»

Thứ bảy, 23/11/2024, 17:38:31 PM (GMT+7)

Kỷ lục Việt Nam cho bức tranh Phật lớn nhất

(10:38:37 AM 16/03/2017)
(Tin Môi Trường) - Bức tranh cuộn Phật Quan Âm kích cỡ 11,8x16 mét được khai mở cho đại chúng chiêm bái tại Lễ hội Quan Âm Đại Bảo Tháp Tây Thiên (ngày 16/3) sẽ được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (Vietkings) xác lập kỷ lục Việt Nam cho tranh cuộn Phật giáo lớn nhất.

Kỷ[-]lục[-]Việt[-]Nam[-]cho[-]bức[-]tranh[-]Phật[-]lớn[-]nhất

 

Đây là bức tranh cuộn có kích thước khổng lồ 11,8 x 16 mét (không bao gồm khung), cân nặng trên 100 kg, được làm trên gấm và chỉ thêu cao cấp. Tranh cuộn này thuộc thể loại Thongdrol - tranh cuộn Phật giáo khổng lồ vùng Himalaya, được sản xuất trong thời gian kỷ lục 6 tháng để kịp khai mở vào dịp Lễ Hội Quan Âm Đại Bảo Tháp Tây Thiên (Tam Đảo, Vĩnh Phúc). Bức tranh thể hiện hình ảnh Đức Đại Bi Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn ở chính giữa. Đức Đại Trí Văn Thù ở phía dưới bên phải, Đức Đại Lực Kim Cương Thủ phía dưới bên trái, ở trên là hình ảnh Ngũ Trí Phật.
 
Tác phẩm không chỉ có kích thước khổng lồ mà còn là một kiệt tác nghệ thuật Phật giáo độc bản theo chuẩn mực cao nhất của Hoàng gia Bhutan.
 
Việc sáng tác đòi hỏi tổ hợp 40 nghệ nhân thuộc các chuyên ngành vẽ, thêu, may, với sự hiện diện của các nghệ nhân cao cấp chuyên trách công trình tâm linh cho Hoàng gia Bhutan. Suốt quá trình sáng tác, để đảm bảo sự tập trung và chất lượng tác phẩm, các nghệ nhân và thợ thủ công làm việc trong một hội trường lớn. Họ phải giữ gìn kỷ luật và rèn luyện tinh thần như trong các kỳ chuyên tu nhập thất của các tu sĩ Phật giáo. Mỗi nét vẽ, mũi kim, đường chỉ đều là sự cúng dàng lên Đức Phật Quan Âm và lời ước nguyện thành kính để tình yêu thương của Đức Quan Âm nơi bức tranh cuộn được ban trải tới mọi hữu tình chúng sinh. Toàn bộ quá trình được thực hiện dưới sự giám sát nghiêm ngặt của các bậc Thượng sư (Rinpoche) và chư Tăng cao cấp. Mỗi bước đều được thực hiện theo các nghi lễ tâm linh và khi hoàn thiện có nghi thức gia trì, tịnh hóa riêng để đảm bảo sự thanh tịnh và linh thiêng của tác phẩm theo đúng truyền thống Phật giáo Himalaya. 
 
Kỷ[-]lục[-]Việt[-]Nam[-]cho[-]bức[-]tranh[-]Phật[-]lớn[-]nhất
 
Đây là Pháp bảo được Đức Gyalwang Drukpa, bậc được kính ngưỡng rộng khắp là chân Hóa thân Phật Quan Âm, ban tặng Đại Bảo Tháp Tây Thiên để lợi ích người dân đất nước Việt Nam nhân chuyến viếng thăm hoằng pháp của Ngài và Tăng đoàn Truyền thừa Drukpa tại Việt Nam (từ 14/3 đến 2/4/2017). Món quà kỷ niệm mối Pháp duyên vừa tròn 10 năm của Ngài với đất nước Việt Nam, và đặc biệt với Đại Bảo Tháp Mạn đà la Tây Thiên, bảo tháp tâm linh do đích thân Ngài thiết kế, gia trì yểm tâm và hướng dẫn hoàn thiện. 
 
Bức tranh cuộn khổng lồ sẽ được khai mở cho đại chúng chiêm bái tại Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên sáng ngày 16/3, ngày vía Phật Quan Âm và cũng là Ngày Văn hóa Phật giáo Ấn Độ tại Việt Nam, cùng với lễ công bố xác lập Kỷ lục Việt Nam cho tác phẩm. 

Giáo sư Đỗ Quang Hưng  (Đại học Quốc gia Hà Nội): 

 

“Dường như Phật giáo Bắc tông và Nam tông ở Việt Nam chúng ta là  xa lạ với truyền thống thờ phụng tranh Phật, đặc biệt là tranh Phật ở kích cỡ lớn và lộng lẫy cả về màu sắc và chất liệu như bức tranh cuộn Phật Quan Âm nghìn tay nghìn mắt lần đầu tiên xuất hiện này. Vì thế khi bức tranh quý trưng bày trong không gian hùng vĩ như ở đất Phật Tây Thiên, thì nó như càng cuốn hút, càng kích thích sự suy tư về Đức Quan Âm, về tâm Phật mà còn làm gia tăng “chiều kích” mới mẻ của nghệ thuật Phật giáo”. 
 
Anh Trần Vũ Thành (Phóng viên ảnh, Phật tử):
 
Choáng ngợp, đó là cảm giác đầu tiên của tôi khi bức tranh cuộn Đức Phật được trải ra. Lòng Đại bảo tháp Mandala Tây Thiên rộng lớn là vậy mà chỉ mở được mỗi lần 1/5 bức tranh. Với diện tích gần 200m2, trọng lượng trên 100kg, bức tranh được 60 người phục vụ khai mở.
 
Ở lượt thứ nhất 3 vị Phật trong Ngũ trí như lai xuất hiện ở phần đầu bức tranh lớn. Chính giữa là Đức Phật Tỳ Lư Giá Na, Bên phải là Đức Phật A Di Đà, Bên trái là Đức Phật A Súc Bệ. Kích thước mỗi vị Phật là 2.2 x 2.6m. Rất nhiều thành viên tham dự đã chắp tay khấn nguyện, tất cả lặng đi ngắm những hoa văn mềm mại, màu sắc sống động.
 
Ở những lượt mở tiếp theo, Đức Quan Âm Thập Nhất Diện lần lượt hiện ra, với 11 đầu, 8 cánh tay ở chính giữa cầm những pháp khí và thế ấn, xung quanh là 1 nghìn cánh tay xòe rộng, giữa mỗi bàn tay đều có một con mắt. Bên phải là Đức Phật Bất Không Thành Tựu, Bên trái là Đức Phật Bảo Sinh. Tất cả đều lặng ngắm thần thái Đức Quan Âm, có người còn đặt vòng tay lên hình ngọc Mani để xin năng lượng gia trì.
 
Ở cuối bức tranh là hình ảnh Đức Quan Âm đứng trên đài sen, bên phải là Đức Kim Cương Thủ, Bên trái là Đức Văn Thù. Cả 2 bức có kích thước 3.8x2.1m.
 
Tôi chưa thể hình dung ra được tổng thể bức tranh vì do kích thước quá lớn, phải mở lần lượt từng phần một. Tuy nhiên cảm nhận của tôi về bức tranh là rất rõ ràng: Màu sắc vô cùng sống động, chất liệu và cách thể hiện thật độc đáo, tinh xảo. Hiện tôi rất hồi hộp chờ đến ngày 16/3, là ngày khai mở hoàn toàn bức tranh Phật độc đáo này tại Đại bảo tháp Mandala Tây Thiên (Tam Đảo, Vĩnh Phúc) để có thể chiêm bái một lần toàn bộ bức tranh độc đáo, lần đầu tiên có ở Việt Nam này.​
 
Nhà báo Nguyễn Thành Lân - Phó GĐ kênh VTC 16:
 
“Tôi cũng tìm hiểu và được biết đôi nét về nghệ thuật chế tác tranh Thongdrol. Trong quá trình sáng tạo, các họa sỹ thiền quán về các vị Phật (các Bản tôn) để có được những mối liên hệ ý nghĩa và hình ảnh sâu sắc với đối tượng vẽ. 
 
Những bức họa trong Mật thừa là hàng loạt sáng tạo từ mắt, tay, niềm cảm hứng giác ngộ và những thiện hạnh giác ngộ của Đạo Phật. Nghệ thuật Mật Giáo là những bức họa không chỉ để lại niềm hỉ lạc, an bình cho người chiêm ngưỡng mà còn truyền cảm hứng tâm linh giác ngộ. Thế giới của sự chuyển hóa đánh dấu một bước ngoặt của trí tuệ Mật giáo, giúp mở ra những bước chuyển hóa giác ngộ vô hạn của đời sống. 
NGUYỄN LÊ KHOA (tinmoitruong@tinmoitruong.vn)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Kỷ lục Việt Nam cho bức tranh Phật lớn nhất

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9

Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9

(Tin Môi Trường) - Hòa chung với niềm phấn khởi tự hào của nhân dân cả nước đón chào Kỷ niệm 79 năm Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2024), nhân dân làng Vạn Lộc, xã Xuân Phong (được sát nhập thành xã Xuân Giang từ ngày 01/9/2024), huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định long trọng tổ chức lễ công bố quyết định và đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam.

Tin Môi Trường
 Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...

VACNE 30 năm
 Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Cây Đa hơn 250 năm tuổi trong khuôn viên Đình làng thôn Bàng Tân, xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam được chính quyền và nhân dân long trọng tổ chức Lễ cong nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 24/4/2024.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI