Doanh nghiệp » Kinh doanh
Ồ ạt trồng thanh long, nông dân làm liều?!
(20:32:56 PM 07/06/2013)
Cơ sở cung cấp giống thanh long ruột đỏ của ông Lê Đắc Vinh ở xã Dương Thông Hội (huyện Châu Thành - Long An). |
“Đặt cược” vào cây thanh long
Những ngày này, nếu về huyện Châu Thành của tỉnh Long An hay huyện Chợ Gạo của tỉnh Tiền Giang, thì câu chuyện trồng thanh long sẽ được người dân quan tâm hàng đầu. Theo họ, cây thanh long hiện là cây “kinh tế mũi nhọn”, bởi có nhiều người thu lời hàng trăm triệu, thậm chí tiền tỷ nhờ trồng cây thanh long. Thấy vậy nên ai cũng hăm hở chuyển qua trồng thanh long, dù cây lúa, rau màu vẫn cho họ một nguồn thu nhập khá, ổn định hàng bao đời nay. Chỉ tính từ năm 2011 đến nay, người dân ở hai huyện này trồng mới hơn 2.700ha, vượt xa kế hoạch quy hoạch của hai huyện.
Như tại huyện Châu Thành, ông Trương Văn Biết, Chủ tịch UBND huyện, cho biết: “Năm 2010, toàn huyện chỉ có khoảng 1.000ha, dự kiến quy hoạch đến năm 2015 lên 1.500ha. Thế nhưng, hiện nay diện tích trồng thanh long đã lên trên 2.200ha”. Ở huyện Chợ Gạo của tỉnh Tiền Giang cũng thế. Năm 2010, toàn huyện chưa tới 2.000ha, nay vọt lên hơn 3.500ha (quy hoạch đến 2015 lên 4.500 - 5.000ha). Nếu chỉ tính diện tích trồng mới từ năm 2011 đến nay, số tiền người dân hai huyện bỏ ra trồng thanh long đã trên 810 tỷ đồng. Còn nếu tính luôn phần diện tích quy hoạch trồng mới của hai huyện, thì số tiền lên đến gần 1.600 tỷ đồng. Đây quả là số tiền rất lớn mà người dân ở hai huyện này “đặt cược” vào cây thanh long, dù về lâu dài họ chưa biết là có hiệu quả hay không.
Ở đây, cái đáng lo là có rất nhiều nông dân làm theo “phong trào”, thấy người khác trồng có lời là làm theo chứ nhiều người không biết gì về mặt kỹ thuật hay kinh nghiệm trồng thanh long. Dù vậy, họ vẫn cho rằng: “Có gì đâu mà lo, người ta trồng được thì mình trồng được!”. Ngay như ông Đ.V.N, một cán bộ của tỉnh Long An, cũng quyết chuyển hơn 1ha đất lúa của gia đình ở xã Phước Tân Hưng sang trồng thanh long, dù ông không biết gì về kỹ thuật trồng thanh long và cũng không chắc là trồng thanh long có lời hơn trồng lúa hay không. Bởi đơn giản, “thấy người ta trồng có lời quá nên mê làm theo, còn lời hay lỗ là tùy… hên xui! Hay bà H.T.Đ, ở xã Tân Thuận Bình của huyện Chợ Gạo, cũng quyết tâm bỏ nghề trồng nếp bè truyền thống để chuyển sang trồng thanh long.
Khoảng trống tiêu thụ sản phẩm
Theo ông Trương Văn Biết, nguyên nhân chính để người dân bỏ lúa, rau màu chuyển qua trồng thanh long là do một hai năm nay thanh long có giá, dân trồng lời nhiều nên ai cũng ham mà ùn ùn làm theo. Bên cạnh đó, nguồn điện cung cấp cho sản xuất (đốt đèn xông thanh long, xử lý cho ra trái) gần đây cũng được đảm bảo tốt nên tạo điều kiện thuận lợi cho người dân chuyển qua trồng thanh long nhiều hơn.
Quả thật, hai năm gần đây, giá thanh long rất cao nên người trồng thu lời rất lớn. Như thanh long ruột trắng giá trung bình từ 15.000 - 20.000 đồng/kg, thậm chí có lúc lên trên 30.000 đồng/kg. Còn thanh long ruột đỏ, giá từ 30.000 - 40.000 đồng/kg, có lúc lên 60.000 đồng/kg. Tính ra, nếu trồng thanh long ruột trắng, mỗi hécta lời khoảng 300 - 400 triệu đồng, còn thanh long ruột đỏ lời khoảng 700 - 800 triệu đồng, thậm chí có người lời hơn 1 tỷ đồng. Theo tính toán của người dân, nếu duy trì được mức giá như thế, họ chỉ cần sau 2 năm là có thể thu hồi vốn đầu tư và có lãi (thanh long trồng khoảng 15 - 17 tháng là cho trái, sang năm thứ 3 trở lên cho trái trung bình từ 10 - 20 tấn/ha).
Tuy nhiên, vấn đề đầu ra và giữ giá ổn định đang là chuyện lo lắng của các địa phương hiện nay. Ông Lê Minh Đức, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Long An, cho biết: Do lợi nhuận cao nên dân ùn ùn trồng thanh long, thậm chí có nơi không nằm trong vùng quy hoạch cũng trồng thanh long, nên sẽ gặp khó về nguồn điện sản xuất và nguồn nước tưới tiêu. Nhưng cái khó nhất trong thời gian tới là làm sao để đảm bảo đầu ra cho trái thanh long và giá cả hợp lý để người dân có lời.
Cái hạn chế hiện nay là thanh long Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc, nếu đầu ra này gặp trở ngại là người trồng sẽ gặp khó khăn. Cho nên, để trái thanh long có thể đứng vững ở thị trường trong nước và xuất khẩu, các ngành chức năng đã khuyến cáo người dân nên trồng thanh long trong vùng được quy hoạch. Mặt khác cũng hỗ trợ người dân về mặt khoa học kỹ thuật, để họ sản xuất thanh long theo hướng sạch nhằm vừa đảm bảo giảm giá thành, vừa tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, để có thể xâm nhập vào các thị trường mới, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… Đây là định hướng mà Long An và Tiền Giang đã bàn tính và quyết tâm thực hiện để giúp cho trái thanh long đứng vững trên thị trường, giúp người trồng thanh long có lời, an tâm sản xuất.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- 10 phát ngôn ấn tượng của bà Mai Kiều Liên, nữ doanh nhân được vinh danh trong Top Phụ nữ quyền lực nhất châu Á
- Hàng trăm tỷ đồng "bán không khí" còn mắc kẹt chưa thể giải ngân
- Chủ tịch Tập đoàn Lộc Trời: Hoãn công bố báo cáo tài chính vì gặp sự kiện bất khả kháng
- Đại hội Hội Marketing Việt Nam lần thứ 5, nhiệm kỳ 2024 - 2029 thành công tốt đẹp
- Bộ Tài nguyên và Môi trường nêu yêu cầu với khai thác nước sạch sông Đuống
- Nhà máy xử lý rác của Bảo Lộc sẽ dừng hoạt động
- Vinamilk góp mặt trong danh sách lần đầu công bố của Fortune cho khu vực Đông Nam Á
- Không đủ cơ sở cấp phép môi trường dự án truyền tải điện Quy Nhơn - Tuy Hòa
- Cấp phép môi trường cho nhà máy sản xuất thuốc nổ ở Quảng Ninh
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.
Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero
(Tin Môi Trường) - 5ha khu vực cánh rừng Net Zero của Vinamilk phối hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã bước sang năm thứ 2 trong dự án kéo dài 6 năm (2023-2029). Nhiều hoạt động nghiên cứu, đồng hành, báo cáo đã được doanh nghiệp thực hiện, trong đó có các chuyến đi trực tiếp tham gia khoanh nuôi rừng của nhân viên diễn ra đều đặn hàng năm.
Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng
(Tin Môi Trường) - UBND tỉnh Phú Thọ xử phạt Tổng Công ty giấy Việt Nam - Công ty TNHH 1,89 tỷ đồng do nhiều vi phạm trong xả nước thải, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật.