Doanh nghiệp » Kinh doanh
Nuôi ốc len dưới tán rừng phòng hộ mang hiệu quả gấp đôi
(11:42:01 AM 24/10/2014)Nuôi ốc len dưới tán rừng phòng hộ mang hiệu quả gấp đôi -Ảnh minh hoạ: TL
Ông Nguyễn Văn Công ở thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân được nhà nước giao khoán 3ha đất rừng phòng hộ biển Tây để thực hiện mô hình nuôi ốc len sinh thái dưới tán rừng. Địa phương đã tạo điều kiện cho ông vay vốn ngân hàng để đầu tư mua 4,8 tấn ốc giống và lưới mành bao quanh khu vực nuôi ốc len. Thông thường mỗi năm có thể nuôi 2 vụ ốc len, nhưng do phụ thuộc vào con giống nên ông Công chỉ nuôi một vụ ốc kéo dài từ 5-6 tháng mới thu hoạch ốc thương phẩm. Hiện tại, giá ốc thương phẩm dao động từ 45.000-50.000đồng/kg. Gia đình ông vừa thu thu hoạch xong vụ ốc len, trừ các khoản chi phí đầu tư, gia đình ông thu lãi hơn 120 triệu đồng.
Ông Công chia sẻ, nuôi ốc len không tốn kém tiền mua thức ăn, vì ốc sinh trưởng dựa vào thiên thiên. Điều thú vị là khi thủy triểu dâng cao, ốc len bò lên thân cây, lá cây rừng để trú ngụ. Còn khi thủy triều xuống là thời điểm ốc len di chuyển từ trên cây xuống bãi sình lầy tìm kiếm thức ăn. Muốn ốc len tăng trưởng nhanh về trọng lượng thì người nuôi phải am hiểu một số kỹ thuật cần thiết. Điều quan trọng, không nên thả nuôi ốc với mật độ dày đặc sẽ làm cho ốc chậm lớn, thịt ăn không ngon, giá ốc cũng giảm theo. Nuôi ốc len sinh thái ít tốn công chăm sóc, mà chủ yếu đầu tư vốn mua con giống. Người dân có thể mua con giống tại tỉnh, không cần phải tìm mua ở xa.
Hộ ông Trương Văn Hồng cùng ở thị trấn Cái Đôi Vàm đầu tư vốn nuôi 3,3 tấn ốc giống trên diện tích rừng thuê khoán là 3ha. Sau vụ nuôi ốc len đầu tiên, gia đình ông thu được lãi gần 80 triệu đồng. Ông Hồng cho biết: tùy thuộc vào việc thả số lượng con giống nhiều hay ít mà mỗi hộ dân sẽ có nguồn thu nhập khác nhau, có hộ thu nhập từ 100 - 200 triệu đồng/vụ nuôi. Ngoài ra, các hộ dân cũng có thêm nguồn thu nhập từ việc khai thác ba khía dưới tán rừng.
Sau một năm thuê khoán đất rừng phòng hộ nuôi ốc len, cuộc sống gia đình ông Mai Văn Thương ở thị trấn Cái Đôi Vàm đã vươn lên khấm khá. Với diện tích rừng phòng hộ thuê khoán 3ha, ông Thương thả 2,8 tấn ốc giống mật độ thưa. Thu hoạch vụ nuôi ốc len vừa rồi, gia đình ông có thu nhập hơn 60 triệu đồng. Ông Thương bộc bạch: chủ trương của tỉnh giao khoán đất rừng cho dân nghèo là rất hợp lòng dân, tạo cơ hội cho người dân ở khu vực rừng phòng hộ có được việc làm phù hợp, tăng thu nhập đáng kể cho gia đình.
Từ khi tỉnh Cà Mau thực hiện thí điểm phương án thuê khoán đất rừng phòng hộ nuôi ốc len kết hợp với giữ rừng, nhiều hộ dân thuộc diện tái định cư ở khu vực rừng phòng hộ biển Tây và khu vực rừng phòng hộ Sào Lưới được chính quyền địa phương tạo công ăn việc làm, từng bước ổn định cuộc sống. Giờ đây, các hộ dân này đã trở thành những thành viên đắc lực trong việc tham gia bảo vệ rừng. Cán bộ kiểm lâm bớt đi phần nào lo toan vất vả do ngày đêm phải túc trực canh ‘’lâm tặc’’ và người dân nghèo lén lút vào rừng khai thác gỗ.
Ông Võ Trường Giang, Phó chủ tịch UBND huyện Phú Tân khẳng định: Qua tổng kết cho thấy, mô hình nuôi ốc len sinh thái dưới tán rừng phòng hộ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đây là mô hình kép: vừa giải quyết công ăn việc làm, ổn định cuộc sống cho các hộ dân nghèo ở khu vực tái định cư, vừa góp phần quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện Phú Tân. Năm 2014-2015, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau đã cho phép huyện tiếp tục duy trì, nhân rộng mô hình này, với diện tích rừng phòng hộ cho dân thuê khoán lên đến hơn 200ha. Ông Giang cho biết: Huyện sẽ chỉ đạo các đơn vị quản lý rừng tổ chức chọn lựa đối tượng để ký hợp đồng thỏa thuận cho thuê khoán rừng nuôi ốc len, mỗi hộ chỉ được thuê không quá 3ha để quản lý chặt chẽ. Mô hình nuôi ốc len dưới tán rừng phòng hộ ở Cà Mau cũng được nhiều nhà nghiên cứu, nhà khoa học trong nước quan tâm.
Theo bà Hoàng Thị Hạnh, Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên Lâm nghiệp Tây Nam Bộ: Mặc dù lợi nhuận từ nuôi ốc len thấp hơn so với nuôi tôm sú nhưng quan trọng là phù hợp với hệ sinh thái rừng ngập mặn và không gây ô nhiễm môi trường. Nuôi ốc len sẽ góp phần giảm nghèo và đa dạng hóa đối tượng nuôi ở khu vực rừng ngập mặn đúng vào mục đích bảo tồn sinh quyển và phòng hộ. Tỉnh Cà Mau hiện có diện tích rừng phòng hộ rất lớn, trong khi đời sống nhiều hộ dân ở khu vực rừng đặc dụng và rừng phòng hộ vẫn còn gặp khó khăn, đặc biệt là người nghèo là đối tượng trực tiếp khai thác nguồn lợi thủy sản từ khu vực giới hạn hoạt động theo chiều tiêu cực lên hệ sinh thái rừng ngập mặn. Nếu như như địa phương nhân rộng mô hình nuôi này ra diện rộng thì sẽ giúp người dân ở vùng sâu, vùng xa nhanh chóng cải thiện kinh tế hộ gia đình gắn với công tác bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng ngập mặn ở vùng đất Mũi Cà Mau.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- 10 phát ngôn ấn tượng của bà Mai Kiều Liên, nữ doanh nhân được vinh danh trong Top Phụ nữ quyền lực nhất châu Á
- Hàng trăm tỷ đồng "bán không khí" còn mắc kẹt chưa thể giải ngân
- Chủ tịch Tập đoàn Lộc Trời: Hoãn công bố báo cáo tài chính vì gặp sự kiện bất khả kháng
- Đại hội Hội Marketing Việt Nam lần thứ 5, nhiệm kỳ 2024 - 2029 thành công tốt đẹp
- Bộ Tài nguyên và Môi trường nêu yêu cầu với khai thác nước sạch sông Đuống
- Nhà máy xử lý rác của Bảo Lộc sẽ dừng hoạt động
- Vinamilk góp mặt trong danh sách lần đầu công bố của Fortune cho khu vực Đông Nam Á
- Không đủ cơ sở cấp phép môi trường dự án truyền tải điện Quy Nhơn - Tuy Hòa
- Cấp phép môi trường cho nhà máy sản xuất thuốc nổ ở Quảng Ninh
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.
Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero
(Tin Môi Trường) - 5ha khu vực cánh rừng Net Zero của Vinamilk phối hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã bước sang năm thứ 2 trong dự án kéo dài 6 năm (2023-2029). Nhiều hoạt động nghiên cứu, đồng hành, báo cáo đã được doanh nghiệp thực hiện, trong đó có các chuyến đi trực tiếp tham gia khoanh nuôi rừng của nhân viên diễn ra đều đặn hàng năm.
Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng
(Tin Môi Trường) - UBND tỉnh Phú Thọ xử phạt Tổng Công ty giấy Việt Nam - Công ty TNHH 1,89 tỷ đồng do nhiều vi phạm trong xả nước thải, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật.