»

Thứ bảy, 18/01/2025, 23:54:26 PM (GMT+7)

Nhà hàng “phân của tôi”

(21:12:13 PM 10/03/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)- Nhân dịp giúp một đoàn khách bạn từ Nga sang làm việc muốn ở khách sạn gần khu vực bờ Hồ (Hà Nội), chúng tôi mở máy tra Google. Thật đáng ngạc nhiên là gần như tất cả các khách sạn của quận Hoàn Kiếm đều mang tên Tây!

 

Đó là những cái tên Moonshine Palace (Bát Đàn), Golden Plaza (Hàng Trống), Golden Lake (Hàng Mành), Luxury (Phủ Doãn), Mike’s Amazing (Hàng Phèn), Sunshire 1, Sunshire 3 (Mã Mây), Triumphal, Rising Dragon 2 (Hàng Gà), Prince II (Hàng Giầy), Astoria (Hàng Bông), Lucky Star (Bát Đàn), Asia Palace (Hàng Tre), Paramount (Ngõ Huyện), Asian Ruby (Tạ Hiện), Indochina (Lò Sũ)... Còn rất nhiều nữa. Điều dễ nhận ra là tất cả các tên này đều là tiếng Anh.

 

Khi đến một nơi xa lạ nào đó, việc đầu tiên mà mọi du khách phải làm là tìm cho mình một khách sạn (hay nhà nghỉ). Dù đắt đỏ đến mấy thì đấy cũng là nơi dễ kiếm, tiện lợi và an toàn. Có thể nói, “cánh cửa” đầu tiên để du khách tiếp xúc, làm quen với đất nước mới lạ bắt đầu từ khách sạn, nhà hàng, chợ búa và sản vật vùng miền. Thế mà, tên khách sạn của người Việt, trên đất Việt nhưng hoàn toàn không thấy bóng dáng tiếng Việt đâu cả. Ở rất nhiều nước trên thế giới và ngay các nước cạnh ta (Trung Quốc, Thái Lan hay Indonesia chẳng hạn), tên hàng hoá, thương hiệu nếu chỉ dùng một thứ tiếng thì phải là bản ngữ, nếu thêm tiếng nước ngoài (thường là tiếng Anh) thì phải đặt phía sau, cỡ chữ nhỏ hơn. Tôi không biết hiệp hội Khách sạn Việt Nam hay tổng cục Du lịch nước ta có quy định nào không chứ thực tế, xu hướng Anh hoá mẫu mã, thương hiệu Việt đang lấn át mọi xu hướng khác. Đến một khu du lịch quốc gia, đang là nơi thường xuyên tổ chức các cuộc thi hoa hậu Việt Nam, cũng mang tên Tây: Vinpearl Land.

 

Tới nhà hàng đặc sản, mới đọc biển hiệu, cô đầm hốt hoảng quay ra: “Sao dẫn tôi vào đây?” Hoá ra, chủ nhà hàng tên Mỹ Dung nên đặt biển hiệu là “My Dung restaurant”. Trong tiếng Anh, “my dung” có nghĩa là... “phân của tôi”!

 

Các bạn Nga của chúng tôi hết sức ngỡ ngàng vì hiện tượng người Việt sính đặt tên tiếng Anh này. Họ nói ở Nga có lúc cũng rộ lên phong trào sùng bái tiếng Anh, nhưng hiện tại đã giảm đi nhiều. Một phần do nhà nước yêu cầu tên thương hiệu phải được đặt trong khuôn khổ pháp lý, phần do nhiều doanh nghiệp thấy ngượng vì sự cổ suý cho tiếng Anh quá đà của mình. Các bạn Nga còn phát hiện rất nhiều lỗi trong các biển hiệu, chỉ dẫn, thực đơn bằng tiếng Anh ở các nhà hàng của ta. Người ta hay kể cho nhau nghe một giai thoại vui. Đó là sáng nọ, một người Việt hăm hở dẫn một cô gái nước ngoài tới nhà hàng đặc sản. Mới đọc biển hiệu, cô đầm kia đã hốt hoảng quay ra: “Sao dẫn tôi vào đây?” Hoá ra, chủ nhà hàng tên Mỹ Dung nên đặt biển hiệu là “My Dung restaurant”. Trong tiếng Anh, “my dung” có nghĩa... “phân của tôi”! Sau này, để tránh hiểu theo nghĩa xấu, các tên “Dung” sang tiếng Anh người ta hay sửa thành “Dzung” để phân biệt.

 

Chúng ta đang hô hào mọi người hưởng ứng “Người Việt dùng hàng Việt”. Thiết tưởng, tiếng Việt cũng phải được coi là một “hàng Việt Nam” thứ thiệt. Bởi ngôn ngữ chính là biểu hiện sinh động nhất, là đặc trưng văn hoá, là niềm tự hào của mỗi quốc gia. Đừng vì sính tiếng ngoại mà đánh mất ý thức tự tôn dân tộc.

 

Theo luật Doanh nghiệp (năm 2005) thì tên doanh nghiệp “phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được”. Ngày 15.4.2010, Chính phủ ban hành nghị định 43 về đăng ký doanh nghiệp, trong đó quy định: “Tên doanh nghiệp phải viết được bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, có thể kèm theo các chữ cái F, J, Z, w, chữ số và ký hiệu, phát âm được...” Như vậy quy định này đã thừa nhận việc đặt tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài trong hệ Latinh.

PGS.TS Phạm Văn Tình/SGTT
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nhà hàng “phân của tôi”

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân

Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân

(Tin Môi Trường) - Ngày 6/112/2024 (nhằm ngày mùng 6/11 năm Giáp Thìn), Bảo tàng Quang Trung đã tổ chức Lễ giỗ nhân kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân (1802 – 2024) tại Đền thờ Đô đốc Bùi Thị Xuân (khối Phú Xuân, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn – Bình Định) theo nghi thức giỗ truyền thống.

Tin Môi Trường
 Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...

VACNE 30 năm
Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI