi vợ con sống đắp đổi qua ngày. Hồi vô vụ bắt đầu từ tháng 7 đến giờ, ngày nào tôi cũng chở từ 20-30 xuồng đất, lãnh mão mỗi xuồng nhận tiền công khoảng 25.000 đồng/xuồng (tùy xa gần), bỏ tiền xăng dầu kiếm cũng được 250.000 đồng/ngày”.
 

Hôm chúng tôi đến cánh đồng gần ngã ba Lộ Tẻ, trời vần vũ do đang bị ảnh hưởng bão, vậy mà nhóm người chở đất làm việc rất hăng say. Tuy nhiên, trong số hàng chục đầu xuồng thì có một xuồng của anh Đặng Văn Tý nghỉ sớm. Chúng tôi thắc mắc, anh lập cập trần tình: “Vô đây 4 giờ chở được 20 xuồng. Gió lạnh quá chịu không nổi. Về sớm mới được…”.
 
 
Mới vào nghề được hơn 5 năm, hoàn cảnh gia đình anh Tý cũng gặp khó như những anh em cùng nghề. Anh Tý cho biết thêm: “Khó khăn thì ráng mần chứ mùa nước nổi mà ngồi không thì sẽ đói. Mùa này, gió thổi sòng ngọn, đi chở đất ngán lắm chứ. Nhưng nếu không làm lấy gì nuôi gia đình”.
 
 
Cũng nhờ những người lặn đất mà nhiều mảnh ruộng gò cao của nông dân được san bằng phẳng. Còn những nơi hố đìa cũng được “xáng cơm” lấp ngon lành. Nông dân Nguyễn Văn Năm phấn khởi nói: “13 công đất gò nhà tui năm nào sản xuất cũng thất bởi ruộng quá cao dễ bị thất thoát nước sang ruộng kế bên. Do đó, có “xáng cơm” vào lấy đất, một mặt bán đất được tiền, một mặt giúp mảnh đất của mình bằng phẳng, khi canh tác chắc chắn sẽ trúng mùa hơn trước”.
 
 
Trời đã trưa, những anh em lặn đất bắt đầu nghỉ tay buột xuồng tụm năm, tụm bảy vào hàng gáo để ăn vội chén cơm cùng mớ cá khô hấp mang theo. Một bữa cơm đạm bạc thấm tình anh em, chòm xóm nghèo trên cánh đồng mùa lũ.
 
 

THÀNH CHINH (An Giang Online)

 

TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: “Xáng cơm” mùa lũ

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9

Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9

(Tin Môi Trường) - Hòa chung với niềm phấn khởi tự hào của nhân dân cả nước đón chào Kỷ niệm 79 năm Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2024), nhân dân làng Vạn Lộc, xã Xuân Phong (được sát nhập thành xã Xuân Giang từ ngày 01/9/2024), huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định long trọng tổ chức lễ công bố quyết định và đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam.

Tin Môi Trường
 Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...

VACNE 30 năm
 Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Cây Đa hơn 250 năm tuổi trong khuôn viên Đình làng thôn Bàng Tân, xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam được chính quyền và nhân dân long trọng tổ chức Lễ cong nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 24/4/2024.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI