Doanh nghiệp » Kinh doanh
Tiếp tục trồng lại cao su miền Trung,gieo mầm thảm họa
(09:37:59 AM 18/10/2013)Ông Nguyễn Thanh Quang, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Nam đã khẳng định như vậy vào sáng ngày 17/10, sau khi tỉnh này phải hứng chịu hậu quả cơn bão số 11 vừa đi quá khiến thiệt hai hơn 400ha cao su, làm cho người nông dân trắng tay, nợ nần chồng chất.
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Nguyễn Đức Hải đi kiểm tra tình hình thiệt hại cây cao su tại huyện Hiệp Đức vào chiều ngày 16/10.
Nước mắt dân trộn cùng "vàng trắng", chính quyền nói "phát triển tốt!"
Bão số 11 giật đổ bộ rạng sáng 15/10 đã tàn phá khủng khiếp cây cao su của người dân và doanh nghiệp tại tỉnh Quảng Nam, chỉ tính riêng huyện Hiệp Đức có hơn 30.000 cây cao su bị gãy đổ, người dân trồng coi như mất trắng.
Theo báo cáo của Sở NN&PTNT Quảng Nam, cơn bão số 11 gây thiệt hại nhiều lắm, trong đó có cây cao su với diện tích được tính hơn 400ha.
Đây không phải lần đầu tiên cây cao su Quảng Nam chịu ảnh hưởng bởi mưa bão, các trận mưa bão năm 2006, năm 2007 và năm 2009 cũng gây thiệt hại cho cây cao su. Thế nhưng, ông Quang vẫn nhấn mạnh: "Mặc bão lũ gây thiệt hại nặng nề, trong đó có cả người dân trồng cao su nhưng tôi khẳng định là tiếp tục chỉ đạo phát triển cây cao su.
Tỉnh Quảng Nam tiếp tục làm việc với Tập đoàn cao su Việt Nam để đi khảo sát lại địa hình nào phù hợp để tiếp tục trồng cây cao su".
Đối với cây cao su tiểu điền, ông Nguyễn Thanh Quang cho biết: "Vừa qua bão số 11 có làm thiệt hại cho cây cao su tiểu điền và người dân cũng gặp không ít khó khăn về khắc phục, làm đứng lại cây cao su. Tuy nhiên việc phát triển cây cao su tiểu điền tại tỉnh Quảng Nam là tốt!".
Quảng Trị xin khất nói hướng cứu dân
Theo ông Nguyễn Đức Cường, Chủ tịch tỉnh Quảng Trị, cơn bão số 11 đi qua đã bẻ gãy tan tành 170ha diện tích trồng cây cao su.
Tuy nhiên, đang dở cuộc trao đổi về phương hướng trồng cây cao su trên địa bàn tỉnh trong thời gian sắp tới, ông Cường xin "khất" vì còn bận cho cuộc họp các ban ngành đang chuẩn bị diễn ra.
Trung bình một hecta cao su từ khi trồng đến khi khai thác phải đầu tư từ 100 - 120 triệu đồng. Trong điều kiện thời tiết, khí hậu ở Quảng Trị cũng như các tỉnh Miền Trung rất khắc nghiệt đối với cây cao su như: Đầu năm thì nắng và gió , cuối năm thì rét và bão. Thêm nữa dịch bệnh diễn biến phức tạp dẫn đến cây sinh trưởng và phát triển thiếu ổn định. Điều này thật khó đối với người trồng cao su tiểu điền.
Một thực tế hiện nay ở tỉnh Quảng Trị, đó là huyện nào cũng có quy hoạch trồng cao su, đề cao vai trò của loại cây chủ lực để thoát nghèo, vươn lên làm giàu nhưng lại ít có địa phương nào trả lời câu hỏi sẽ làm gì cho người nông dân khi vườn cây mất trắng bởi thiên tai.
Sau bão số 10, chỉ riêng huyện Vĩnh Linh - Quảng Trị con số thiệt hại từ cao su đỗ gãy đã trên 2000 tỉ đồng. Gần như toàn bộ nguồn vốn đầu tư cho cây cao su tiểu điền đều được bà con vay từ các ngân hàng chính sách và thương mại.
Ông Nguyễn Quang Bảo trú ở thôn Tân Thủy, xã Vĩnh Thủy, Vĩnh Linh, Quảng Trị cũng tâm sự: "Nhà trồng được 6 hecta cao su nhưng cơn bão số 10 vừa qua đã làm đổ gãy 90%, gia đình đã khắc phục nhưng chỉ được vài chục cây mà thôi, còn lại hỏng hầu hết. Cây nhỏ chưa khai thác mủ lần nào còn khắc phục được, cây lớn đổ gãy ngang thì không chống lại được".
Người dân miền Trung ứa nước mắt khi chứng kiến cây cao su nhà mình bị bão quật đổ (Ảnh TTO).
Thừa Thiên Huế vẫn trồng lại
Theo báo cáo nhanh của tỉnh Thừa Thiên Huế, cơn bão sô 11 khiến cho toàn tỉnh thiệt hại 190 ha cao su, 390 ha keo… Nơi chịu ảnh hưởng thiệt hại nằng nề nhất là huyện miền núi Nam Đông.
Thống kê bước đầu của chính quyền huyện Nam Đông cho thấy, có có 160ha cao su bị ngã đổ, trong đó xã Hương Hòa chiếm đến 110ha, trong đó có rất nhiều diện tích từ 15-20 năm tuổi.
Còn nhớ vào năm 2006, cũng tại huyện miền núi này, hàng trăm ha cao su cũng bị quật đổ hoàn toàn bởi cơn bão Xangsane.
Chiều ngày 17/10, ông Nguyễn Văn Cao - Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: "Riêng địa bàn huyện Nam Đông, thời gian tới tỉnh sẽ có phương hướng triển khai lại việc trồng cây cao su sao cho phù hợp với điều kiện thời tiết ở đây. Tỉnh sẽ khuyến cáo người dân không nên trồng cây cao su ở những nơi hứng chịu gió mạnh"...Nói đến đây, ông Cao cũng ngắt quãng cuộc trao đổi vì "đang ở trong cuộc họp".
Hai cơn bão số 10, số 11 ập đến trong thời gian ngắn đã bẻ gãy tan tành gần 20.000ha cao su của nông dân các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh và Thừa Thiên Huế. Nhiều gia đình họ trắng tay, nợ nần chồng chất vì bao nhiêu tiền dành dụm đều đổ hết vào "vàng trắng" - cây cao su.
TS Triệu Văn Hùng, Giám đốc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam cũng nói rằng: Hiệp hội cao su cũng đã từng lo ngại về tỉnh trạng phá rừng làm cao su. Cuối cùng rừng không thành mà người trồng cao su cũng trắng tay nhưng các tỉnh vẫn im lặng và tiếp tục để dân dấn thân vào cây trồng này.
Mới đây Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn cũng từng đau xót khi chứng kiến thảm họa cao su chết hàng loạt, đổ rạp sau bão số 10. Ông Nguyễn Công Tạn đã nhận xét thẳng thắn rằng: Đây là hậu quả của một sai lầm về chủ trương, làm trái quy hoạch mà nhiều người can ngăn cũng không nổi.
GS.TSKH Nguyễn Ngọc Lung, Viện Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng đau xót chia sẻ: “Mấy ngày nay tin về bão lũ, vỡ đập liên tục xảy ra. Bây giờ là lúc các chủ trương sai khiến dân đang phải chịu hậu quả. Cả thủy điện, cao su nỗ lực phá rừng thì lấy gì ngăn lũ lụt?”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- 10 phát ngôn ấn tượng của bà Mai Kiều Liên, nữ doanh nhân được vinh danh trong Top Phụ nữ quyền lực nhất châu Á
- Hàng trăm tỷ đồng "bán không khí" còn mắc kẹt chưa thể giải ngân
- Chủ tịch Tập đoàn Lộc Trời: Hoãn công bố báo cáo tài chính vì gặp sự kiện bất khả kháng
- Đại hội Hội Marketing Việt Nam lần thứ 5, nhiệm kỳ 2024 - 2029 thành công tốt đẹp
- Bộ Tài nguyên và Môi trường nêu yêu cầu với khai thác nước sạch sông Đuống
- Nhà máy xử lý rác của Bảo Lộc sẽ dừng hoạt động
- Vinamilk góp mặt trong danh sách lần đầu công bố của Fortune cho khu vực Đông Nam Á
- Không đủ cơ sở cấp phép môi trường dự án truyền tải điện Quy Nhơn - Tuy Hòa
- Cấp phép môi trường cho nhà máy sản xuất thuốc nổ ở Quảng Ninh
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.
Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero
(Tin Môi Trường) - 5ha khu vực cánh rừng Net Zero của Vinamilk phối hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã bước sang năm thứ 2 trong dự án kéo dài 6 năm (2023-2029). Nhiều hoạt động nghiên cứu, đồng hành, báo cáo đã được doanh nghiệp thực hiện, trong đó có các chuyến đi trực tiếp tham gia khoanh nuôi rừng của nhân viên diễn ra đều đặn hàng năm.
Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng
(Tin Môi Trường) - UBND tỉnh Phú Thọ xử phạt Tổng Công ty giấy Việt Nam - Công ty TNHH 1,89 tỷ đồng do nhiều vi phạm trong xả nước thải, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật.