»

Chủ nhật, 19/01/2025, 12:27:56 PM (GMT+7)

Phá rừng trồng cao su, không loại trừ nhóm lợi ích

(18:09:11 PM 10/09/2013)
(Tin Môi Trường) - Mục đích chuyển đổi rừng để trồng cây cao su phát triển kinh tế, người dân có việc làm nhưng cả hai giả định này đều sai. Trong khi có thể khẳng định những vùng rừng khai thác chuyển đổi để trồng cao su đó không phải là rừng nghèo kiệt. Nhiều nơi rừng còn tốt, gỗ đường kính cao đã bị phá.

Mục đích chủ trương chuyển đổi rừng để phát triển kinh tế và tạo công ăn việc làm cho người dân, thế nhưng cả hai giả định này ở rất nhiều trường hợp đã không xảy ra và không đi theo đúng cái mà người làm chính sách mong muốn.

 

Thạc sĩ Phạm Quang Tú, Phó Viện trưởng Viện Tư vấn Phát triển (CODE) đã chia sẻ như vậy sau thông tin dư luận đặt vấn đề về sự phù phép biến rừng giàu thành rừng nghèo để chuyển đổi, trồng cây công nghiệp.

 

Nói rừng nghèo phá đi là quan điểm sai!

 

PV: -  Mấy ngày gần đây, báo chí liên tục lên tiếng về việc lợi dụng danh nghĩa trồng rừng hoặc chuyển đổi rừng nghèo để khai thác gỗ. Các tỉnh Tây Nguyên đã chuyển đổi hàng trăm ngàn hécta rừng để trồng cao su theo chủ trương này. Ông có bất ngờ với thông tin này không và vì sao?

 

Thạc sĩ Phạm Quang Tú: - Tôi không bất ngờ. Thực ra chính sách chuyển đổi rừng nghèo kiệt sang rừng kinh tế, đặc biệt là trồng cao su ở Tây Nguyên đã được triển khai từ mấy năm nay.

 

Thứ hai là chính sách đó đã có rất nhiều các ý kiến khác nhau. Người làm kinh tế thì cho rằng rừng nghèo không có tác dụng, chuyển sang trồng cao su cho có hiệu quả hơn.

 

Tuy nhiên có 2 vấn đề nảy sinh ở đây. Thứ nhất là khi chuyển sang cao su, quy hoạch cao su ở Việt Nam đến đâu? Bởi vì ở Việt Nam có rất nhiều trường hợp cả nhà lập định chính sách lẫn người dân mỗi khi thấy sản phẩm giá trị tăng lên là ồ ạt nhảy vào mà không đánh giá đầy đủ mối quan hệ cung cầu của thị trường thế giới.

 

Chúng ta đang tham gia sâu hơn vào cuộc chơi toàn cầu và một trong nguyên tắc bất di bất dịch là phải hiểu được quy luật của cung cầu thế giới.

 

Chúng ta với tư cách của một anh tiểu nông không tìm hiểu thị trường thế giới như thế nào mà chỉ thấy một sản phẩm nào đó trong một giai đoạn nhất định nào đó giá tăng lên là cả nhà nước và người dân ồ ạt nhảy vào. Dẫn đến hiện tượng phá vỡ cung cầu trên thị trường. Điển hình là câu chuyện cafe giai đoạn 1995-1998 chúng ta đã tưởng rằng cafe Việt Nam có thể chiếm lĩnh thị trường thế giới nên đã ồ ạt trồng cafe.

 

Chính sự tăng trưởng quá nóng về sản lượng cafe Việt Nam chỉ chú ý số lượng mà không chú ý chất lượng đặc biệt là chế biến sau sản phẩm nên sản phẩm cafe Việt Nam bị rơi vào suy thoái.

 

Thứ hai là cái mà người ta gọi là rừng nghèo kiệt và người ta cho rằng rừng đó không có tác dụng phòng hộ, bảo tồn nữa nên phải loại bỏ đi là quan điểm sai. Bản chất của Việt Nam là đới nhiệt đới nên cần phải giữ rừng tự nhiên. Do quá trình phát triển có thể chặt phá đi dẫn đến nghèo kiệt nhưng bản chất của rừng nhiệt đới là khả năng phục hồi rất cao. Nên nói đó là rừng nghèo rồi phá đi thì chưa chắc đã là đúng.

 

Hơn nữa doanh nghiệp, các công ty lợi dụng ở chỗ cho rằng rừng này nghèo kiệt, buộc phải chuyển đổi rồi hợp lý hóa bởi các cơ quan chính quyền. Nhưng thực tế diện tích rừng đó không hề nghèo kiệt. Chưa kể đến là có một số doanh nghiệp lợi dụng giấy phép chuyển đổi rồi lan sang vùng giàu hơn và mục tiêu lớn nhất là khai thác gỗ.



PV: - Về vấn đề phá rừng ở Tây Nguyên để trồng cao su, cafe.... Viện Tư vấn Phát triển đã có những nghiên cứu gì và cho kết quả ra sao?

 

Thạc sĩ Phạm Quang Tú: - Thực ra chúng tôi chưa nghiên cứu nhiều về vấn đề này. Nhưng từng có nghiên cứu việc chuyển đổi đất rừng nghèo kiệt sang trồng cao su và quản lý tranh chấp đất lâm trường thì thấy rằng có những vấn đề cần báo động.

 

Báo động thứ nhất là hiệu quả kinh tế của phá rừng trồng cao su tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh trên một diện tích đất nhưng thực tế kết quả đạt được chưa hẳn đã là cao. Thứ hai là khi làm chính sách chuyển đổi rừng trồng cao su, mục tiêu là tạo công văn việc làm cho người dân địa phương, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số.

 

Thế nhưng cả hai giả định này ở rất nhiều trường hợp đã không xảy ra và không đi theo đúng cái mà người làm chính sách mong muốn.

 

Chất lượng, giá cao su không tốt không mang lại hiệu quả kinh tế còn người dân tộc thiểu số thì vẫn khó khăn và không có việc làm.

 

ỞLộc Bảo, Lộc Bắc, Bảo Lâm... tỉnh Lâm Đồng có 16-17 công ty cao su ở các nơi đến để trồng cao su. Các công ty này chủ yếu ở TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước lên và mang theo người thân, quen để trồng.

 

Những vùng rừng bị phá không phải là rừng nghèo 

 

Nếu chúng ta vẫn làm và dễ dãi chuyển đổi rừng đặc dụng, phòng hộ sang rừng trồng như hiện nay thì chúng ta chắc chắn gặp hệ lụy trong tương lai.

 

PV: - Dường như đã có sự phù phép rừng không nghèo thành rừng nghèo giữa thanh thiên bạch nhật, trước mắt người dân, đại biểu hội đồng nhân dân...... Ông có thể lý giải nguyên do từ đâu có sự phù phép thần kỳ này? Và sự phù phép diễn ra trong nhiều năm này đã gây ra những hậu quả gì? Rừng ở khu vực nào bị tàn phá nhiều nhất, thưa ông?

 

Thạc sĩ Phạm Quang Tú: - Tôi nghĩ rằng để đánh giá mức độ phù phép đến đâu thì có lẽ cần phải đi vào thực tế hơn. Bản thân tôi và Viện CODE cũng chưa đi sâu vào đánh giá sản lượng gỗ tại những khu vực rừng đã bị phá nên chưa thể đưa ra số liệu cụ thể.

 

Thế nhưng ít nhất tôi có thể khẳng định những vùng rừng khai thác chuyển đổi để trồng cao su đó không phải là rừng nghèo kiệt. Nhiều nơi rừng còn tốt, gỗ đường kính cao đã bị phá.

 

Thêm nữa rừng đấy hoàn toàn có thể phục hồi được và không phải là không có tác dụng phòng hộ bởi đa số là rừng đầu nguồn.

 

PV: -Trong trường hợp chính sách bị lợi dụng biến báo thành mục đích phá rừng, ai sẽ là người phải chịu trách  nhiệm đầu tiên?  Báo chí đã chỉ rõ những địa phương xảy ra tình trạng lợi dụng chính sách chuyển đổi rừng nghèo để phá rừng, theo ông, bước tiếp theo, các cơ quan chức năng nên làm gì?

 

Thạc sĩ Phạm Quang Tú: - Đây là chủ trương chung và sau đó được sự hưởng ứng của rất nhiều tỉnh. Mặc dù các nhà khoa học đã cảnh báo rất nhiều.

 

Thế nhưng ở góc độ người nghiên cứu thì tôi không loại trừ lợi ích của các nhóm, đặc biệt là những doanh nghiệp móc ngoặc với nhà quản lý ở địa phương. Và thực tế như thế nào thì phải hỏi ngay từ chính những dự án được cấp phép. Ví dụ như một xã ở Lâm Đồng có 15 công ty trồng cao su thì phải hỏi là tại sao?

 

Trách nhiệm ở đây nếu không cẩn thận sẽ bị đẩy từ trên xuống. Tôi nghĩ rằng trách nhiệm cao nhất vẫn là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã tham mưu cho Chính phủ chuyển đổi hơn 100.000 ha đất rừng sang trồng cao su. Do vậy bộ này phải lĩnh trách nhiệm trước hết.

 

Tiêu chí ở đâu ra mà duyệt 100.000 ha và khi phân bổ chỉ tiêu xuống các tỉnh thì dựa trên cơ sở nào?

 

Thứ hai rồi mới đến chính quyền địa phương là cơ quan thẩm định, cấp phép. Bởi UBND tỉnh chịu trách nhiệm cấp phép, các sở, chi cục là cơ quan tham mưu liên đới.

 

PV: -  Câu hỏi cuối, ông có lo lắng tới một ngày nào đó không xa (10 hay 20 năm nữa), Việt Nam sẽ không còn những cánh rừng nguyên sinh, rừng giàu... không và vì sao, thưa ông? Tổ chức Global Witness đã vạch rõ chiêu bài của các doanh nghiệp phá rừng nhân danh phát triển, liệu Việt Nam có học được gì để tránh được tương lai không còn rừng ấy không, thưa ông?

 

Thạc sĩ Phạm Quang Tú:: - Nguy cơ Việt Nam mất những cánh rừng tự nhiên là rất cao. Để nói đến một lúc nào đó Việt Nam không còn một hecta rừng tự nhiên nào thì còn xa. Thế nhưng nguy cơ Việt Nam cạn kiệt rừng tự nhiên là rất lớn và đã quá rõ ràng.

 

Do vậy tôi cho rằng, Việt Nam phải bằng mọi cách giữ những cánh rừng tự nhiên hiện nay. Nếu chúng ta vẫn làm và dễ dãi chuyển đổi rừng đặc dụng, phòng hộ sang rừng trồng như hiện nay thì chúng ta chắc chắn gặp hệ lụy trong tương lai.

 

(Theo Đất việt)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Phá rừng trồng cao su, không loại trừ nhóm lợi ích

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.

Tin Môi Trường
 Đến Resort Fly Up Hòn Sơn (Kiên Giang) để tận hưởng và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên

Đến Resort Fly Up Hòn Sơn (Kiên Giang) để tận hưởng và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên

(Tin Môi Trường) - Xuất phát từ tình yêu biển, đảo quê hương và tâm huyết đồng hành phát triển du lịch địa phương, chị Vũ Thị Diễm Thúy – Phó Chủ tịch Hội Nữ doanh nhân tỉnh, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại dịch vụ Hòn Sơn, cùng bạn đầu tư kinh doanh resort Fly Up tại xã đảo Lại Sơn, huyện Kiên Hải (Kiên Giang).

VACNE 30 năm
 Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi

Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi

(Tin Môi Trường) - Bãi rác lộ thiên trong Nhà máy xử lý rác Thạnh Hóa (Long An) của Công ty Tâm Sinh Nghĩa tiếp tục cháy âm ỉ, tỏa ra mùi hôi khó chịu, gây khổ cho người dân sống gần nhà máy rác này.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI