Di sản xanh » Mỹ thuật
Triển lãm Tranh biếm họa “Hướng về biển Đông”: Độc đáo Những hình ảnh biết nói 
(22:33:32 PM 29/06/2014)
“86 bức biếm họa của gần 40 họa sĩ là cách giới họa sĩ biếm họa thể hiện thái độ của mình trước vấn đề thời sự nóng hổi, là cái nhìn trực diện về bản chất của những lời tuyên bố hòa bình để che giấu tham vọng xâm chiếm vùng biển Đông” - họa sĩ Lý Trực Dũng giới thiệu.
86 bức chỉ là một phần trong số gần 200 bức biếm họa được các họa sĩ gửi về Hội Mỹ thuật Việt Nam. Có những bức được gửi đến khi chỉ còn một ngày hết hạn duyệt tranh. Phần lớn trong số đó được vẽ trong tháng 5 và tháng 6, gắn chặt với những thông tin thời sự diễn ra trên chính trường cũng như trên vùng biển Hoàng Sa.
“Mỗi bức biếm họa tốt có giá trị hơn ngàn lời nói. Những hình ảnh hài hước, sâu cay đó vượt qua được những rào cản về ngôn ngữ và văn hóa, để người Việt hay người nước ngoài đều có thể cùng xem. Và khi xem xong mọi người phải nghĩ. Như tranh của VIP vẽ lưỡi bò làm tan nát cả biển Đông, đàn chim biểu tượng của hòa bình cũng bay tan tác. Tất cả những gì Trung Quốc rêu rao hữu hảo thì giờ tan nát sạch. Có thể nói tranh biếm họa bằng nhiều hình thức khác nhau để người xem thấy rõ ràng hành động xâm lược của Trung Quốc ở biển Đông, triệt đường làm ăn của bao nhiêu ngư dân trên biển Đông, những người đã gắn bó với vùng biển này hàng ngàn đời nay” - họa sĩ Lý Trực Dũng chia sẻ.
Không chỉ đến sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 giới họa sĩ biếm họa mới lên tiếng. Như một dòng chảy âm thầm, những bức tranh hài hước, chế giễu vẫn song hành với những vấn đề thời sự nóng bỏng. “Từ kháng chiến chống Pháp, Mỹ đến chiến tranh biên giới 1979, biếm họa luôn là chiến sĩ xung kích trên mặt trận mỹ thuật” - ông Dũng nói.
Triển lãm kéo dài đến ngày 7-7.
Cùng ngắm những hình ảnh hài hước xuất hiện trong triển lãm tranh biếm họa “Hướng về biển Đông”:
Gửi ý kiến bạn đọc về: Triển lãm Tranh biếm họa “Hướng về biển Đông”: Độc đáo Những hình ảnh biết nói
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
-
Hội Bảo vệ TN & MT tỉnh Đắk Lắk tổ chức hội thi vẽ tranh về bảo vệ môi trường năm 2024
-
Trao giải cuộc thi thiết kế logo Ngày vì nạn nhân chất độc da cam (10-8)
-
Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 059
-
Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 058-03
-
Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 058-02
-
Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 058-01
-
Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 057-03
-
Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 057-02
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
(Tin Môi Trường) - Ngày 6/112/2024 (nhằm ngày mùng 6/11 năm Giáp Thìn), Bảo tàng Quang Trung đã tổ chức Lễ giỗ nhân kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân (1802 – 2024) tại Đền thờ Đô đốc Bùi Thị Xuân (khối Phú Xuân, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn – Bình Định) theo nghi thức giỗ truyền thống.

Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...

Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
(Tin Môi Trường) - Di tích lịch sử mộ và khu lưu niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (xã Sơn Trung, H.Hương Sơn, Hà Tĩnh) vừa được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.
.jpg)