Di sản xanh » Mỹ thuật
Độc đáo Lễ Phắn Quái 
(15:15:34 PM 15/03/2012)
Nghi lễ chém trâu của đồng bào dân tộc Thái, ở huyện miền núi cao Quế Phong, tỉnh Nghệ An. Trong lễ hội này trải qua nhiều giai đoạn chuẩn bị công phu như: cách chọn trâu, nguyên tắc chọn trâu phải là giống đực, to khỏe, không dị tật...
Trước khi tổ chức buổi lễ, trâu được đem về giao cho các ông mo chăm sóc vỗ béo, bằng các thức ăn sạch như các loại cỏ thơm, mía..., cử người nấu rượu nếp để tắm cho trâu, trang trí cột buộc trâu...
Lễ chém trâu được bắt đầu bằng việc ông Mo cùng đoàn rước ăn mặc quần áo truyền thống, đem trâu xuống bến sông Tà Tạo phía trước đền Chín Gian để làm lễ tắm cho trâu. Lễ vật được chuẩn bị bao gồm: trầu, cau, 3 ống đựng rượu, hương, và cá phóng sinh.
Sau khi thầy mo làm lễ bằng bài cúng truyền thống xin thần sông cho phép tắm trâu, là nghi lễ phóng sinh cá chép xuống sông và dắt trâu xuống sông, tưới rượu lên thân trâu và bắt đầu tắm cho trâu.
Trên đường đoàn rước đi qua phải tiến hành một số nghi thức như tế thổ thần tại am thần thổ địa (Pù Xừa), tế thần tại gốc cây Sy cổ thụ (cỏ ba tạc hạc ba chướn), đây được xem là nơi hội tụ khí thiêng của sông núi, đất trời. Trước khi lên tới sân đền các thầy Mo phải qua suối Tiên (Huôi cò Phạt) để làm nghi thức tắm cho mình và cho mọi người bằng các loại nước lá đã được nấu sẵn với ý nghĩa đuổi tà ma, không để tà ma theo mình trước khi vào đền... Sau lễ chém trâu, thịt trâu sẽ được luộc đem dâng lên đặt tại 9 mâm ở 9 gian trong đền, cùng với những sản vật không thể thiếu là heo con, gà con, cá sông,… dâng lên thần linh, tiên tổ. Đúng giờ đẹp, thầy mo bắt đầu làm lễ, xin với Thẻn Phà (trời), Náng Xỉ Đả (con gái trời), Tạo Ló Ỳ (người có công khai mường lập đất),… về chứng giám và vui cùng con cháu.
Lễ hội Chín Mường hay còn gọi lễ hội đền Chín Gian là một lễ hội truyền thống có từ lâu đời của đồng bào dân tộc Thái ở huyện miền núi Quế Phong, Nghệ An. Lễ hội được tổ chức 3 ngày, từ ngày 6 - 8/3/2012 (ngày 14 -16/2 năm Nhâm Thìn).
Đền Chín Gian theo tiếng Thái gọi là Cau Hoong, hiện nay thuộc bản Piếng Chào, xã Châu Kim, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An là một ngôi đền cổ được xây dựng cách ngày nay 600 năm để thờ Thèn Phả (Ngọc Hoàng); Náng Xì Đả ( Con gái Trời) và Tạo Ló Ỳ - tổ tiên dòng họ người Thái đã có công khai bản lập ra chín mường. Theo thông lệ ngày xưa thường tổ chức 3 năm 1 lần theo chu kỳ:
Năm thứ nhất mở ở các bản (Xên Bản), năm thứ 2 mở hội cấp Mường (Xên Mường), đến trung tuần tháng Tám năm thứ 3 thì mở hội lớn gọi là lễ hội đền Chín Gian. Tuy nhiên, sau năm 1945 lễ hội không còn được tổ chức nữa, đến năm 2008 Lễ hội đền Chín Gian được tổ chức lại và lấy ngày 14, 15,16 tháng 2 âm lịch hàng năm làm ngày mở hội.
Dưới đây là một số hình ảnh lễ hội đền Chín Gian do Tin Môi Trường (tinmoitruong.com.vn) ghi lại:
Trâu được tắm rửa sạch sẽ
và cột vào cây nêu
Trâu được cho ăn cỏ trước khi chém
Chém trâu
Thịt trâu được dùng để cúng tế tạ ơn trời đất
Bên cạnh phong tục hiến trâu độc đáo, phần hội cũng diễn ra không kém phần hấp dẫn với nhiều trò chơi dân gian như: Bắn, nỏ, chọi gà, thi gói bánh chưng, hát nhuôn, suối, khắc luống,… Đây là một lễ hội mang đậm dấu ấn văn hóa vùng miền của một bộ phận người Thái ở khu vực miền Tây xứ Nghệ.
Tiếp theo lễ tắm trâu là nghi thức rước trâu về trước sân đền, đoàn rước theo thứ tự đi đầu là đoàn người cầm giáo mác thể hiện sự uy nghiêm của thần, vừa đi vừa hò hét để dẹp đường cho đám rước, theo sau là đoàn cồng chiêng và đoàn cờ phướn và nhân dân tham gia lễ hội.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
-
Hội Bảo vệ TN & MT tỉnh Đắk Lắk tổ chức hội thi vẽ tranh về bảo vệ môi trường năm 2024
-
Trao giải cuộc thi thiết kế logo Ngày vì nạn nhân chất độc da cam (10-8)
-
Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 059
-
Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 058-03
-
Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 058-02
-
Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 058-01
-
Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 057-03
-
Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 057-02
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
(Tin Môi Trường) - Ngày 6/112/2024 (nhằm ngày mùng 6/11 năm Giáp Thìn), Bảo tàng Quang Trung đã tổ chức Lễ giỗ nhân kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân (1802 – 2024) tại Đền thờ Đô đốc Bùi Thị Xuân (khối Phú Xuân, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn – Bình Định) theo nghi thức giỗ truyền thống.

Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...

Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
(Tin Môi Trường) - Di tích lịch sử mộ và khu lưu niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (xã Sơn Trung, H.Hương Sơn, Hà Tĩnh) vừa được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.
.jpg)