Di sản xanh » Mỹ thuật
Những cô gái "bí ẩn" trên tờ tiền 2000 đồng
(12:32:31 PM 05/01/2013)Mở cuộc truy tìm
Năm 1988, khi phát hành tờ tiền 2.000 đồng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định lấy bối cảnh khu sản xuất cùng 3 nữ công nhân của Nhà máy Sợi Nam Định để in lên mặt sau của tờ tiền. Nhiều người chắc mẩm, đây phải là những công dân điển hình với thành tích lao động rất đặc biệt có nhiều đóng góp mới vinh dự được in hình lên tờ tiền. Nhưng họ là ai?
Bây giờ Nhà máy Sợi Nam Định đã được đổi tên thành Tổng Công ty Cổ phần Dệt may Nam Định. Trong đội ngũ nhân công sản xuất hiện tại của nhà máy, vẫn còn khá nhiều người thuộc thế hệ công nhân từ thập niên 70 của thế kỷ trước. Gặp họ, chúng tôi càng thêm hy vọng có manh mối về 3 người phụ nữ được in hình lên tờ tiền 2.000 đồng.
Bản vẽ có bối cảnh 3 nữ công nhân cùng dây chuyền sản xuất tại nhà máy Sợi Nam Định vẫn đang được hoạ sỹ Quế lưu giữ. Ảnh: Quốc Hưng |
Khi chúng tôi chìa ra tờ tiền 2.000 đồng rồi hỏi về 3 nữ nhân công trong ảnh, nhiều công nhân già trong nhà máy cứ ớ người ra mà rằng: "Đúng, đúng... Đây là 3 nhân công của nhà máy chúng tôi. Đến nay công nhân trong nhà máy vẫn đang sử dụng mẫu quần áo bảo hộ lao động như họ đã mặc... Nhưng 3 phụ nữ này là công nhân nào nhỉ? Nhìn họ quen quá...". Vậy là những người công nhân già cứ chuyền tay nhau tờ tiền rồi thầm thì: "Là ai nhỉ?".
Riêng Phó Giám đốc Phân xưởng dệt Bùi Văn Đặng thì cứ mãi bần thần. Ông lật ngang, rồi lật ngửa tờ tiền và nói: "Tôi về nhà máy công tác và làm quản lý từ năm 1970. Bức ảnh được in trong tờ tiền chính là phân xưởng dệt C2. 3 công nhân trong ảnh chính xác là công nhân của chúng tôi. Tôi nhận được họ qua trang phục lao động - đặc thù của công nhân dây chuyền dệt... Nhưng sao tôi không rõ 3 phụ nữ này là ai nhỉ?". Dứt lời, ông Đặng kéo tôi đi: "Anh đi cùng tôi... Tôi sẽ cho anh thăm phân xưởng dệt C2 và sẽ hỏi cho anh về 3 công nhân được in trên tờ tiền".
Tới phân xưởng dệt C2, ông Đặng chỉ cho tôi từng chi tiết trong bức hình tại mặt sau tờ tiền 2.000 đồng đều trùng khớp với bối cảnh hiện tại của phân xưởng dệt. Tất cả đều không mấy thay đổi dù đã trải qua nhiều năm trời. Tại đây, ông Đặng gọi những người công nhân già lại rồi hỏi về 3 nữ nhân công trong tờ tiền. Một cuộc truy tìm 3 người phụ nữ bí ẩn nhanh chóng lan toả toàn khu sản xuất. Nhìn cảnh ấy, chúng tôi nghĩ mình đã may mắn, có lẽ chỉ một lúc nữa thôi, 3 người phụ nữ bí ẩn mà tôi muốn gặp sẽ xuất hiện.
Ông Đặng đang cố gắng nhớ 3 phụ nữ được in hình lên tiền là công nhân nào. Ảnh: T.G |
Nhưng rồi nguyên cả buổi sáng trôi qua, 3 nữ công nhân bí ẩn kia vẫn mất hút. Đầu giờ chiều, ca làm việc mới bắt đầu. Chúng tôi lại tiếp tục kiếm tìm 3 người công nhân bí ẩn. Lần này ông Đặng còn lấy điện thoại liên hệ với hàng chục công nhân đã nghỉ hưu. Bao nhiêu cuộc điện thoại ông Đặng gọi đi là bấy nhiêu hi vọng chúng tôi ấp ủ. Nhưng tất cả chỉ nhận được những câu trả lời: "Tôi không rõ... Tôi cũng không nhớ...". Họa lắm mới có người an ủi: "Có khi họ là những công nhân vẫn đang làm việc trong nhà máy mà năm đó được chụp ảnh rồi vẽ hình lên tiền nhưng họ không biết".
Không tìm được 3 nữ công nhân này, gương mặt Phó Giám đốc Bùi Văn Đặng sụp xuống. Kéo tôi về phòng làm việc của mình, ông Đặng giãi bày: "Khoảng thời gian Nhà máy Sợi Nam Định được chụp hình đưa lên tờ tiền 2.000 đồng là cuối những năm 80. Lúc đó đất nước đang trong giai đoạn đổi mới, không khí lao động xây dựng xã hội chủ nghĩa được phát động trong toàn nhà máy. Khi ấy chúng tôi liên tục được các đoàn làm phim, nhà báo về thăm. Đoàn nào về cũng ghi hình, chụp ảnh... Đúng là ngày đó công nhân và nhà máy được chụp ảnh, vẽ hình nhiều quá nên chẳng ai để ý...".
Vậy là chúng tôi phải tạm chia tay mà vẫn chưa tìm được 3 người phụ nữ may mắn được vẽ hình lên tờ tiền 2.000 đồng.
Họa sỹ thiết kế cũng không biết
Chúng tôi rời Nam Định nhưng ý nghĩ tìm gặp 3 người phụ nữ được đưa hình lên tờ tiền 2.000 đồng vẫn chưa nguôi ngoai. Một trong những manh mối có thể tìm ra được 3 nhân vật bí ẩn ấy là họa sỹ thiết kế đồng tiền này. Theo tài liệu lưu giữ tại Ngân hàng Nhà nước, Họa sỹ Phạm Văn Quế là người trực tiếp thiết kế mặt sau của tờ tiền 2.000 đồng. Ngày đó, ông Quế đang ở tuổi ngoài 40 và công tác tại Tổ họa sỹ, Phòng Thiết kế mẫu (Cục Phát hành tiền tệ và Kho quỹ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Tổ họa sỹ của ông có 7 người.
Bây giờ, họa sỹ Phạm Văn Quế đã nghỉ hưu, nhưng ông vẫn còn minh mẫn lắm. Chúng tôi hỏi ông: "Bác thiết kế mặt sau tờ tiền 2.000 đồng có bối cảnh là 3 nữ công nhân Nhà máy Sợi Nam Định. Đây là 3 nhân vật có thật hay chỉ là 3 nhân vật được vẽ theo trí tưởng tượng?".
Họa sỹ Quế cho hay: "Tưởng tượng ra nhân vật làm sao được. Tôi phải có hình mẫu cụ thể mới thiết kế được tờ tiền. Đó là 3 nhân vật có thực, không phải tưởng tượng hay hư cấu gì cả. Đầu năm 1988, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra quyết định sẽ phát hành tờ tiền mệnh giá 2.000 đồng. Khi ấy tôi cùng 6 họa sỹ trong tổ được giao nhiệm vụ tìm và lựa chọn những bức ảnh để thiết kế mặt sau cho tờ tiền. Những bức ảnh được chọn lựa phải có tiêu chí phù hợp với bối cảnh đất nước lúc bấy giờ và phù hợp với mệnh giá tờ tiền chuẩn bị phát hành".
Với tiêu chí ấy, tất cả các họa sỹ trong tổ cứ thế đi tìm ảnh. 7 họa sỹ phải tìm 7 ảnh mẫu khác nhau để thiết kế lên tờ tiền. Mẫu thiết kế của họa sỹ nào xuất sắc và phù hợp với tiêu chí sẽ được lựa chọn làm mặt sau cho tờ tiền 2.000 đồng. Có rất nhiều bối cảnh của đất nước được tổ họa sỹ quan tâm. Có người chọn bối cảnh Nhà hát lớn Hà Nội, có người lại chọn Hồ Gươm với Tháp Rùa, thậm chí Nhà máy đồ hộp Hải Phòng cũng đã được một số họa sỹ để ý.
"Về phần mình, tôi sang kho ảnh của Thông tấn xã Việt Nam để lựa chọn. Tôi miệt mài tìm kiếm cả tuần trời, cuối cùng cũng tìm được 2 bức ảnh chụp về Nhà máy Sợi Nam Định. Một bức chụp về dây chuyền sản xuất sợi, bức ảnh còn lại là chụp về 3 nữ công nhân trẻ đang thao tác trên dây chuyền. Cầm trên tay 2 bức ảnh, tôi ưng ý ngay và linh cảm rất rõ, đây sẽ là bức hình được lựa chọn để in lên tờ tiền 2.000 đồng", ông Quế nhớ lại.
Theo Phó GĐ Bùi Văn Đặng, khu dây chuyền này chính là bối cảnh đã được hoạ sỹ Phạm Văn Quế thiết kế lên mặt sau tờ tiền 2.000 đồng. |
"Vậy 3 nữ công nhân đó là ai và đang sống ở đâu?". Giật mình trước câu hỏi này, ông Quế tư lự: "Việc thiết kế tiền phải bảo mật cao độ. Khi làm thủ tục xin 2 bức ảnh từ Thông tấn xã Việt Nam, tôi chỉ khai báo một lý do đại khái cho hợp lệ chứ không thể đưa lý do chính xác. Việc xin tên tác giả của 2 bức ảnh cũng như các nhân vật trong ảnh tôi cũng chẳng kịp làm". Vậy là họa sỹ Phạm Văn Quế cũng không biết 3 người công nhân được in hình lên tờ tiền 2.000 đồng kia là ai. Tính chất bảo mật của công việc thiết kế tiền đã không cho ông làm việc đó.
Sau khi mang 2 bức ảnh về trình, hoạ sỹ Quế được chấp thuận dùng để thiết kế lên mặt sau của tờ tiền 2.000 đồng. Nhiệm vụ của ông là lồng ghép, vẽ lại 2 bức ảnh trên thành một. Bức hình mới được vẽ ra phải có các chi tiết hài hoà cân đối và không phức tạp. Ông Quế đã mất nhiều tháng trời ngồi vẽ rồi ghép 2 bức ảnh lại với nhau. Ông miệt mài vẽ đến độ thuộc lòng từng chi tiết trong 2 bức ảnh, từng nét mặt của 3 cô công nhân. Nhưng họ là ai, thì ông đành chịu! Ông chỉ biết họ là những người thợ dệt của Nhà máy Sợi Nam Định.
Đến nay, tờ tiền 2.000 đồng đã phát hành được 23 năm. Nhưng 3 nữ công nhân được vinh dự in hình lên đó vẫn là một bí ẩn.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
- Hội Bảo vệ TN & MT tỉnh Đắk Lắk tổ chức hội thi vẽ tranh về bảo vệ môi trường năm 2024
- Trao giải cuộc thi thiết kế logo Ngày vì nạn nhân chất độc da cam (10-8)
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 059
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 058-03
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 058-02
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 058-01
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 057-03
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 057-02
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 032-02
- Trao giải cuộc thi thiết kế logo Ngày vì nạn nhân chất độc da cam (10-8)
- Tác giả Võ Doãn Tuấn (Nghệ An) đoạt giải nhất cuộc thi thiết kế logo “Ngày vì nạn nhân chất độc da cam (10-8)”
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 055
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 056-03
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 032-01
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 031
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 031203
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 057-01
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 056-01
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 031
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 032-01
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 032-02
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 031203
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 033
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 034-01
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 034-02
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 035
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 036
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 037-01
Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9
(Tin Môi Trường) - Hòa chung với niềm phấn khởi tự hào của nhân dân cả nước đón chào Kỷ niệm 79 năm Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2024), nhân dân làng Vạn Lộc, xã Xuân Phong (được sát nhập thành xã Xuân Giang từ ngày 01/9/2024), huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định long trọng tổ chức lễ công bố quyết định và đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam.
Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...
Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Đa hơn 250 năm tuổi trong khuôn viên Đình làng thôn Bàng Tân, xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam được chính quyền và nhân dân long trọng tổ chức Lễ cong nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 24/4/2024.