Di sản xanh » Mỹ thuật
Thú "ăn lạ, uống độc" quái dị của người Việt
(18:39:41 PM 11/03/2012)Cụ thể toàn bộ khuôn mặt sẽ được phủ kín bởi một lớp mặt nạ vàng 24 carat và gamma PGA - một loại đậu tương Nhật Bản. Trên thế giới, với gần 500 USD cho một lần làm đẹp, đây thực sự là “cuộc chơi” chỉ dành riêng cho giới lắm tiền. Ở Việt Nam, dịch vụ cao cấp đắp mặt nạ bằng vàng đã xuất hiện với chi phí gần 2 triệu đồng/lần. Để dán kín vàng cho một khuôn mặt sẽ mất khoảng trên 20 lá vàng 24k, với giá bán khoảng 5 USD/lá…
Hẳn người Thủ đô chưa quên bát phở bò Kobe giá 700.000-800.000 đồng. Khi ấy, sự xa xỉ chỉ còn là một khái niệm hết sức trừu tượng làm lu mờ những giá trị ăn no, ăn ngon bởi người ta chỉ quan tâm đến việc thưởng thức thịt con bò lạ ở tỉnh Hyogo của Nhật Bản, được nuôi dưỡng cầu kỳ bằng việc cho bò ăn toàn những thức ăn bổ dưỡng như ngô non, lúa mạch, uống bia thay nước, được tắm nước nóng, nghe nhạc Mozart, Chopin, Beethoven để thư giãn, hàng ngày được massage bằng rượu Sake hảo hạng… Một tuần đôi, ba lần ăn sáng bát phở bò Kobe hết gần vài triệu, kể cho người nghèo nghe chuyện nhà giàu ăn sáng khác nào chuyện cổ tích.
Có lẽ chưa thời nào mà các món sơn hào hải vị chỉ dành cho bậc vua chúa thời xưa nay lại đại chúng đến như vậy. Thế nên người ta mới ví von về cái sự ăn chơi của người giàu phức tạp theo cái kiểu sáng ở đồng bằng (ăn phở bò Kobe), trưa thì xuống biển (thưởng thức hải sản tu hài Mexico, tôm hùm, ốc vòi voi Canada…), chiều lại lên rừng (dự tiệc rùa vàng) và khi đêm về cái thú điểm tâm cho ấm bụng trước khi ngủ sẽ là bào ngư Nam Phi sốt xì dầu hay súp tổ yến gạch cua…
Cũng đã có không ít kiểu ăn chơi… tàn nhẫn một cách quái dị được truyền thông và dư luận lên án. Đó là óc khỉ, tay gấu, bào thai rắn, mắt đại bàng… được các đại gia “quý tộc” lựa chọn trong những món ăn được truyền tai là “bổ âm, kích dương, tốt tứ tung”. Mất nhân tính là món ăn “óc khỉ”, thời Từ Hy Thái Hậu đã dùng để chiêu đãi các sứ thần, đến nay nó cũng nằm trong danh sách các món ăn lạ của người giàu. Óc khỉ phải được ăn sống, người ta khoét một lỗ trên mặt bàn ăn, chiếm diện tích bằng 1/3 đầu con khỉ nhô từ dưới lên. Thực khách sau khi yên vị với các gia vị đi kèm, đến giờ “hành quyết”, “đao phủ” sẽ cầm dao sắc lẹm phạt một đường chỗ mỏm đầu con khỉ nhô lên. Khách sẽ dùng thìa múc óc tươi ăn trước khi con khỉ từ từ chết. Từ óc động vật người ta chuyển sang ăn bào thai động vật hoang dã theo cái nghĩa càng quý càng hiếm như thỏ, hươu, nai, lợn rừng, gấu… Trong đó rắn lục sắp đến kỳ “khai hoa nở nhụy” là “đẳng cấp” số 1. “Đao phủ” bằng cái vẩy tay trái nhanh như chớp mắt tóm gọn đầu con rắn lục, tay phải dùng dao nhọn phạt đứt đuôi con rắn, dòng máu đỏ được “chắt” vào từng ly rượu. Thêm một lần đưa dao, bộ lòng tung ra, trái tim con rắn được tách ra, thoi thóp đập trên đĩa, túi mật xanh lét được đánh giá là tinh túy nhất của con rắn được lấy ra cho vào một cốc rượu to. Nhát dao thứ ba xiên thẳng vào bào thai con rắn mẹ, những con rắn lục con chưa đủ tháng ngày nằm chiễm chệ trên đĩa, quằn quại. Ly rượu màu đỏ, ly rượu màu xanh được các đại gia khai màn, trái tim rắn được thả vào ly rượu khác rất nhanh trôi tuột vào bụng thực khách. Tiếp sau, các con rắn lục con nằm gọn trên từng đôi đũa, thực khách nhúng qua nồi nước dùng sôi sùng sục…, và thế được gọi là bổ dương (?) Ăn thịt, uống máu, nuốt mật chưa đủ, với cái lý lẽ ăn gì bổ nấy, giới lắm tiền nhiều của đã tìm mua mắt đại bàng - chúa tể của bầu trời - để ăn cho… sáng mắt long lanh, bổ thấu trời xanh. Loại đại bàng được các đại gia ưa chuộng phải có trọng lượng từ 1kg trở lên, ăn phải lúc nó còn sống, đến giờ “hành quyết”, chú đại bàng được cột chặt đôi chân, hai sải cánh, con dao nhọn sẽ được khoét sâu vào hốc mắt xoáy tròn để móc lấy mắt. Sau khi lấy xong, “đao phủ” mới dùng cái chầy đập vỡ sọ cho con đại bàng chết hẳn rồi mang đi chế biến. Đôi mắt đại bàng sẽ được hầm cách thủy để đại gia… “thưởng thức”… Đến nay chẳng biết những công năng thần hiệu của óc khỉ, mắt đại bàng, bào thai rắn… thế nào, nhưng những người lắm tiền vì thỏa cái sự “độc”, “lạ”, “bổ” của bản thân mà mất hết nhân tính, đáng bị lên án. |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
- Hội Bảo vệ TN & MT tỉnh Đắk Lắk tổ chức hội thi vẽ tranh về bảo vệ môi trường năm 2024
- Trao giải cuộc thi thiết kế logo Ngày vì nạn nhân chất độc da cam (10-8)
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 059
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 058-03
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 058-02
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 058-01
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 057-03
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 057-02
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
(Tin Môi Trường) - Ngày 6/112/2024 (nhằm ngày mùng 6/11 năm Giáp Thìn), Bảo tàng Quang Trung đã tổ chức Lễ giỗ nhân kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân (1802 – 2024) tại Đền thờ Đô đốc Bùi Thị Xuân (khối Phú Xuân, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn – Bình Định) theo nghi thức giỗ truyền thống.
Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...
Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
(Tin Môi Trường) - Di tích lịch sử mộ và khu lưu niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (xã Sơn Trung, H.Hương Sơn, Hà Tĩnh) vừa được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.