Di sản xanh » Mỹ thuật
Giải nhất tranh cổ động TP HCM là tác phẩm sao chép
(08:59:57 AM 24/07/2016)Bức tranh cổ động có tên “Thành phố Hồ Chí Minh trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của tác giả Nguyễn Thanh Bình (Trung tâm Văn hóa tỉnh Bình Thuận) đoạt giải nhất được cho là tranh sao chép lại từ bức tranh (cũng của tác giả) từng đoạt giải khuyến khích tranh cổ động do Cục Văn hóa tổ chức năm 2011. Căn cứ theo nội quy của cuộc thi trên (tranh dự thi phải là sáng tác mới, chưa dự thi bất kỳ cuộc thi khác, chưa được phổ biến dưới bất cứ hình thức nào), tác giả Nguyễn Thanh Bình đã vi phạm.
Bức tranh cổ động đoạt giải khuyến khích năm 2011 in trong quyển “Mỹ thuật Bình Thuận” và bức tranh đoạt giải nhất năm 2016 trong cuộc thi sáng tác tranh cổ động chào mừng 40 năm thành phố mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh
Dù đoạt giải nhất song theo nhận xét của họa sĩ Hồ Minh Quân, tranh vẽ rất yếu nên phân mảng ánh sáng sai, các mảng ánh sáng như những vệt máu trên mặt nhân vật, toàn bộ phong cách không nhất quán, đó là cắt một hình vẽ mảng đặt đè lên một ảnh nền nhìn rất gượng gạo. “Nói chung, nó giống như một sản phẩm cấp thôn - xã, không xứng tầm cho một thành phố lớn như TP HCM” - họa sĩ Quân nhận xét.
Họa sĩ Đỗ Quang Đông cho biết tác phẩm giải nhất có ngôn ngữ thể hiện không đồng nhất. Mảng chính (hình tượng chính) của tranh thể hiện bằng ngôn ngữ của mảng và hình của đồ họa trong khi đó hậu cảnh thì sử dụng ngôn ngữ của nhiếp ảnh (bầu trời, thành phố là ảnh chụp) không có mảng và nét như 2 nhân vật chính. “Tranh cổ động cần nhất là không khí cổ động, cảm xúc cho người xem trong khi tác phẩm này không có!” - họa sĩ Đỗ Quang Đông nói.
Ông Huỳnh Văn Mười, trưởng ban giám khảo cuộc thi, trần tình: Ban giám khảo không thể lúc nào cũng biết hết tất cả các tác phẩm tranh cổ động. Sơ suất của cuộc thi này ở chỗ không có quy trình chấm thi như các cuộc thi khác. Theo nguyên tắc, hội đồng chấm thi khi chấm xong cũng sẽ công bố kết quả chung cuộc để lấy ý kiến công chúng sau đó mới dự kiến trao giải nhưng cuộc thi này không làm theo quy trình đó. Ông Mười cho biết sẽ đề nghị Sở Văn hóa - Thể thao TP HCM thu hồi giải. “Tuy nhiên, tác giả có gia công phần hình nền, so với bức tranh cũ nên tác giả chỉ sao chép 50%. Vì vậy, cần xem xét lại mức độ thu hồi giải ra sao và chuyện này tùy thuộc vào Sở Văn hóa - Thể thao TP HCM. Về phía ban giám khảo, tôi cũng xin nhận trách nhiệm để xảy ra việc này” - ông Huỳnh Văn Mười nói.
Ông Võ Công Anh - Giám đốc Trung tâm Thông tin triển lãm TP HCM, đơn vị được Sở Văn hóa - Thể thao giao nhiệm vụ tổ chức cuộc thi - ngạc nhiên với thông tin này và cho biết: “Trước đó, giải ba của cuộc thi này đã bị thu hồi vì tác giả cũng bị tố sao chép tranh. Chúng tôi sẽ thông tin đến báo chí hướng xử lý giải nhất ngay khi có đầy đủ chứng cứ”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
- Hội Bảo vệ TN & MT tỉnh Đắk Lắk tổ chức hội thi vẽ tranh về bảo vệ môi trường năm 2024
- Trao giải cuộc thi thiết kế logo Ngày vì nạn nhân chất độc da cam (10-8)
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 059
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 058-03
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 058-02
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 058-01
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 057-03
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 057-02
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
(Tin Môi Trường) - Ngày 6/112/2024 (nhằm ngày mùng 6/11 năm Giáp Thìn), Bảo tàng Quang Trung đã tổ chức Lễ giỗ nhân kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân (1802 – 2024) tại Đền thờ Đô đốc Bùi Thị Xuân (khối Phú Xuân, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn – Bình Định) theo nghi thức giỗ truyền thống.
Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...
Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
(Tin Môi Trường) - Di tích lịch sử mộ và khu lưu niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (xã Sơn Trung, H.Hương Sơn, Hà Tĩnh) vừa được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.