Di sản xanh » Mỹ thuật
Sự thực đắng lòng về "gái miền Tây"
(14:33:44 PM 21/08/2012)Nhà văn quá cố Sơn Nam là bộ bách khoa toàn thư về xứ sở ĐBSCL, hay còn gọi là miền Tây Nam Bộ. Lạ lùng và đáng khâm phục nhất là không biết tự chạy xe, chỉ biết đi bộ, vậy mà ông đã rảo khắp ngóc ngách vùng sông nước này đến tận cùng. Có lẽ đến nay chưa có ai quen thuộc ĐBSCL như nhà văn Sơn Nam. Với ông, ĐBSCL rõ như trong lòng bàn tay mình vậy.
Hơn 10 năm trước, nhà văn Sơn Nam tá túc trên căn gác trọ tầng 3 năm trên đường Nguyễn Văn Nghi, quận Gò Vấp (TP.HCM).
Gần nơi ông trọ, có một cô gái cùng quê Kiên Giang với ông gặp chuyện khó khăn dưới quê, lên thuê phòng trọ ở để buôn bán rau ngoài chợ mưu sinh hàng ngày.
Mỗi buổi sáng cô thức dậy lúc 3 - 4 giờ lấy mua rau từ ngoại thành chở vào để bán lẻ lại kiếm sống.
Vốn có chút nhan sắc, nên cô bị đám thanh niên, đàn ông “quấy rầy”. Quấy rầy nhất và làm khổ nhất là anh chàng... cảnh sát khu vực!
Vì phận gái quê, không hiểu biết nhiều nên khi lên thành phố cô không chủ động chuẩn bị sẵn đơn xin tạm trú tạm vắng (hồi ấy thủ tục nhiêu khê hơn hiện nay gấp nhiều lần), nên đành phải ở “chui”.
Con gái miền Tây. Ảnh minh họa |
Lợi dụng thế khó của cô, anh chàng cảnh sát khu vực biến chất kia gây khó dễ đủ điều để bắt cô phải “chiều” anh ta. Những lần đi nhậu về, anh ta đều tạt vào phòng trọ bắt cô gái “chiều”.
Không chấp nhận là anh ta dọa “bắt nhốt”, “trục xuất ra khỏi địa phương”! Vì đơn thân độc mã, cô gái quê mùa phải cắn răng chịu đựng.
Cô gái xa xứ cam phận chịu đựng một thời gian thì vô tình gặp nhà văn Sơn Nam. Biết là cùng quê, nhà văn và cô gái nhanh chóng thân quen, xem như chú cháu.
Dần dà, cô gái kể hết nỗi khổ tâm đang mắc phải chưa biết giải quyết ra sao. Nhà văn nghe xong vô cùng bất bình. Nhưng ông biết làm gì bây giờ, nhà văn cũng chỉ là “thường dân” như bao người bình thường khác?
Sau bao ngày suy nghĩ, ông “tư vấn” cho cô gái: “Thôi con làm ở nhà hàng karaoke đi, chứ tội gì phải khổ cực quá mà còn phải “phục vụ” miễn phí tụi nó nữa!”.
Thế là cô gái trở thành nhân viên quán karaoke trên đường Quang Trung, quận Gò Vấp.
Nỗi đau và sự chia sẻ
Những cô gái dưới quê lên tìm chốn mưu sinh tại thành phố được nhà văn Sơn Nam đồng cảm, xót thương tới cùng.
Gần nơi ông ở có vài cô gái miệt vườn hành nghề “ôm” ở các quán karaoke, quán nhậu. Ông chia sẻ với họ nỗi buồn phải làm “nàng Kiều” nơi chốn thị thành.
Chỉ có điều, sự “tư vấn” của ông chỉ tới đó, còn lại ông mù tịt nên mới có chuyện oái oăm. Có một cô “đi khách” không biết cách “đề phòng” nên dính bầu. Khi phát hiện đã quá muộn đành để vậy sinh con.
Đứa trẻ ra đời, người mẹ cũng hết tiền sinh nhai đành phải đi làm. Một mình ở nơi thị thành, đứa bé không biết gởi đâu.
Nhà văn Sơn Nam lúc ấy đã gần 80 tuổi xót xa cho mẹ con cô gái, bèn nhận lời…giữ cháu bé mới sinh! Ai thấy cũng cảm thương cho “ông già ốm yếu, lụm khụm chăm em bé nhỏ xíu”. Một tờ báo lớn ở TP CM đã có bài viết về cảnh ngộ “cười ra nước mắt” của ông lúc ấy. Tuy nhiên, với nhà văn Sơn Nam, “đó là niềm vui lớn” của ông.
Nhà văn Sơn Nam có cái nhìn đồng cảm về phụ nữ miền Tây Nam Bộ. |
Căn phòng trọ của ông sống cùng với những người dân, sinh viên tứ xứ dồn về thành phố mưu sinh, học tập. Gần 10 năm cuối đời, ông sống như khách trọ với bao người dân nghèo nơi phố thị.
Nhiều người chẳng biết ông là ai, cứ nghĩ là ông già bị bỏ rơi, cô đơn. Cho đến khi kỷ niệm 300 năm thành lập Sài Gòn, xem ti vi họ mới biết đấy là nhà văn lớn, nhà hóa lớn của vùng đất Nam Bộ.
Cái lý của nhà văn Sơn Nam
Trong gần 10 năm “đi bụi” sống trọ ở Gò Vấp, buổi sáng nhà văn Sơn Nam thường ra ngồi ở quán cà phê bụi gần Nhà văn hóa quận trên đường Nguyễn Văn Nghi.
Anh Nguyễn Viết Tân, cộng tác viên của của Báo SGGP là người phụ giúp ông liên lạc với những người quen thuộc; thỉnh thoảng chở ông đi đến các tòa soạn lấy nhuận bút hoặc chuyển bài của ông tới các tòa soạn.
Nhà báo Tăng Quỳnh, lúc ấy ở báo Người Lao động nay về báo Tuổi Trẻ, nhà báo Khiết Hưng, báo Tuổi Trẻ thường cất công chạy lên đây ngồi cà phê với ông, giúp ông đi dự các dịp lễ lớn ở các tỉnh.
Câu chuyện nhà văn Sơn Nam “xúi” một cô gái đi làm “nhân viên karaoke” khiến tôi suy nghĩ rất nhiều và kéo dài suốt thời gian sau này. Trong một lần ngồi cà phê bụi với ông, hỏi về thân phận những cô gái miền Tây lên thành phố mưu sinh bằng những nghề “hương phấn”, ông ngậm ngùi:
“Đàn bà xứ dưới (tức miền Tây) “hồng nhan bạc mệnh”. Con gái da trắng, ngộ lắm.
Ngày xưa còn nghèo, thiếu thốn, sáng thức dậy làm gì có bàn chải đánh răng như bây giờ, phải lấy cau khô chà răng cho trắng. Vậy mà mấy 'thằng Tây' chết mê chết mệt. Nay vật chất nhiều, hổng thiếu thứ gì bán đầy xung quanh, nhưng làm ra tiền ở dưới khó khăn lắm.
Đàn ông xứ dưới ăn nhậu tối ngày, sao lo nổi cho người đàn bà. Mà nhậu nhẹt hoài thì sanh đủ chứng đủ tật, người phụ nữ phải chịu đựng hết. Bởi vậy, con gái lớn lên thấy cảnh vậy buồn lo, sợ đời mình cũng phải chịu đựng những điều chướng tai gai mắt, tìm cách thoát thân. Lên thành thị không nghề nghiệp, kiếm việc làm ra tiền nuôi thân không dễ. Thôi thì…”.
Tới đây giọng ông chùng xuống. Ông đã bất lực khi có lời khuyên cô gái đồng hương trong cảnh ngặt nghèo đi vào chốn phấn hương mưu sinh mà lòng trĩu buồn vời vợi. Ánh mắt sau cặp kính dày cộp của ông như đẫm nước mắt….
Gần 10 năm sau bôn ba khắp các vùng sông nước ĐBSCL, gắn bó với vùng đất này, càng thấm thía hơn những gì mà nhà văn Sơn Nam đã nói.
Mảnh đất trù phú bậc nhất thế giới này mà không có đủ những “cây bách”, “cây tùng” cho người phụ nữ nương tựa đời mình, để họ phải “ra đi” với bao hờn tủi, nước mắt chất chứa hay sao?
Tuy nhiên, đây chưa phải lý do duy nhất. Trong buổi giao lưu văn hóa với các dân tộc, quốc gia, việc hôn nhân “dị chủng” là bình thường. Nhưng trên mảnh đất này mấy cô gái nào được hưởng diễm phúc đó?
Phần lớn họ phải làm “nàng Kiều” hy sinh đời mình, dấn thân vào con đường vô định để “cứu” cha mẹ, anh em đang sống ở nhà!.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
- Hội Bảo vệ TN & MT tỉnh Đắk Lắk tổ chức hội thi vẽ tranh về bảo vệ môi trường năm 2024
- Trao giải cuộc thi thiết kế logo Ngày vì nạn nhân chất độc da cam (10-8)
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 059
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 058-03
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 058-02
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 058-01
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 057-03
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 057-02
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
(Tin Môi Trường) - Ngày 6/112/2024 (nhằm ngày mùng 6/11 năm Giáp Thìn), Bảo tàng Quang Trung đã tổ chức Lễ giỗ nhân kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân (1802 – 2024) tại Đền thờ Đô đốc Bùi Thị Xuân (khối Phú Xuân, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn – Bình Định) theo nghi thức giỗ truyền thống.
Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...
Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
(Tin Môi Trường) - Di tích lịch sử mộ và khu lưu niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (xã Sơn Trung, H.Hương Sơn, Hà Tĩnh) vừa được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.