Doanh nghiệp » Kinh doanh
Sai phạm hơn 8.000 tỉ đồng ở Tập đoàn Cao su Việt Nam
(12:03:29 PM 05/11/2014)Ảnh minh họa: www.vnrubbergroup.com
Kết thúc quá trình thanh tra, Thanh tra Chính phủ (TTCP) chỉ ra nhiều khuyết điểm, vi phạm trong việc chấp hành quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) và các đơn vị thành viên. TTCP yêu cầu xử lý về kinh tế số tiền hơn 8.366 tỉ đồng.
Giai đoạn 2006-2011, mặc dù hoạt động trong môi trường cạnh tranh gay gắt, cộng với tình hình kinh tế thị trường trong và ngoài nước có nhiều biến động, song VRG đã có những bước tăng trưởng bền vừng; duy trì và liên tục mở rộng quy mô đầu tư. Tạo việc làm, thu nhập ổn định cho hơn 114.000 lao động, với là 9 triệu đồng/người/tháng trong năm 2011.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, VRG và một số đơn vị thành viên còn để xảy ra khuyết điểm, vi phạm trong công tác quản lý, sử dụng vốn, tài sản.
Đầu tư ngoài ngành: Lỗ nguy cơ mất vốn
Tính đến 31.1.2011, VRG đã đầu tư ra ngoài nghề kinh doanh chính hơn 2.420 tỉ đồng, chiếm 13,03% vốn điều lệ và chiếm 13,25% tổng vốn đầu tư tài chính, chủ yếu lấy từ nguồn vốn điều lệ do nhà nước đầu tư.
Theo TTCP, việc thiếu tính toán, đầu tư dàn trải là một phần nguyên nhân dẫn đến tỉ suất lợi nhuận rất thấp, nhiều khoản đầu tư trong nhiều năm không có lợi nhuận, một số khoản tiềm ẩn nguy cơ mất vốn với giá trị lớn.
Cụ thể, VRG đã đầu tư hàng ngàn tỉ đồng vào các công ty hoạt động trong các lĩnh vực thủy điện, xi măng, kinh doanh khách sạn, thép, chứng khoán… song hầu như trong nhiều năm liên tục không có lợi nhuận được chia.
Đơn cử, VRG đầu tư hơn 390 tỉ đồng vào Công ty cổ phần đầu tư thủy điện VRG Phú Yên, Công ty cổ phần xi măng FICO Tây Ninh, Tổng Công ty xây dựng miền Trung nhưng trong 5 năm liên tục (từ 2006 - 2011) không có lợi nhuận được chia.
Bên cạnh đó, VRG còn mạnh tay bỏ ra hơn 224 tỉ đồng đầu tư vào Cty cổ phần Thương mại và du lịch Cao su (chủ yếu kinh doanh khách sạn Móng Cái) song chỉ năm 2008 được chia 224 triệu đồng, còn những năm sau đó đều lỗ.
Dùng quỹ phúc lợi đầu tư vào “sân sau” của lãnh đạo
Quá trình thanh tra còn phát hiện, một số lãnh đạo VRG tham gia góp vốn cá nhân, gia đình để sáng lập và lãnh đạo, quản lý, điều hành hoạt động Công ty cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản Đồng Tháp (DSEC).
Trong đó, nguyên Chủ tịch HĐQT VRG kiêm luôn chức Chủ tịch HĐQT DSEC; còn Tổng giám đốc công ty cổ phần công nghiệp và xuất nhập khẩu Cao su (gọi tắt Công ty XNK Cao su) kiêm Tổng giám đốc DSEC… vi phạm Luật Doanh nghiệp 2005.
Bên cạnh đó, một số công ty “con” của VRG cũng tham gia góp vốn vào DSEC khi chưa được Tập đoàn đồng ý, cá biệt có đơn vị dùng cả quỹ phúc lợi để đầu tư, góp vốn vào Cty “sân sau” của các vị quan chức ngành cao su.
Cơ quan thanh tra đánh giá, việc đầu tư góp vốn và hoạt động kinh doanh của Công ty DSEC có nhiều sai phạm, gây thiệt hại lớn cho nhà nước và doanh nghiệp, lỗ liên tục, đến nay mất hết vốn điều lệ khoảng 144 tỉ đồng và dư nợ không có khả năng thanh toán hơn 253 tỉ đồng.
Mặt khác, ngoài việc sử dụng nhiều khoản vay sai mục đích, DSEC còn chiếm dụng vốn của Cty XNK Cao su bằng việc ký hợp đồng nhưng không thực hiện. Hiện DSEC còn nợ Cty XNK Cao su gần 199 tỉ đồng cả gốc lẫn lãi nhưng không có khả năng thanh toán.
Đề nghị Bộ Công an vào cuộc
Ngoài ra, TTCP còn chỉ ra những vấn đề tồn tại, vi phạm hoạt động của công ty Tài chính TNHH MTV Cao su Việt Nam; trong hoạt động đầu tư xây dựng, quản lý đất đai của VRG và các đơn vị… hay trong việc quản lý, thực hiện đầu tư các dự án trồng mới cao su tại Campuchia, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho nhà nước và doanh nghiệp.
Đáng lưu ý, việc đầu tư góp vốn thành lập Công ty cổ phần Cao su Phú Riềng - Kratie (PRK) để đầu tư trồng cao su tại Campuchia đã xảy ra nhiều sai phạm nghiêm trọng trong nhiều khâu, dẫn đến chất lượng vườn cây thấp, chết nhiều, khả năng thiệt hại có thể lên tới hơn 483 tỉ đồng.
Trong khi đó, VRG và chủ đầu tư còn thực hiện vay vốn, bảo lãnh vay vốn ngân hàng và sử dụng sai mục đích gần 1,9 triệu USD chưa thu hồi được.
Cùng với việc đề nghị kiểm điểm trách nhiệm, chấn chỉnh những tồn tại, khuyết điểm tại VRG cùng các đơn vị thành viên và yêu cầu xử lý về kinh tế hơn 8.366 tỉ đồng, TTCP còn đề nghị Bộ Công an tiếp nhận hồ sơ để điều tra những sai phạm nghiêm trọng, gây hậu quả lớn về kinh tế được phát hiện khi thanh tra.
Trong đó có hành vi cố ý làm trái các quy định của nhà nước trong đầu tư, góp vốn vào Công ty DSEC và những vi phạm trong thực hiện hợp đồng với Công ty XNK Cao su, dẫn đến mất khả năng trả nợ hơn 253 tỉ đồng.
Tại Công ty Tài chính TNHH MTV Cao su Việt Nam: đến năm 2011, các cơ quan chức năng đã kiểm tra, kết luận và kiến nghị xử lý nhiều nội dung sai phạm.
Trong đó, C46 Bộ Công an đã vào cuộc, đến nay có 9 đối tượng bị khởi tố điều tra, làm rõ những nội dung sai phạm trong công tác huy động và cho vay vốn.
Theo TTCP, công ty này không được phép hoạt động Repo (việc thỏa thuận thực hiện mua, bán có kỳ hạn chứng khoán) song vẫn thực hiện nhiều hợp đồng, trị giá hàng chục tỉ đồng. Hiện tổng dư nợ mà công ty này chưa thu được là trên 356 tỉ đồng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đổi mới, sáng tạo làm nên chất "Vàng" cho thương hiệu Vinamilk
- Dự án cáp treo nối chùa Hương với chùa Tiên xin cấp phép môi trường
- 10 phát ngôn ấn tượng của bà Mai Kiều Liên, nữ doanh nhân được vinh danh trong Top Phụ nữ quyền lực nhất châu Á
- Hàng trăm tỷ đồng "bán không khí" còn mắc kẹt chưa thể giải ngân
- Chủ tịch Tập đoàn Lộc Trời: Hoãn công bố báo cáo tài chính vì gặp sự kiện bất khả kháng
- Đại hội Hội Marketing Việt Nam lần thứ 5, nhiệm kỳ 2024 - 2029 thành công tốt đẹp
- Bộ Tài nguyên và Môi trường nêu yêu cầu với khai thác nước sạch sông Đuống
- Nhà máy xử lý rác của Bảo Lộc sẽ dừng hoạt động
- Vinamilk góp mặt trong danh sách lần đầu công bố của Fortune cho khu vực Đông Nam Á
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.
Đến Resort Fly Up Hòn Sơn (Kiên Giang) để tận hưởng và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên
(Tin Môi Trường) - Xuất phát từ tình yêu biển, đảo quê hương và tâm huyết đồng hành phát triển du lịch địa phương, chị Vũ Thị Diễm Thúy – Phó Chủ tịch Hội Nữ doanh nhân tỉnh, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại dịch vụ Hòn Sơn, cùng bạn đầu tư kinh doanh resort Fly Up tại xã đảo Lại Sơn, huyện Kiên Hải (Kiên Giang).
Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi
(Tin Môi Trường) - Bãi rác lộ thiên trong Nhà máy xử lý rác Thạnh Hóa (Long An) của Công ty Tâm Sinh Nghĩa tiếp tục cháy âm ỉ, tỏa ra mùi hôi khó chịu, gây khổ cho người dân sống gần nhà máy rác này.