Di sản xanh » Mỹ thuật
Vào bản Côi, nơi thiếu nữ 'tắm tiên'
(19:02:51 PM 07/10/2012)
Thiếu nữ tắm tiên ở bản Côi.
Hỏi điều kỳ lạ này thì được biết, ở đây từ bao đời nay như thế rồi, một phần vì cấu trúc địa hình mang tính đặc thù, một phần vì quan điểm, tắm nước suối là giúp họ làm đẹp và có thể lực tốt để băng rừng.
Bản Côi có nhiều dòng suối lớn, nhưng tại những nơi như thế này, chỉ có người già và trẻ con tìm tới tắm thôi. Riêng phụ nữ và những người con gái đã qua tuổi dậy thì, tùy vào vị trí của ngôi nhà mình, họ sẽ tìm cách dẫn một nguồn nước nào đó từ trong rừng vào gần khu vực gần nhà họ sinh sống.
Nguồn nước này cũng sẽ được dùng chung cho tất cả mọi hoạt động sinh hoạt của gia đình. Vì những ngôi nhà tách biệt, ít người qua lại và quan niệm rằng, nước trong rừng có thể làm đẹp và duy trì thể trạng nên cứ vào lúc chập tối, hầu hết đàn bà, con gái trong bản đều thoát y và tắm một cách rất tự nhiên.
Chúng tôi tìm đến bản Côi khi mặt trời vừa khuất núi. Đi đến nhà nào cũng thấy đàn bà, con gái quây quần bên các dòng suối nhỏ. Thấy người lạ, họ thoáng giật mình, rồi lấy khăn che người lại. Chúng tôi phát ngượng và bỏ đi vội nhưng khi đi chưa đầy 10m, họ lại trở về trạng thái cũ và thỏa thích với tắm tiên.
Thêm vào đó, vì các hộ dân cách xa nhau, lại ở lưng chừng núi ít người qua lại nên đàn bà, con gái đều thích tắm tiên. Việc này đã tồn tại từ bao đời nay nên chẳng ai thấy ngại ngùng gì cả.
Bản Côi chủ yếu là nơi sinh hoạt của đồng bào người Khơ Mú nên những quan niệm và quy ước của họ cũng rất riêng. Với thói quen tắm tiên này, cứ chập tối là đàn ông, con trai thường chỉ ngồi trên gác nhà và hạn chế tối đa ra đường để nhường không gian cho chị em tắm tiên.
Có một quy luật bất thành văn rằng, khi tất cả các ngôi nhà đã đỏ đèn, thì phụ nữ không nên tắm tiên nữa, vì khi ấy, đã hết giờ giới nghiêm và đàn ông, con trai đã có thể ra đường. Ngoài ra, theo quan niệm của họ, đêm tối cũng có thể xảy ra những chuyện không hay nên tốt nhất, chỉ tắm tiên khi trời chập tối mà thôi.
Vùng đất của những công chúa
Về huyện Tương Dương (Nghệ An), hỏi đâu là nơi tập trung con gái đẹp nhiều nhất, thì chắc chắn, tất cả phải trả lời rằng, phải tìm đến bản Côi, xã Lượng Minh. Được biết, dù quanh năm vất vả với việc phải băng rừng, lội suối tìm kế sinh nhai nhưng con gái nơi đây đẹp lạ kỳ.
Bí thư Chi bộ bản Côi, ông Cút Xuân Thiệt cho biết, đúng là con gái nơi đây ai cũng sáng sủa, đẹp hơn hẳn những con gái vùng khác. Điều này được chứng minh bằng việc, dù nghèo đói, ít học nhưng thanh niên khắp nơi, có người ở cả ngoài thị trấn huyện đều lặn lội vào đây tìm người lấy làm vợ. Bản Côi từ bao đời nay, không có gì khác ngoài tự hào việc sinh ra rất nhiều những công chúa, đẹp đến lạ kỳ.
Đã có những lý giải khác nhau về sắc đẹp của đàn bà, con gái ở bản này. Ông Cút Văn Đề, một cao niên trong bản cho biết, việc hình thành bản Côi cũng có rất nhiều sự tích.
Từ khi ông sinh ra, đã có câu chuyện cổ tích để lại rằng, ngày xưa có một chàng công tử con nhà giàu yêu một cô gái xinh đẹp nhưng bị gia đình từ chối. Thuyết phục mãi không được, chàng trai mang theo cô gái mình yêu đến vùng đất hoang vu, toàn núi đồi và dựng lều sinh sống. Cặp vợ chồng công tử đó cũng được xem là những người khai sinh ra bản Côi bây giờ.
Là cặp vợ chồng xinh đẹp nên họ sinh ra con cháu cũng đều nghiêng nước nghiêng thành và nó giải thích vì sao, đàn bà con gái nơi đây đều có làn da trắng mịn và rất dễ nhìn.
Tuy nhiên, nhiều người cho biết, đó chỉ là cách giải thích dân gian, mang màu sắc cổ tích. Thực tế và mang tính khoa học hơn là việc, từ bao đời nay, nhờ tắm dòng suối mát của núi rừng, cộng với khí hậu tuyệt vời ở vùng đất này nên con gái nơi đây dù vất vả quanh năm, nhưng ai ai cũng rất xinh đẹp.
Bí thư Cút Xuân Thiệt cho biết thêm, rừng núi ở đây hoang vu nhưng khí hậu quanh năm mát mẻ. Thêm vào đó, thức ăn, thức uống đều chủ yếu xuất phát từ rừng nên hầu như lớn lên, con gái ai cũng phổng phao xinh đẹp.
Tất nhiên, chẳng ai hiểu hết vì sao, con gái nơi đây lại khác biệt về sắc đẹp như vậy nhưng trong nhận thức, người dân cho rằng, đó là kết quả của dòng suối mát mà họ vẫn thường tắm tiên vào các buổi chiều tối.
Từ đời này qua đời khác đã quan niệm như vậy nên đàn bà con gái không bao giờ bỏ thói quen thoát y thỏa thích bên dòng suối, dù thời đại phát triển như bây giờ, nó lạ kỳ và rình rập nhiều nguy hiểm.
Được biết, vì xinh đẹp nổi tiếng nên tại các cuộc thi sắc đẹp ở địa phương, con gái bản Côi luôn được lựa chọn để tham gia. Tất nhiên, không ai khác, họ luôn là những người dành ngôi cao nhất. Đẹp có tiếng, nên coi gái nơi đây vừa đủ tuổi lầy chồng là đã có người đến xin hỏi cưới.
Rủi ro nhiều vẫn thích tắm tiên
Bản Côi ở sâu hun hút nhưng nhờ chương trình 135, đường sá cũng đang dần được cải thiện. Đặc biệt, từ ngày có cầu treo bản Côi bắc qua sông, mọi thứ càng thuận lợi hơn. Tuy nhiên, từ khi giao thông đi lại dễ dàng, người miền xuôi vào bản nhiều hơn, mọi thứ bỗng dưng bị đảo lộn theo chiều hướng tiêu cực.
Bí thư Cút Xuân Thiệt kể rất nhiều câu chuyện đau lòng, trong đó chủ yếu là việc các tú bà nghe tiếng con gái nơi đây đẹp đã thuê người lên tìm xuống phục vụ các quán xá nhưng thực chất là bán dâm ở những bãi biển như Diễn Thành, Diễn Hải (Nghệ An), Xuân Thành (Hà Tĩnh).
Nhiều cô gái bị lừa trở về thân tàn ma dại, chán nản và mất hết niềm tin vào cuộc sống. Thậm chí, có người còn đến dụ dỗ, rồi lừa bán nhiều cô gái đẹp ở đây sang Trung Quốc.
Trong vòng vài năm trở lại đây, từ một nơi hoang sơ, rất ít bóng người lạ, nay trở thành tâm điểm của các hoạt động tìm kiếm, đưa người đi khắp nơi phục vụ cho dịch vụ mại dâm, buôn người.
Thêm vào đó, giờ đây, khi người lạ xuất hiện nhiều hơn với những ý đồ xấu, đàn bà con gái cùng dè dặt với thói quen tắm tiên của mình. Những gia đình ở lưng chừng núi thì không sao, riêng các gia đình ở bên cạnh các đường lớn, thường bị nhiều người chọc ghẹo và thực tế đã xuất hiện không ít những câu chuyện đau lòng.
Theo quan sát của chúng tôi, với những ngôi nhà có nhiều người qua lại, họ dựng một cái lều tạm bợ bên dòng suối và cứ thế con gái tập trung số đông thoát y và tắm. Nhiều người dân lý giải, họ muốn tập trung như vậy để khi có người lạ xuất hiện với ý đồ xấu, họ sẽ hợp sức chống trả.
Theo người dân bản Côi, tắm tiên là bí quyết làm đẹp hữu hiệu nhất và dù có gặp nhiều rủi ro, họ cũng không từ bỏ thói quen đó của mình.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
- Hội Bảo vệ TN & MT tỉnh Đắk Lắk tổ chức hội thi vẽ tranh về bảo vệ môi trường năm 2024
- Trao giải cuộc thi thiết kế logo Ngày vì nạn nhân chất độc da cam (10-8)
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 059
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 058-03
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 058-02
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 058-01
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 057-03
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 057-02
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
(Tin Môi Trường) - Ngày 6/112/2024 (nhằm ngày mùng 6/11 năm Giáp Thìn), Bảo tàng Quang Trung đã tổ chức Lễ giỗ nhân kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân (1802 – 2024) tại Đền thờ Đô đốc Bùi Thị Xuân (khối Phú Xuân, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn – Bình Định) theo nghi thức giỗ truyền thống.
Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...
Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
(Tin Môi Trường) - Di tích lịch sử mộ và khu lưu niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (xã Sơn Trung, H.Hương Sơn, Hà Tĩnh) vừa được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.