Di sản xanh » Mỹ thuật
Hà Nội xây dựng môi trường du lịch nhân văn
(07:50:53 AM 23/08/2012)Hay mấy bà quẩy quang gánh, trong có vài quả dứa, nải chuối; gặp khách là đặt lên vai họ, thêm cả chiếc nón lá để chụp ảnh và lấy tiền thuê đồ. Nhưng tệ hơn, những thứ đó chỉ đáng giá vài chục nghìn đã được "thét" tới vài trăm nghìn. Và khi khách còn lúng túng chưa biết giá cả hoặc chưa biết mệnh giá đồng Việt Nam, đã bị đội quân này nhanh tay rút tiền khi họ đang cầm trên tay rồi vội lẩn nhanh.
Trong khi tình trạng ăn xin khách du lịch đang thưa dần thì tình trạng đeo bám, chèo kéo, chặm chém, lợi dụng sơ hở để "móc túi" khách, đặc biệt là khách nước ngoài vẫn đang là mối bức xúc không chỉ của cơ quan chức năng Hà Nội, mà bất kỳ người dân nào có lòng tự trọng về thể diện quốc gia. Sự phản cảm này xuất hiện nhiều ở khu vực quận Hoàn Kiếm như địa điểm đền Ngọc Sơn, xung quanh Hồ Gươm, Nhà hát lớn, phố cổ và một vài điểm khác thuộc quận Ba Đình, Tây Hồ…Trong bối cảnh thành phố đang nỗ lực xây dựng hình ảnh du lịch Thủ đô, nâng cao vị thế trong khu vực và trên thế giới; đặt mục tiêu thu hút 3,2 triệu lượt khách quốc tế vào năm 2020 và 4,5 triệu lượt khách quốc tế vào năm 2030; việc dẹp bỏ tình trạng ăn xin, chèo kéo, đeo bám, chặt chém khách là cần thiết để mang lại một môi trường du lịch nhân văn. Chính vì thế, các cấp, ngành, chính quyền sở tại đến thành phố tăng cường dẹp bỏ với nhiều hình thức, từ ra quân xử lý đến duy trì gìn giữ thường xuyên.
Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội cho biết: Sở luôn tham mưu cho UBND thành phố Hà Nội nâng cao môi trường văn hóa du lịch phục vụ du khách; trực tiếp làm việc với các ngành liên quan, các quận, huyện trên địa bàn để phối hợp, xử lý quyết liệt việc đeo bám, bắt chẹt khách du lịch. Thời gian qua, chính quyền các phường tăng cường đội tự quản, dẹp trật tự; Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm thường xuyên giám sát, lực lượng công an tích cực kiểm tra, xử lý.
Ông Đỗ Vũ - Trưởng phòng Văn hóa Thông tin quận Ba Đình cho biết: “Nạn đeo bám khách du lịch trên địa bàn quận tập trung khu vực chùa Một Cột, lăng Bác, đền Quán Thánh; tuy nhiên từ khi ba tuyến phố khu vực lăng Bác trở thành tuyến phố đi bộ, thì việc kiểm soát thực hiện chặt chẽ từ khu vực ngoài nên không còn tình trạng này. Duy chỉ có đền Quán Thánh còn xuất hiện, nên Phòng Văn hóa quận phối hợp với lực lượng công an, chính quyền phường tổ chức xử lý, nhất là dịp Tết và mùa lễ hội”. Khu vực tập trung đông nhất vẫn là quận Hoàn Kiếm bởi trên địa bàn có nhiều danh thắng, di tích và đa phần khách nước ngoài khi đến Hà Nội đều tham quan khu vực này.
Ông Đinh Hồng Phong - Trưởng phòng Văn hóa Thông tin quận Hoàn Kiếm cho biết: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội phối hợp với quận và lực lượng công an tổ chức nhiều đợt ra quân, dẹp bỏ tình trạng đeo bám, chèn ép khách; tập trung ở xung quanh hồ Hoàn Kiếm, Hàng Bông, Hàng Đào, Hàng Gai, Tràng Tiền, Lê Thái Tổ…Các tổ tự quản, tổ dân phố của các phường trên địa bàn cũng thường xuyên phản ánh cho lực lượng chức năng để kịp thời xử lý. Từ đầu năm đến nay, công an quận xử lý trên 100 trường hợp, nhưng trường hợp chèo kéo, đeo bám khách vẫn không giảm. Mới đây, từ ngày 16 - 27/8, Công an quận Hoàn Kiếm đã ra quân dẹp nạn hàng rong chèo kéo, chặt chém, cướp đoạt tài sản của khách du lịch và duy trì liên tục cho đến khi dứt điểm.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, vấn đề mọi người trăn trở và khó kiểm soát là khi có lực lượng chức năng kiểm tra; các đối tượng nhanh chóng thông tin cho nhau để tẩu thoát. Một mặt, lợi dụng những giờ nghỉ, giờ giao ca, chúng vẫn thực hiện hành vi xấu, thậm chí trắng trợn hơn trước. Cái khó hiện nay là thiếu chế tài xử phạt, nên mức xử phạt đối tượng này quá nhẹ, chỉ là vi phạm hành chính trật tự công cộng hoặc tạm giam 24 giờ, không đủ sức răn đe, khiến đối tượng nhờn lực lượng chức năng. Ngay cả mức phạt cao nhất cũng chỉ 150.000 đồng, trong khi đó mỗi ngày, các đối tượng có thể thu lời bất chính 500.000 - 600.000 đồng, thậm chí cả triệu đồng.
Ông Trương Minh Tiến - Phó giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội cho biết: Sẽ đề nghị với cơ quan thẩm quyền bổ sung những hành vi này vào qui định về xử phạt vi phạm trong lĩnh vực du lịch theo Nghị định 16/CP, áp dụng mức xử phạt thật cao. Trước mắt, đề xuất với Công an thành lập một chuyên án đấu tranh với hành vi bắt chẹt khách, cố tình giật tiền của khách khi họ đang cầm trên tay; đưa hành vi này sang hành vi trấn lột để xử lý hình sự.
Mới đây, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội có văn bản đề nghị Công an và các quận nội thành như Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình, Tây Hồ vào cuộc quyết liệt dẹp tình trạng bán hàng rong, chặt chém du khách. UBND thành phố Hà Nội có công văn yêu cầu quận Hoàn Kiếm phối hợp với Công an thành phố, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch chỉ đạo các ngành chức năng thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm đeo bám, chặt chém, trộm cắp, móc túi người nước ngoài.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
- Hội Bảo vệ TN & MT tỉnh Đắk Lắk tổ chức hội thi vẽ tranh về bảo vệ môi trường năm 2024
- Trao giải cuộc thi thiết kế logo Ngày vì nạn nhân chất độc da cam (10-8)
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 059
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 058-03
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 058-02
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 058-01
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 057-03
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 057-02
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
(Tin Môi Trường) - Ngày 6/112/2024 (nhằm ngày mùng 6/11 năm Giáp Thìn), Bảo tàng Quang Trung đã tổ chức Lễ giỗ nhân kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân (1802 – 2024) tại Đền thờ Đô đốc Bùi Thị Xuân (khối Phú Xuân, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn – Bình Định) theo nghi thức giỗ truyền thống.
Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...
Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
(Tin Môi Trường) - Di tích lịch sử mộ và khu lưu niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (xã Sơn Trung, H.Hương Sơn, Hà Tĩnh) vừa được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.