Doanh nghiệp » Kinh doanh
Tòa án Hà Nội bác toàn bộ nội dung Công ty Mạnh Cầm kiện Quản lý thị trường
(18:51:49 PM 28/09/2014)Quản lý thị trường Hà Nội đã thực hiện đúng quy trình trong việc xử lý vụ việc liên quan đến sản phẩm sữa dê Danlait của Công ty TNHH Mạnh Cầm
Theo đó, sau 2 ngày nghị án xem xét toàn bộ vụ việc, hội đồng xét xử đã bác toàn bộ nội dung đơn khởi kiện của Công ty TNHH Mạnh Cầm với Quản lý thị trường Hà Nội.
Trước đó, tại phiên tòa, đại diện Chi cục QLTT TP. Hà Nội cho rằng, việc kiểm tra, lập biên bản, ra quyết định xử phạt dựa trên kết quả trinh sát của Đội Quản lý thị trường số 12 và văn bản yêu cầu thẩm tra, kiểm tra, xác minh của Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương). Sau khi kiểm tra, Đội QLTT số 12 đã lập Biên bản vi phạm hành chính có nội dung thể hiện Công ty Mạnh Cầm có hành vi nhập khẩu, lưu thông sữa dành cho trẻ nhỏ nhưng không ghi đủ các cụm từ bắt buộc trên nhãn hàng hóa theo quy định của nhà quản lý.
Về dấu hiệu trốn thuế, đại diện Chi cục cho rằng, kiểm tra cho thấy phiếu xuất kho thể hiện sữa Danlait 1, 2, 3 có giá bán niêm yết tương ứng lần lượt là 400 - 400 - 410 nghìn đồng/lon. Đại diện Công ty Mạnh Cầm thừa nhận đây là giá bán thực tế. Tuy nhiên, hóa đơn giá trị gia tăng cho thấy giá bán kê khai thuế với Nhà nước chỉ có 110 nghìn đồng/lon. Với dấu hiệu trốn thuế này, Chi cục đã quyết định chuyển 190 phiếu xuất kho sang cơ quan thuế.
Về căn cứ, đại diện Chi cục cho biết theo quy định về xử lý tang vật và cơ chế phối hợp, nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật ngoài thẩm quyền thì phải chuyển sang cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
Liên quan số sữa thu giữ, ngay sau ngày ban hành quyết định xử phạt (14/5/2013), Chi cục đã trả đủ cho Công ty theo biên bản giao nhận. Nhưng thực tế thì còn 400 lon sữa đã nhiều lần mời nhưng Công ty không lên làm việc để nhận lại.
Về việc thông tin báo chí làm ảnh hưởng đến doanh nghiệp, đại diện Chi cục khẳng định Chi cục không tổ chức họp báo, không mời báo chí đến để thông tin. Thực chất, ngày 2/4/2013, Ban tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức cuộc họp giao ban báo chí trong đó có nội dung về công tác quản lý thị trường trên địa bàn. Chi cục được yêu cầu tham gia và đồng chí Chi cục trưởng đã giao cho ông Vương Trí Dũng đi họp. Tại cuộc họp này, Chi cục được yêu cầu thông tin về tình hình quản lý thị trường trong đó có vụ việc của sữa Danlait và ông Dũng đã thông tin đúng sự thật: về chất lượng sữa còn đang kiểm nghiệm, cơ bản đạt yêu cầu; về nhãn có cơ sở kết luận vi phạm nhưng còn chờ kết luận liên ngành, có dấu hiệu vi phạm về thuế đã chuyển sang cơ quan thuế.
Trong khi đó, theo Quyết định số 37783/QĐ-CT-TTr3 ngày 5/8/2014 của Cục Thuế TP. Hà Nội về việc xử lý vi phạm về thuế qua thanh tra việc chấp hành pháp luật thuế đối với Công ty TNHH Mạnh Cầm - doanh nghiệp được biết tới với vụ kiện đình đám với Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội liên quan đến sản phẩm sữa dê Danlait, tổng số thuế mà công ty này bị truy thu trên 1,5 tỷ đồng.
Trong số thuế truy thu này, gồm có thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, thuế nhà thầu năm 2012, 6 tháng đầu năm 2013 tăng thêm qua thanh tra.
Cụ thể, về truy thu thuế giá trị gia tăng, Công ty TNHH Mạnh Cầm phải nộp 588.454.474 đồng (2012: 332.031.179 đồng; 6 tháng đầu năm 2013: 256.423.295 đ).
Truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp là: 915.426.183 đồng (năm 2012). Truy thu thuế nhà thầu 2012: 31.691.076 đồng.
Trong quyết định nói trên, Cục Thuế TP. Hà Nội cũng nói rõ, chưa xử phạt đối với hành vi gian lận thuế số thuế truy thu nêu trên và chuyển hồ sơ sang cơ quan Công an TP. Hà Nội để điều tra xác định hành vi vi phạm pháp luật đối với Công ty TNHH Mạnh Cầm.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- 10 phát ngôn ấn tượng của bà Mai Kiều Liên, nữ doanh nhân được vinh danh trong Top Phụ nữ quyền lực nhất châu Á
- Hàng trăm tỷ đồng "bán không khí" còn mắc kẹt chưa thể giải ngân
- Chủ tịch Tập đoàn Lộc Trời: Hoãn công bố báo cáo tài chính vì gặp sự kiện bất khả kháng
- Đại hội Hội Marketing Việt Nam lần thứ 5, nhiệm kỳ 2024 - 2029 thành công tốt đẹp
- Bộ Tài nguyên và Môi trường nêu yêu cầu với khai thác nước sạch sông Đuống
- Nhà máy xử lý rác của Bảo Lộc sẽ dừng hoạt động
- Vinamilk góp mặt trong danh sách lần đầu công bố của Fortune cho khu vực Đông Nam Á
- Không đủ cơ sở cấp phép môi trường dự án truyền tải điện Quy Nhơn - Tuy Hòa
- Cấp phép môi trường cho nhà máy sản xuất thuốc nổ ở Quảng Ninh
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.
Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero
(Tin Môi Trường) - 5ha khu vực cánh rừng Net Zero của Vinamilk phối hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã bước sang năm thứ 2 trong dự án kéo dài 6 năm (2023-2029). Nhiều hoạt động nghiên cứu, đồng hành, báo cáo đã được doanh nghiệp thực hiện, trong đó có các chuyến đi trực tiếp tham gia khoanh nuôi rừng của nhân viên diễn ra đều đặn hàng năm.
Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng
(Tin Môi Trường) - UBND tỉnh Phú Thọ xử phạt Tổng Công ty giấy Việt Nam - Công ty TNHH 1,89 tỷ đồng do nhiều vi phạm trong xả nước thải, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật.