Di sản xanh » Mỹ thuật
Cảnh đẹp tuyệt vời của phim trường "Chúa nhẫn”
(14:23:25 PM 03/08/2012)
Bộ rễ cây Gnarly trong cánh rừng Sound. |
Những đỉnh núi cao dốc đứng soi bóng xuống mặt hồ phẳng lặng như gương, thay đổi sắc thường xuyên theo nền trời; những cánh rừng già nhiều thân cây to lớn xa hút tầm mắt; những thác nước ầm ầm đổ xuống từ các vách đá granite gầm réo ngày đêm như xé toạc không gian yên tĩnh của núi rừng, đây là những quang cảnh ngoạn mục nhất của Milford Sound khiến bao du khách phải choáng ngợp không thốt nên lời mà chỉ biết mê mẩn ngắm nhìn, thả hồn mình trong không gian mênh mông, đẹp vĩnh cữu của núi rừng hòa quyện với nước và mây trời lồng lộng.
Không chỉ có Kipling là người đầu tiên kinh ngạc trước cảnh quan tuyệt đẹp của Milford Sound. Năm 1883, nhà thám hiểm người Anh, James Hingston đã viết lại trong cuộc hành trình của mình, “… Hàng ngàn bước chân với ánh mắt luôn hướng về những ngọn núi đá dựng đứng sừng sững phía trước, chúng không bị bào mòn theo thời gian bởi gió hay nước, nhưng trong hình dạng sắc nhọn và thanh khiết ở mọi góc cạnh của ngọn núi thì chúng dường như bị xé toạc từng mảnh lạ lùng, tương tự như hình ảnh trong vụ đắm tàu Tinanic”.
Thật vậy, vẻ đẹp của Milford Sound ngoạn mục như chốn bồng lai tiên cảnh, vẻ đẹp ấy đã hút hồn nhà biên kịch kiêm đạo diễn lừng danh Peter Jackson, và ông đã chọn nơi này làm bối cảnh cho những thước phim thần tiên trong bộ phim “Chúa tể của những chiếc nhẫn”.
Thổ dân Maoris là những người đầu tiên phát hiện ra Milford Sound và đặt tên nơi đây là Piopiotahi, theo tên Piopio - một loài chim từng sống trong cánh rừng nhiệt đới Milford. Trong truyền thuyết của người Maori, người anh hùng Maui đã chết trong khi cố gắng đi tìm thuốc trường sinh cho loài người. Người ta nói rằng con chim Piopio thường bay qua vùng vịnh nhỏ này, cất lên những khúc ca bi tráng để ngợi ca Maui. Đáng thiếc thay, loài chim Piopio này ngày nay không còn nữa, chúng cùng chung số phận với 57 loài chim bản địa khác của New Zealand bị tuyệt chủng, nhưng cái tên Piopiotahi thì vẫn mãi sừng sững đứng đó.
Người Maoris cũng có một truyền thuyết khác kể về sự ra đời của Milford Sound. Theo truyền thuyết, nơi đây được vị thần Te Raki Whanoa điêu khắc nên. Câu chuyện kể rằng vị thần này di chuyển dọc theo bờ biển với con dao trên tay làm công cụ đẽo, khắc, tạo ra những hòn đảo, vùng vịnh khổng lồ với muôn hình thù độc đáo, và trong đó Milford Sound được xem là sáng tạo nghệ thuật tuyệt vời nhất của vị thần này.
Sự thực, Milford Sound là một vịnh hẹp ở phía tây nam thuộc đảo phía nam New Zealand, cách vùng biển Tasman khoảng 15km. Trước đây, khu vực này là một thung lũng rộng lớn bị đóng băng với những vách đá gồ ghề. Những ngọn núi có độ cao dốc đứng 1.675m ấn tượng, trong khi lưu vực vịnh nhỏ này lại tụt xuống 390m dưới mực nước biển.
Milford Sound có những thác đẹp nước mê hồn, đặc biệt với hai thác nước chính là Stirling cao 155m và Bowen cao 162m. Vào mùa mưa, có tới hàng trăm ngọn thác đổ xuống những vách đá xuất phát từ nhiều hướng. Một trong số này có thể đạt tới 1.000 m, do thác đổ từ độ cao như vậy nên bị những cơn gió thổi làm nước bốc hơi, khiến cho khu vực này luôn bao phủ một màng sương mơ màng trước khi nước chạm tới mặt đất.
Đây là một trong những nơi ẩm ướt nhất trên thế giới, với 182 ngày mưa một năm. Chính vì được thiên nhiên ưu đãi cho lượng mưa dồi dào mà khu vực này luôn vang dội âm thanh của tiếng thác nước tuôn chảy, làm nên sự nổi tiếng cho chính cái tên mà nó mang.
Như đã đề cập trước đó, thổ dân Maori là những người tìm thấy và tận hưởng vẻ đẹp Milford Sound trước những người châu Âu. Vào cuối thế kỷ 18, có nhiều chuyến thuyền đi qua cửa biển hẹp này mà không hề biết đến sự tồn tại của vùng vịnh đẹp ngoạn mục bên trong. Mãi cho đến năm 1812, thuyền trưởng John Grono đã khám phá ra vùng vịnh nhỏ tuyệt đẹp này, và có lẽ ông cảm thấy nhớ nhà sau những tháng ngày lênh đênh trên đảo mà đã đặt tên vùng vịnh là Milford Haven, sau đó đổi thành Milford Sound, giống tên quê hương của ông ở xứ Wales.
Bấy giờ Milford Sound chính thức có tên trên bản đồ, nhưng môi trường xung quanh vẫn còn tương đối hoang dã chưa được khám phá hết vào thế kỷ 20. Ngày nay, các thị trấn nhỏ của Milford Sound chỉ có 120 người, đa số làm việc trong ngành du lịch hoặc những công việc liên quan đến bảo tồn khu vực.
Kho báu vẫn nằm dưới bề mặt của Milford Sound, đó là lý do tại sao mà nó được xem là một vùng biển dự trữ, trải rộng 690 hecta. Tận đáy của Milford Sound chủ yếu là lưu vực bùn, cũng như bao trùm một khu vực rộng lớn những rạn san hô màu đen nổi tiếng. Phía bắc của hồ là một bức tường đá, khu vực đó nhận được rất ít ánh sáng mặt trời, nên đây là ngôi nhà chung cho những loài sinh vật sống đa dạng như cỏ chân ngỗng, giun ống và bọt biển. Những vùng nước sâu là môi trường sống của những động vật không xương sống mong manh sống vĩnh viễn gắn liền với đá.
Milford Sound và xung quanh Công viên quốc gia Fiordland (một phần của khu vực thuộc di sản thế giới UNESCO) còn có nhiều động vật hoang dã và rất nhiều loài chim tuyệt vời, đặc biệt hai loài chim không biết bay Takahe và vẹt Kakapo mà người ta nghĩ rằng chúng đã bị tuyệt chủng trước đây.
Hiện nay, Quỹ bảo tồn Fiordland và Cục bảo tồn đang gặp khó khăn trong việc bảo vệ môi trường của Milford Sound và công viên quốc gia Fiordland. Vấn đề nan giải là xua đuổi và loại bỏ những loài gây lại như chuột, chồn ecmin và loài thú có túi ôpôt đang đe dọa động vật hoang dã tự nhiên.
Loạt ảnh tuyệt đẹp về Milford Sound:
Những tia nắng đầu tiên của ngày vắt trên đầu những ngọn núi. |
Màu lam mềm mại của nền trời vào lúc hoàng tại Milford Sound. |
Ráng đỏ rực rỡ vào lúc hoàng hôn tại Milford. |
Đỉnh núi Fiordland vào mùa đông. |
Chóp núi hình nón và những tảng đá phủ đầy rêu khi thủy triều xuống thấp ở Milford Sound. |
Bình minh trên ngọn núi Christina núi và dãy núi Darran. |
Khi trời mưa, hàng trăm thác nước xuất hiện, chảy xuống các vách đá xung quanh. |
Milford Sound và môi trường xung quanh được biết đến với thác nước ấn tượng. |
Một thác nước trong Milford Sound. |
Những cây đậu lupin nâu đỏ dọc theo con đường Milford Sound. |
Những chỏm núi hình nón đầy ma thuật soi bóng xuống mặt hồ phẳng lặng như một tấm gương. |
Thung lũng mang dáng vẻ tuyệt đẹp. |
Milford Sound có những con đường dài đẹp như tranh vẽ. |
Cảnh quan Milford Sound nhìn dưới một tán cây. |
Công viên quốc gia Fiordland cũng có một số con sông tuyệt đẹp. |
Những tia cuối ngày ẩn phía sau những ngọn núi. |
Vùng biển với màu sắc thay đổi theo nền bầu trời ở Milford Sound. |
Một loại cỏ màu vàng ở Fiordland. |
Mùa đông ở công viên quốc gia Fiordland. |
Mặt trời mọc trên núi đỉnh núi Christina và dãy núi Darran. |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
- Hội Bảo vệ TN & MT tỉnh Đắk Lắk tổ chức hội thi vẽ tranh về bảo vệ môi trường năm 2024
- Trao giải cuộc thi thiết kế logo Ngày vì nạn nhân chất độc da cam (10-8)
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 059
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 058-03
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 058-02
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 058-01
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 057-03
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 057-02
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
(Tin Môi Trường) - Ngày 6/112/2024 (nhằm ngày mùng 6/11 năm Giáp Thìn), Bảo tàng Quang Trung đã tổ chức Lễ giỗ nhân kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân (1802 – 2024) tại Đền thờ Đô đốc Bùi Thị Xuân (khối Phú Xuân, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn – Bình Định) theo nghi thức giỗ truyền thống.
Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...
Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
(Tin Môi Trường) - Di tích lịch sử mộ và khu lưu niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (xã Sơn Trung, H.Hương Sơn, Hà Tĩnh) vừa được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.