Di sản xanh » Mỹ thuật
Bảo tàng ảo tìm công chúng thật
(11:56:22 AM 23/08/2013)Xem hiện vật không cần vào bảo tàng
Nhiều phóng viên đã không thể ghi hình trưng bày chuyên đề Đèn cổ để so sánh với trưng bày ảo này trên trang web của Bảo tàng Lịch sử quốc gia (Hà Nội). Phòng trưng bày này đã đóng cửa. “Mỗi đợt trưng bày chuyên đề của chúng tôi chỉ kéo dài vài tháng. Vì thế phòng trưng bày ảo sẽ giúp khách có thể tham quan trưng bày chuyên đề khi nó không còn nữa”, PGS-TS Nguyễn Đình Chiến, Phó giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia, nói.
Gian trưng bày hiện vật Phật giáo được tái hiện đúng như trong thực tế - Ảnh: Chụp lại từ website của bảo tàng lịch sử quốc gia
Trên trang web của Bảo tàng Lịch sử quốc gia, nhấn vào hai phòng trưng bày ảo là Hiện vật Phật giáo và Đèn cổ Việt Nam, công chúng sẽ được xem lần lượt các hiện vật với các thông số chiều cao, chất liệu, tuổi tác, kèm theo lời thuyết minh. Họ cũng sẽ biết vị trí của từng hiện vật đó trong phòng trưng bày thật. Cũng tại phòng trưng bày này, một số bài nghiên cứu liên quan nằm trong kho tư liệu để mọi người có thể đọc, xem bổ sung. Đây chính là hai phòng trưng bày được chọn để thí điểm dự án bảo tàng ảo với không gian 3D.
Bảo tàng ảo cần sự tương tác
|
Tuy nhiên, điểm yếu của bảo tàng ảo cũng chính là điểm yếu của hệ thống bảo tàng nói chung. Mỗi trưng bày hiện vật đều thường thiếu những câu chuyện đi kèm được ví như linh hồn của bảo tàng. Vì thế, thật tiếc khi tới phòng trưng bày hiện vật Phật giáo, người xem không được giải thích vì sao bảo vật quốc gia trống đồng Cảnh Thịnh lại nằm ở đó. Hoặc giả câu chuyện ly kỳ khi nhà khảo cổ học nhờ đi lạc lại tìm thấy chiếc đèn hình người quỳ - một bảo vật quốc gia khác - hoàn toàn không được nói tới trong trưng bày ảo. Với những hiện vật - cổ vật đẹp lộng lẫy như hiện vật trong hai phòng trưng bày ảo này, công chúng vẫn còn có thể thích nhờ hình thức của chúng. Còn với những hiện vật lịch sử có giá trị khác, nhưng lại không bắt mắt như hiện vật gốm mộc mạc của Bãi Cọi, việc thiếu câu chuyện chắc chắn sẽ khiến công chúng dễ bỏ qua.
Ngoài các câu chuyện đi kèm hiện vật, một điều cần lưu ý nữa khi làm trưng bày ảo là các trò chơi tương tác với bảo tàng. Hiện phiên bản ảo của Bảo tàng Lịch sử quốc gia mới chỉ có phần hiện vật trưng bày mà chưa có các trò chơi nhằm thu hút công chúng nhỏ tuổi. Điều này cũng giống với phiên bản ảo của Bảo tàng Dân tộc học - nơi đã làm trưng bày ảo trước cả Bảo tàng Lịch sử quốc gia. Nếu sự sinh động của phiên bản thật Bảo tàng Dân tộc học hấp dẫn có tiếng, thì sức hút của phiên bản ảo lại thầm lặng. Có nhiều lý do dẫn đến kết quả đó, nhưng khả năng tương tác của bảo tàng ảo tại Bảo tàng Dân tộc học cũng là một nguyên nhân. Tương tự, với phiên bản đang chạy của Bảo tàng Lịch sử quốc gia, khả năng hút thêm công chúng mới chưa có gì rõ ràng, bởi trong khi nhu cầu đi bảo tàng ở nhiều nước rất cao, thì ở nước ta điều đó vẫn xa vời.
“Chúng tôi hiện mới đang ở trong quá trình hoàn thiện trưng bày ảo của Bảo tàng Nhân học. Chương trình này cho phép có những trò chơi tương tác với công chúng. Tôi đã cho con trai và nhiều cháu cùng độ tuổi tiểu học cùng chơi, và các cháu chơi hào hứng”, Phó giám đốc Bảo tàng Nhân học Nguyễn Hương Thảo cho biết. Học mà chơi chính là cách Bảo tàng Nhân học “ra chiêu” để hút công chúng trẻ. Chẳng hạn, khi học về xương, học trò có thể chơi các trò chơi ghép những bộ xương trên máy tính.
Về sự tương tác này, TS Vũ Mạnh Hà - Phó giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia, cho biết trong tương lai, bảo tàng ảo cũng sẽ phải có những trò chơi tương tự. Chẳng hạn, muốn vượt qua một thử thách, công chúng phải trả lời đúng câu hỏi về một câu chuyện lịch sử nhất định. Đây cũng là nội dung của Phòng Khám phá mà Bảo tàng Lịch sử quốc gia sắp mở cho thiếu nhi, bên cạnh CLB Em yêu lịch sử đã từng có.
Theo một chuyên gia bảo tàng, nếu không bổ sung trò chơi tương tác và câu chuyện hiện vật, các bảo tàng ảo nhiều khả năng rơi vào nguy cơ chỉ để hút khách du lịch nước ngoài - những người đã có văn hóa đi bảo tàng rồi.
“Sau Bảo tàng Lịch sử quốc gia, chúng tôi còn 3D hóa toàn bộ khu di tích Nguyễn Du, các làng quan họ và một số khu di tích khác. Hiện chúng tôi đang dự kiến tái hiện cồng chiêng Tây nguyên. Chúng tôi cũng hy vọng hấp dẫn giới trẻ bằng nút có chức năng chia sẻ bảo tàng ảo này trên mạng xã hội”, ông Vũ Quốc Việt, đại diện công ty thực hiện trưng bày ảo nói.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
- Hội Bảo vệ TN & MT tỉnh Đắk Lắk tổ chức hội thi vẽ tranh về bảo vệ môi trường năm 2024
- Trao giải cuộc thi thiết kế logo Ngày vì nạn nhân chất độc da cam (10-8)
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 059
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 058-03
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 058-02
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 058-01
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 057-03
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 057-02
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Trao giải cuộc thi thiết kế logo Ngày vì nạn nhân chất độc da cam (10-8)
- Tác giả Võ Doãn Tuấn (Nghệ An) đoạt giải nhất cuộc thi thiết kế logo “Ngày vì nạn nhân chất độc da cam (10-8)”
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 055
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 056-03
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 057-01
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 056-01
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 056-02
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 054-03
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 049
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 046 -02
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 034-01
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 034-02
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 035
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 036
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 037-01
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 037-02
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 037-03
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 038
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 039-01
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 039-02
Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9
(Tin Môi Trường) - Hòa chung với niềm phấn khởi tự hào của nhân dân cả nước đón chào Kỷ niệm 79 năm Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2024), nhân dân làng Vạn Lộc, xã Xuân Phong (được sát nhập thành xã Xuân Giang từ ngày 01/9/2024), huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định long trọng tổ chức lễ công bố quyết định và đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam.
Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...
Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Đa hơn 250 năm tuổi trong khuôn viên Đình làng thôn Bàng Tân, xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam được chính quyền và nhân dân long trọng tổ chức Lễ cong nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 24/4/2024.