»

Thứ sáu, 22/11/2024, 00:26:50 AM (GMT+7)

Sơn nữ tắm tiên và ‘mỏ nước thần’

(07:02:20 AM 29/12/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Những sơn nữ lần lượt trút bỏ xiêm y để lộ làn da trắng ngần rồi từ từ ngâm mình dưới dòng nước. Tiếng cười đùa rổn rảng xôn xao cả núi rừng...
 
'Mó nước thần' giữa đại ngàn

Con đường vào bản Niềng, xã Mường Lèo, huyện Sốp Cộp, Sơn La ngoằn nghèo với những khúc cua bẻ gập tay áo, dốc dựng đứng và lổn nhổn đá sỏi gan trâu. Chính bởi đường đi lại khó khăn như thế, nên vùng đất miền biên viễn nghèo xơ xác.

“Mùa khô thì bụi bay mịt mùng, đường đi gập ghềnh, mùa mưa thì lầy lội tuyệt nhiên không đi lại được. Đường đi lại như thế nên dù người dân có cố gắng chăm chỉ làm nương làm rẫy thì nông sản cũng khó mà bán… Nên bao đời nay, nghèo vẫn hoàn nghèo…”, ông Lèo Văn Thuận, Bí thư Đảng Ủy xã Mường Lèo thở dài mở đầu câu chuyện.

Thế nhưng, theo lời ông Thuận, có lẽ bởi cuộc sống nghèo khổ như vậy nên thiên nhiên đã ưu ái ban cho Mường Lèo một môi trường sống thật trong lành. Cây cối tốt tươi và núi non hữu tình đẹp như bức tranh thủy mặc, và nhất là “mó nước thần” nằm ở giữa bản Niềng.

Đời sống người dân còn khó khăn, nhưng thiên nhiên đã ban tặng Mường Lèo không khí trong lành, trù phú.

Ông Thuận bảo, không ai biết mó nước chảy từ đâu, cũng không ai hay nó có từ bao giờ, từ đời ông, đời cha của ông đã thấy rồi. Chỉ biết rằng, mó nước rỉ ra từ khe núi, chảy thành dòng quanh con suối uốn lượn ôm men theo bản Niềng và điều đặc biệt là nóng hôi hổi như ấm nước sôi dở.

Có người phỏng đoán hẳn nằm sâu trong núi rừng kia là miệng núi lửa, cũng có người bảo đấy là dòng nước tuôn chảy từ miệng con mãng xà phun lửa trong truyền thuyết… Chẳng ai dám chắc về nguồn gốc của nó nên người ta gọi chung mó nước đặc biệt ấy là “mó nước thần”.

Theo ông Thuận, sở dĩ dân bản tôn đây như dòng nước quý bởi họ truyền tai nhau rằng, thứ nước nóng hôi hổi nằm trong mó nước kia có thể chữa được bách bệnh.

“Người ta cho rằng, người ốm đau, người mang bệnh nặng chỉ cần ngâm mình dưới dòng nước là bệnh tình đã giảm đi nhiều phần. Thậm chí, các xã khác cũng lặn lội sang bản Niềng xin nước nóng về để chữa bệnh.

Chẳng biết thực hư tác dụng thế nào, nhưng chắc chắn rằng, các bệnh ngoài da thì cứ ngâm nước nóng ở đây là khỏi biến. Vì thế, giai bản Niềng cũng vạm vỡ hơn, khỏe hơn, gái bản Niềng cũng hây hây và đẹp hơn bản khác...

“Xưa, bao quanh mó nước này là rừng già. Người lên khai hoang mới phá đi làm nương, làm rẫy. Năm 1982, tôi vẫn còn chứng kiến cảnh hươu, nai, khỉ, trâu, bò… từng bầy từng đàn xuống mó uống nước. Mà lạ, con vật nào đã uống nước ở mó này thì nghiện như người ta say thuốc phiện. Chúng chẳng đi xa mà chỉ lảng vảng quanh mó nước và đêm đêm tìm xuống, đứng quanh mó nước để chơi đùa…

Nhưng khi con người phá trụi cả khu rừng bao quanh mó nước, động vật vì thế cũng mất dần. Hoặc bị săn bắn, hoặc bỏ đi nơi khác… Nghĩ lại tôi vẫn thấy tiếc vô cùng”, ông Thuận thở dài.

Mục sở thị sơn nữ tắm tiên

Và, cũng chính nhờ mó nước thần kỳ mà chúng tôi được mục sở thị cảnh sơn nữ tắm tiên, cảnh mà nhiều người ngỡ chỉ còn thấy trong ký ức.

Khi mặt trời vừa khuất dần sau đỉnh núi, những sơn nữ trở về từ nương rẫy quây quần bên mó nước nóng. Hàng chục sơn nữ bỏ công cụ lao động trên những tảng đá lớn, rồi hồn nhiên trút xiêm y, như thể là chốn không người. Các sơn nữ ngồi trên tảng đá, phơi làn da trắng ngần, khua chân dưới nước, nói cười rổn rảng, khiến cảnh đại ngàn âm u trở nên đẹp như một câu chuyện cổ tích.
 

 

 

Tiếng cười nói rổn rảng xua tan cả cái u tịch của núi rừng Tây Bắc.

Bên cạnh, "sơn nam" cũng hồn nhiên ngâm mình dưới dòng nước nóng.

Ông Thuận bảo, hàng trăm năm nay, cùng với nhiều tập tục lâu đời khác, người dân bản Niềng coi như một nét văn hóa. Trai, gái trong bản, sau một ngày làm việc mệt nhọc sẽ trầm mình dưới dòng nước, gột rửa những mệt nhọc, ưu phiền, con người như được tiếp thêm nguồn sinh lực mới...
Theo Vietnamnet
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Sơn nữ tắm tiên và ‘mỏ nước thần’

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9

Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9

(Tin Môi Trường) - Hòa chung với niềm phấn khởi tự hào của nhân dân cả nước đón chào Kỷ niệm 79 năm Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2024), nhân dân làng Vạn Lộc, xã Xuân Phong (được sát nhập thành xã Xuân Giang từ ngày 01/9/2024), huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định long trọng tổ chức lễ công bố quyết định và đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam.

Tin Môi Trường
 Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...

VACNE 30 năm
 Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Cây Đa hơn 250 năm tuổi trong khuôn viên Đình làng thôn Bàng Tân, xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam được chính quyền và nhân dân long trọng tổ chức Lễ cong nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 24/4/2024.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI