Doanh nghiệp » Kinh doanh
Tổng giám đốc công ty tài chính Việt bị bắt khẩn cấp vì tống tiền
(10:52:48 AM 08/10/2014)Ngày 7-10, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã thực hiện lệnh bắt khẩn cấp Nguyễn Anh Tuấn (SN 1971, quê Hà Nam; ngụ 176 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận, TP HCM) - Tổng Giám đốc Công ty Tài chính Việt, trụ sở tại Hà Nội.
Nguyễn Anh Tuấn, Tổng Giám đốc Công ty Tài chính Việt. Ảnh: Tiền Phong Online
Tống tiền bằng... bài báo!
Theo thông tin ban đầu, ông Tuấn bị bắt về hành vi tống tiền bà Vũ Thúy Huệ, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Công nghệ Năng lượng Dầu khí Việt Nam (PV EIC, trụ sở tại TP HCM), thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN).
Từ năm 2009-2013, tại PV EIC xảy ra một số sai phạm trong quản lý, điều hành. Vì vậy, các thành viên HĐQT PV EIC mới lên thay đã phản ánh những vi phạm với PVN. Đến khoảng tháng 9-2013 và tháng 4-2014, một số báo đã phản ánh vụ việc của PV EIC.
Khi bị bắt, Nguyễn Anh Tuấn khai: Lợi dụng vào việc này, Tuấn đã nhờ phóng viên viết bài về bà Huệ (đồng thời là vợ của một lãnh đạo PVN), sau đó đem bài viết đến gặp bà để đe dọa và đòi phải đưa 100.000 USD...Tuy nhiên, bà Huệ không chấp nhận và đến công an trình báo vụ việc.
Qua điều tra, khi đủ chứng cứ, cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, đồng thời bắt tạm giam Nguyễn Anh Tuấn. Bước đầu, Tuấn khai chỉ làm thuê cho một người khác. Sau khi bắt Tuấn, công an cũng tiến hành khám xét nhà riêng của đối tượng này, thu giữ một số tài liệu liên quan. Việc khám xét kết thúc vào lúc 13 giờ ngày 7-10.
Các báo đăng gì?
Những nội dung mà một số báo trước đó đã đăng tải về PV EIC: Trong quá trình còn làm lãnh đạo PV EIC, bà Huệ cùng ông Nguyễn Văn Quế (nguyên tổng giám đốc) đầu tư sai chức năng, trái ngành nghề được cấp phép. Từ năm 2009-2011, bà Huệ và ông Quế dùng 27,9 tỉ đồng mua 5 căn hộ tập thể tại số 219 Hai Bà Trưng, quận 1, TP HCM (tháng 10-2010). Trong khi đó, năm 2007, 5 căn hộ này được ông Vũ Đình Tiến và bà Nguyễn Thị Tý (cha mẹ bà Huệ) mua với giá 250 triệu đồng (chênh lệch hơn 27 tỉ đồng). Việc mua bán được thanh toán bằng tiền mặt là vi phạm nghiêm trọng luật pháp và quy chế quản trị doanh nghiệp nhà nước.
Cũng trong tháng 10-2010, ông Quế trình HĐQT việc mua 2 lô đất tại Nam An Khánh, TP Hà Nội với giá 16 tỉ đồng nhằm “đầu tư xây dựng phòng thí nghiệm”. Việc mua bán 2 lô đất thể hiện bằng hợp đồng chuyển nhượng vốn góp của bà Võ Thị Thanh Xuân. Sau khi lên thay, HĐQT mới đã làm việc với bà Xuân và bà cho biết 2 lô đất trên, bà Huệ nhờ bà mua giúp với giá chưa tới 8 tỉ đồng...
Ngoài ra, thông tin trên các báo còn nêu việc PV EIC mua bán cổ phần trong các công ty khác không đúng mục đích; tham gia dự án “Biến tử thạch anh điện áp cao cấp” khi chưa có sự chấp thuận của đại hội đồng cổ đông; đầu tư bất động sản tại dự án Riverside (quận 7), đầu tư mua đất tại tỉnh Quảng Ngãi và Cần Thơ...
Công an khám xét nơi ở của Nguyễn Anh Tuấn ở đường Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận, TP HCM trưa 7-10
Báo Kinh doanh và Pháp luật phủ nhận liên quan
Chiều 7-10, một lãnh đạo Báo Kinh doanh và Pháp luật cho biết: Ngay sau khi có thông tin về việc Nguyễn Anh Tuấn mang một bài báo của Báo Kinh doanh và Pháp luật để “tống tiền”, tòa soạn đã xác định đó là bài đã đăng. “Nội dung tiêu cực như bài báo đăng tải không chỉ có ở Kinh doanh và Pháp luật mà trước đó đã đăng trên nhiều tờ báo trung ương và địa phương. Ngay trong bài báo cũng chụp ảnh các trang báo đã đăng tải. Chúng tôi không có động cơ nào liên quan đến việc tống tiền của đối tượng Nguyễn Anh Tuấn” - vị này khẳng định.
Lãnh đạo Báo Kinh doanh và Pháp luật cũng cho biết qua trao đổi, phóng viên viết bài báo nêu trên phủ nhận liên quan đến Nguyễn Anh Tuấn, thậm chí không biết đối tượng này. Đến nay, cơ quan điều tra cũng chưa hề yêu cầu làm việc với báo.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- 10 phát ngôn ấn tượng của bà Mai Kiều Liên, nữ doanh nhân được vinh danh trong Top Phụ nữ quyền lực nhất châu Á
- Hàng trăm tỷ đồng "bán không khí" còn mắc kẹt chưa thể giải ngân
- Chủ tịch Tập đoàn Lộc Trời: Hoãn công bố báo cáo tài chính vì gặp sự kiện bất khả kháng
- Đại hội Hội Marketing Việt Nam lần thứ 5, nhiệm kỳ 2024 - 2029 thành công tốt đẹp
- Bộ Tài nguyên và Môi trường nêu yêu cầu với khai thác nước sạch sông Đuống
- Nhà máy xử lý rác của Bảo Lộc sẽ dừng hoạt động
- Vinamilk góp mặt trong danh sách lần đầu công bố của Fortune cho khu vực Đông Nam Á
- Không đủ cơ sở cấp phép môi trường dự án truyền tải điện Quy Nhơn - Tuy Hòa
- Cấp phép môi trường cho nhà máy sản xuất thuốc nổ ở Quảng Ninh
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.
Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero
(Tin Môi Trường) - 5ha khu vực cánh rừng Net Zero của Vinamilk phối hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã bước sang năm thứ 2 trong dự án kéo dài 6 năm (2023-2029). Nhiều hoạt động nghiên cứu, đồng hành, báo cáo đã được doanh nghiệp thực hiện, trong đó có các chuyến đi trực tiếp tham gia khoanh nuôi rừng của nhân viên diễn ra đều đặn hàng năm.
Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng
(Tin Môi Trường) - UBND tỉnh Phú Thọ xử phạt Tổng Công ty giấy Việt Nam - Công ty TNHH 1,89 tỷ đồng do nhiều vi phạm trong xả nước thải, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật.