»

Thứ năm, 31/10/2024, 02:16:48 AM (GMT+7)

Triển lãm ảnh "Thay hình đổi mặt" tại L”Espace

(20:32:33 PM 22/09/2016)
(Tin Môi Trường) - Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội-L’Espace giới thiệu Triển lãm ảnh "Thay hình đổi mặt" khai mạc vào lúc 18h00
 ngày 23/09/2016 tại Sảnh triển lãm Trung tâm Văn hóa Pháp (24 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội
)

Triển[-]lãm[-]ảnh[-]"Thay[-]hình[-]đổi[-]mặt"[-]tại[-]L'Espace

Triển lãm ảnh "Thay hình đổi mặt" khai mạc vào lúc 18h00
 ngày 23/09/2016 tại Sảnh triển lãm Trung tâm Văn hóa Pháp (24 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội
)

 

Mảnh đất Hà Nội đã trải qua chiều dài hơn 100 năm lịch sử với biết bao biến động, đổi thay. Để kịp thích ứng với làn sóng thương mại hóa, những con phố, những căn nhà cũng dần thay đổi với những diện mạo mới. Đời sống thương mại đô thị đã ghi dấu đậm nét lên mặt tiền của những ngôi nhà. Nhìn vào “cơ thể sống” ấy với những dấu tích cũ còn sót lại kết hợp cùng những biểu tượng mới xuất hiện, ta như có cảm giác được thấy từng lớp lịch sử của đô thị. Và cho dù thời gian có lùi xa bao nhiêu, dù cho không ít vẻ đẹp đã lùi sâu vào những góc khuất như một sự lánh xa con người thì vẫn còn những vẻ đẹp hiển hiện, vẫn còn những con người có tâm hồn đẹp luôn đau đáu đi tìm để lưu giữ lại những kí ức thiêng liêng ấy.

 

Đóng vai trò như những nhà biên niên sử để lưu giữ lại những kí ức về Hà Nội – một bảo tàng sống, 2 nghệ sĩ -nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Sơn và Trần Hậu Yên Thế đã tiến hành nhiều dự án nghiên cứu về những biến chuyển trong đời sống đô thị với những đổi thay về kiến trúc của những ngôi nhà nơi đây. Tiếp tục dự án dài hơi ấy, 2 nghệ sĩ thực hiện dự án triển lãm “Thay hình đổi mặt” nhằm đưa đến cho khán giả cái nhìn đa chiều về những thay đổi trên mặt tiền của những khu tập thể xuất hiện từ thời bao cấp.
 
Kỉ niệm về Hà Nội với mỗi người có thể là tiếng tàu điện leng keng, là hương hoa sữa nồng nàn, là tiếng rao đêm của bà bán bánh khúc… Nhưng với những người con đã sống ở đây từ những năm tháng bao cấp, hẳn không thể quên tuổi thơ gắn liền với khu tập thể cũ, với những bức tường vàng, cầu thang nhỏ hẹp. “Nhà tập thể” đã xuất hiện như một biểu tượng cho cuộc sống mới, cho bộ mặt hiện đại, nếp sống mới đầy tự hào của người dân. Mô hình này đã hình thành và kéo dài suốt hơn nửa thế kỉ nay với bao đổi thay về hình dạng, cấu trúc qua từng thời kì lịch sử và phát triển của đô thị. Nó là kì tích của khả năng thích ứng và xoay xở của người Việt. Liệu chúng ta đã thực sự trông thấy, nhìn ngắm và chiêm nghiệm về nó trước khi nó biến mất không còn dấu vết? Hãy đến với không gian của “Thay hình đổi mặt” để được cùng 2 nghệ sĩ suy ngẫm về những đổi thay và để được tìm về “kí ức tập thể” của Hà Nội ngày hôm qua.
.Nguyễn Thế Sơn sinh năm 1978 tại Hà Nội. Anh tốt nghiệp Trường đại học Mỹ thuật Hà Nội chuyên ngành hội họa năm 2002. Năm 2008, anh bắt đầu theo học cao học chuyên ngành nhiếp ảnh nghệ thuật tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Từ năm 2000, Thế Sơn đã làm nhiều triển lãm cá nhân và đã nhận được những phản hồi tích cực từ khán giả qua các tác phẩm như “Nhà mặt phố”, “Nhà tây biến hình”… Anh sử dụng các tác phẩm nhằm ghi dấu lại hơi thở của thành phố quê hương mình. Bằng các phương thức thể hiện khác nhau như hội họa, nhiếp ảnh hay nghệ thuật sắp đặt, Nguyễn Thế Sơn đã bóc tách từng lớp lịch sử đô thị, cho khán giả hiểu hơn về số phận của mỗi ngôi nhà, góc phố Hà Nội.
 
.Sinh năm 1970, Trần Hậu Yên Thế là họa sĩ, nhà nghiên cứu Mỹ thuật và Giảng viên Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Năm 2013, anh cùng nghệ sĩ Nguyễn Thế Sơn tổ chức triển lãm “Nhà tây biến hình”. Trong triển lãm này, anh đã tập trung phân tích những biến chuyển trong đời sống đô thị cùng những đổi thay về kiến trúc của các ngôi nhà. Vẻ thanh lịch của Hà Nội giờ đây bị nhấn chìm bởi tiếng ồn xe cộ và những tấm biển quảng cáo. Từ năm 1988, Trần Hậu Yên Thế đã rong ruổi khắp các con phố, ngõ nhỏ của Hà Nội để chụp ảnh, ghi chép và phỏng vấn các gia đình. Vào tháng 12/2013, anh cho ra mắt cuốn sách “Song xưa phố cũ” dưới sự tài trợ của văn phòng UNESCO. Anh cũng đã xuất bản nhiều cuốn sách nghiên cứu về mỹ thuật kiến trúc khác như : “Dịch đồ - cách tiếp cận từ thị giác”, “Đồ án trang trí mỹ thuật ở đền vua Đinh – Lê”.
PHƯƠNG KHANH -Tin Môi Trường
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Triển lãm ảnh "Thay hình đổi mặt" tại L”Espace

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9

Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9

(Tin Môi Trường) - Hòa chung với niềm phấn khởi tự hào của nhân dân cả nước đón chào Kỷ niệm 79 năm Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2024), nhân dân làng Vạn Lộc, xã Xuân Phong (được sát nhập thành xã Xuân Giang từ ngày 01/9/2024), huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định long trọng tổ chức lễ công bố quyết định và đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam.

Tin Môi Trường
 Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...

VACNE 30 năm
 Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Cây Đa hơn 250 năm tuổi trong khuôn viên Đình làng thôn Bàng Tân, xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam được chính quyền và nhân dân long trọng tổ chức Lễ cong nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 24/4/2024.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI