»

Thứ năm, 31/10/2024, 16:23:36 PM (GMT+7)

Phá rừng để đổi một chân cu li có đáng?

(20:04:45 PM 03/06/2013)
(Tin Môi Trường) - "Chúng ta có cần hy sinh tài nguyên và tương lai của một vùng đất to lớn (lá phổi của quốc gia) để cho vài người thành tỷ phú? Hy sinh tài nguyên rừng để đổi lấy một chân cu li trong một cánh rừng cao su, với mức lương 300 - 400 USD?" - Đó là những câu hỏi mà TS. Alan Phan đặt ra về hiện trạng phá rừng đang ngày càng đe doạ đến cuộc sống của con người.

Xoay quanh những vấn đề liên quan đến việc tàn phá và bảo vệ rừng đang được dư luận quan tâm hiện nay, TS. Alan Phan đã nói về những vấn đề này.

 

PV: - Bài toán trồng cây công nghiệp ngắn ngày như cao su, cafe...nhân danh tạo ra công ăn việc làm cho người dân Tây Nguyên mà nhiều nhà khoa học cho rằng đó là tàn phá rừng, thiệt hại không chỉ môi trường sống của cư dân bản địa mà còn kéo theo nhiều hệ lụy khác nữa. Người Việt gọi là "bóc ngắn cắn dài", còn quan điểm của TS. về vấn đề này ra sao?
 
TS. Alan Phan: - Vấn đề phá rừng để trồng cây cao su, cây cà phê, hoặc làm cái này, cái kia vì mục đích kinh tế thì cũng có những lợi ích là tạo ra việc làm. Nhưng việc làm đó với số tiền đó có đáng để trả lại những cái lỗ cho các nguồn tài nguyên? Cho môi trường bị huỷ hoại?
 
Rừng mà bị huỷ hoại thì coi như là phổi của con người cũng tiêu. Vậy tất cả những chi phí y tế, chi phí tái lập lại môi trường... cùng với việc tàn phá văn hoá của người bản địa, của những người quen sống trong một môi trường hàng trăm năm nay, thì dù mình có thích hay không thích thì đó cũng là môi trường hài hoà với lối sống, với suy nghĩ của người dân. Giờ chúng ta san bằng đi để cho những người dân ở đây một cái chân làm cu li trong một cánh rừng cao su, trả cho họ 300 - 400 USD/ 1 tháng, thì cái giá đấy có đáng không?
 
Đương nhiên những người phá rừng, những người đi trồng cao su thì họ quá lời, họ sẽ kiếm bạc tỷ. Nhưng vấn đề chính là tại sao mình lại đi tàn phá cái tài nguyên của mình để làm cho vài người trở nên giàu có? Trong khi đó cả trăm ngàn người khác lại lâm vào cảnh khổ? Đó là một cái giá không đáng chút nào.
 
Cây[-]cao[-]su[-]của[-]HAGL[-]ở[-]Attapeu.[-](Ảnh:[-]Blog[-]Hiệu[-]Minh)
Cây cao su của HAGL ở Attapeu. (Ảnh: Blog Hiệu Minh)

 

PV: - Việc lách luật nhằm khai thác gỗ rừng có nhiều cách và nạn nhân của các "lâm tặc" thường xuất hiện ở các quốc gia nghèo đói hoặc đang khát vốn để phát triển. GW tiến hành điều tra riêng, cáo buộc trên trường quốc tế nhằm ngăn chặn lâm tặc quốc tế. Xét cho cùng thì hiệu quả vẫn không cao, không thể ngăn chặn được nạn phá rừng ồ ạt trong phạm vi từng quốc gia được. Là một chuyên gia kinh tế nhưng cũng là người rất quan tâm đến môi trường, TS có cao kiến gì để khắc chế quốc nạn phá rừng?

 

TS. Alan Phan:  Trên thế giới, có 2 vũ khí mạnh nhất để chống lâm tặc là sự tham gia của các tổ chức thiện nguyện phi chính phủ và sự tố cáo mạnh mẽ của mạng truyền thông khắp thế giới. Chúng ta đừng quá tin cậy vào các biện pháp hành chính. 
 
Tôi nghĩ, sự tham gia của các nhóm môi trường và sự lên tiếng mạnh mẽ của truyền thông để tăng cường độ của các lời cáo buộc sẽ có tác dụng đối với các hành vi tàn phá môi trường. Nó sẽ khiến các cổ đông, các công ty hay các quỹ đầu tư từ đó mà e ngại rút vốn ra khỏi các dự án cao su, cà phê để tránh tai tiếng. Sự thiếu hụt nguồn vốn sẽ dẫn đến nhiều sức ép và bản thân nhà đầu tư sẽ phải thận trong hơn trong các hoạt động của mình.
 
Ngoài ra, những công ty, doanh nghiệp bị tố cáo tàn phá rừng có thể còn bị sức ép về giá cả và sự bài trừ sản phẩm từ phía người dân. Những đối tác của họ cũng từ đó mà sẽ cân nhắc trong việc hợp tác, sử dụng sản phẩm và tìm kiếm một nguồn cung cấp khác. Đó là sự rủi ro lớn nhất về lâu dài đối với nhà đầu tư .
 
PV: - Ở đất nước mà nạn phong bì, tham nhũng đã thành lệ, chỉ đứng sau luật...thì việc các nhóm lợi ích liên kết lại dùng lệ để lách luật là vô cùng khó điều tra cáo buộc trước công luận. Vậy theo TS, chúng ta cần phải làm gì để ngăn chặn nạn phá rừng tàn phá môi trường sống?
 
TS. Alan Phan: - Đây là một vấn đề hết sức phức tạp vì nó liên quan đến việc tham nhũng, đến phong bì.
 
Muốn bảo vệ rừng thì không thể phụ thuộc vào những nhân viên kiểm lâm, vì họ ăn phong bì rất dễ, mà lợi nhuận từ gỗ rừng là rất cao. Cho nên vấn đề là phải làm sao để mở rộng ra, khi có ánh sáng, có sự minh bạch thì những con chuột, con gián sẽ bắt đầu chạy. Như Indonexia, Liberia, Myanmar... người ta bắt đầu bằng việc cho những nhóm thiện nguyện vào để quan sát, để theo dõi như các nhóm Global Witness hay các tổ chức phi chính phủ bảo vệ môi trường. 
 
Khi các nhóm vô vụ lợi vào cuộc, cộng với sự tự do ngôn luận sẽ là những rào cản hữu hiệu để những công ty, doanh nghiệp vì mục tiêu làm giàu mà tàn phá rừng sẽ phải có trách nhiệm với xã hội xung quanh hơn. Và sự ăn uống, sự chia chác phong bì, sự tàn phá rừng, đốn gỗ... sẽ bị quan sát và họ sẽ thấy sợ hơn.
 
PV: -Trên thực tế, VN cũng đã hoàn tất chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng nhưng Tây Nguyên vẫn bị hạn hán, lũ lụt nhiều hơn trước, Tây Bắc cũng trong tình trạng sa mạc hóa nhiều nơi, như vậy, người trồng dứt khoát không thể kịp cho kẻ phá. Theo TS, đã đến lúc cần 1 kế hoạch tổng thể cấp quốc gia để giữ gìn những vùng rừng ?
 
TS. Alan Phan:- Như tôi đã nói ở trên, sự vào cuộc của các nhóm thiện nguyện là cần thiết trong việc bảo vệ rừng. Họ là những tổ chức vô vụ lợi. Còn lòng tham của con người là vô hạn, nên chúng ta mới cần đến những công cụ như Global Witness, dựa trên những lý tưởng cao cả, những cảm xúc, nỗi đau của con người và thiên nhiên để đưa những vụ việc tàn phá rừng ra ánh sáng. 
 
Và thứ hai là chúng ta có thể kêu gọi thế giới giúp đỡ. Có rất nhiều tổ chức trên thế giới họ tài trợ vấn đề trồng rừng, bảo vệ rừng. Ví dụ như một số vùng ở Amazon cũng bị tàn phá rất nhiều. Họ đã bắt đầu kêu gọi thế giới thì một số tổ chức bên Mỹ của các tỷ phú muốn bảo vệ môi trường đã đứng ra giúp đỡ họ. Thay vì để những người dân huỷ hoại rừng, họ làm ra những chương trình, trả tiền cho những người nông dân để người dân ở đây không phá rừng. Vẫn là đất của họ, mỗi một năm họ sẽ nhận được một khoản tiền nhất định để bù đắp cho nguồn thu nhập của họ để họ không phá rừng. Còn nếu họ vi phạm thì họ sẽ không được  gì.
 
Đấy là sự giúp đỡ của thế giới và chúng ta cần phải nhờ đến họ. 
 
Xin chân thành cảm ơn TS!
(Theo ĐVO)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Phá rừng để đổi một chân cu li có đáng?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.

Tin Môi Trường
 Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero

Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero

(Tin Môi Trường) - 5ha khu vực cánh rừng Net Zero của Vinamilk phối hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã bước sang năm thứ 2 trong dự án kéo dài 6 năm (2023-2029). Nhiều hoạt động nghiên cứu, đồng hành, báo cáo đã được doanh nghiệp thực hiện, trong đó có các chuyến đi trực tiếp tham gia khoanh nuôi rừng của nhân viên diễn ra đều đặn hàng năm.

VACNE 30 năm
 Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng

Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng

(Tin Môi Trường) - UBND tỉnh Phú Thọ xử phạt Tổng Công ty giấy Việt Nam - Công ty TNHH 1,89 tỷ đồng do nhiều vi phạm trong xả nước thải, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI